Danh mục

VAI TRÒ CỦA ÂM TRUYỀN ỐC TAI KÍCH GỢI THOÁNG QUA

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 161.43 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu: tính tỉ lệ nghe kém ở nhóm trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bằng TOAEs theo qui trình của nghiên cứu. Phương pháp: nghiên cứu thuộc loại mô tả cắt ngang được thực hiện tại khoa sơ sinh bệnh viện nhi đồng 1 thành phố Hồ chí Minh trong khoảng thời gian 6 tháng (từ tháng 7 năm 2005 đến tháng 1 năm 2006). Các nhóm trẻ sơ sinh có 1 trong những yếu tố nguy cơ sau sẽ được nhận vào nghiên cứu: trẻ nhẹ cân lúc sinh (nhỏ hơn 1500g), trẻ có dị tật...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VAI TRÒ CỦA ÂM TRUYỀN ỐC TAI KÍCH GỢI THOÁNG QUA VAI TRÒ CỦA ÂM TRUYỀN ỐC TAI KÍCH GỢI THOÁNG QUA TÓM TẮT Mục tiêu: tính tỉ lệ nghe kém ở nhóm trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bằng TOAEs theo qui trình của nghiên cứu. Phương pháp: nghiên cứu thuộc loại mô tả cắt ngang được thực hiện tại khoa sơ sinh bệnh viện nhi đồng 1 thành phố Hồ chí Minh trong khoảng thời gian 6 tháng (từ tháng 7 năm 2005 đến tháng 1 năm 2006). Các nhóm trẻ s ơ sinh có 1 trong những yếu tố nguy cơ sau sẽ được nhận vào nghiên cứu: trẻ nhẹ cân lúc sinh (nhỏ hơn 1500g), trẻ có dị tật bẩm sinh, trẻ có tiền căn sanh ngạt (hay chỉ số Apga thấp), vàng da hay tăng bilirubin trong máu, trẻ sinh non (dưới 32 tuần) và nhóm trẻ được chuyển đến từ đơn vị chăm sóc tăng cường sơ sinh. TOAEs được thực hiện 2 lần cách nhau 01 tháng, nếu kết quả dương tính, thử nghiệm tiếp theo được thực hiện là đo điện thính giác thân não tự động để loại trừ những trường hợp điếc sâu và sau đó đo điện thính giác để lượng giá ngưỡng nghe. Kết quả: có 632 trường hợp được thu nhận trong nghiên cứu. Giá trị dương tính giả của TOAEs trong khoảng từ 3,2 đến 3,3%. tỉ lệ nghe kém trong nhóm trẻ sơ sinh nguy cơ cao là 22,36% ở nhóm trẻ có tật bẩm sinh, 13,7% ở nhóm viêm màng não, 11,13% ở nhóm sanh ngạt, 8,3% ở nhóm sinh non, 8,3% ở nhóm nhẹ cân và 3,1% ở nhóm tăng bilirubin trong máu. Kết luận: kết quả dương tính của TOAEs có giá trị cao trong chẩn đóan nghe kém ở nhóm trẻ sơ sinh có nguy cơ cao. Tỉ lệ nghe kém đặc biệt cao trong nhóm trẻ có tật bẩm sinh và sanh ngạt. SUMMARY Objective: to evaluate incidence of hearing loss in high risk newborn by transients otoacoustic emissions (TOAEs) in diagnostic process of research. Method: cross – sectional study in consecutive newborns at Children’s hospital no1, HoChiMinh city, Viet nam, in 6 months (from july 2005 to january 2006). The newborn have one or more high risks such as low birthweight (below 1500g), malformations, low apgar score, hyperbilirubinaemia, bacterial meningitis, less gestation (below 32 weeks) and come from Neonatal Intensive Care Unite. Two negative TOAEs measurements between 1 month were followed by Automate Auditory Branstem Response to eliminate profound hearing loss and Auditory Brainstem Response to evaluate hearing threshold. Results: there was 632 cases received, false positive of TOAEs was 3.2% - 3.3%. hearing loss incidences were 22.36%, 13.7%, 11.13%, 8.52%, 8.3%, 3.1% in malformations, meningitis, low apgar score, less gestation, low birthweight and hyperbilirubinaemia. Đặt vấn đề Những thống kê trên thế giới cho thấy tỉ lệ điếc ở trẻ em dao động trong khoảng từ 1,5 đến 6 phần nghìn trẻ sinh sống1,24,7,8). Nhưng đây cũng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm, vì những số liệu trên thường thống kê từ những chương trình tầm sóat điếc ở trẻ sơ sinh, hoặc số liệu những trẻ điếc nặng và điếc sâu. Trong khi đó những trẻ có vấn đề nghe kém nhẹ và trung bình thường bị bỏ qua(5,6109). Chính sự chẩn đoán muộn và những trường hợp bị bỏ sót này sẽ dẫn đến những hậu quả nặng nề trong tương lai của trẻ vì ngòai nghe kém bẩm sinh trẻ còn bị chậm phát triển tâm thần, làm cho mức độ tàn tật càng trầm trọng hơn. Những thử nghiệm để phát hiện nghe kém ở trẻ em nhất là trẻ sơ sinh là những thử nghiệm đặc biệt mang tính khách quan vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không chủ động hợp tác được. Trong năm 2004 vừa qua, được sự hỗ trợ của tổ chức Danida - Đan Mạch và chính phủ Nhật Bản, khoa TMH Bệnh viện Nhi đồng 1 được trang bi tương đối đầy đủ các phương tiện tầm sóat và xác định mức độ nghe kém từ trẻ sơ sinh đến trẻ lớn đó là các phương tiện khảo sát sức nghe khách quan. Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu 1. Khảo sát sự tương quan giữa các yếu tố nguy cơ và kết quả âm truyền ốc tai kích gợi thoáng qua ở nhóm trẻ sơ sinh nguy cơ cao. 2. Xác định tỉ lệ nghe kém ở nhóm trẻ sơ sinh có nguy cơ cao có ki ểm chứng bằng ABR. 3. Đề xuất qui trình khảo sát nghe kém ở trẻ sơ sinh có nguy cơ cao trong bệnh viện. Đối tượng - phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu mô tả tiền cứu loạt ca. Quần thể nghiên cứu Số trẻ sơ sinh trong nhóm bệnh lý nguy cơ nhập khoa sơ sinh Bệnh viện Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh trong 06 tháng, từ tháng 9 năm 2005 đến tháng 2 năm 2006. Nghiên cứu chỉ tập trung vào một số yếu tố có tính giá trị cao và số liệu thu thập được tương đối chính xác: – Tiền căn sinh non dưới 32 tuần. – Trẻ có những bất thường vùng đầu cổ: tai nhỏ, dò tai cổ. – Cân nặng lúc sinh < 1 500gram – Có tiền căn sinh ngạt Apgar 0-3 trong 1’, 0-6 trong 5’ – Tăng bilirubin máu gây vàng da bệnh lý. – Trẻ có nhập NICU trong 48 giờ với chế độ chăm sóc hộ lý cấp 1 (chăm sóc đặc biệt) ...

Tài liệu được xem nhiều: