Danh mục

Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 283.14 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) nước ta qui định rõ “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Bầu cử không những là phương thức nhân dân lựa chọn và ủy thác quyền...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân Điều 2 Hiến pháp 1992 (sửa đổi năm 2001) nước ta qui định rõ “Nhà nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giaicấp nông dân và đội ngũ trí thức”. Bầu cử không những là phương thức nhândân lựa chọn và ủy thác quyền lực cho các thiết chế đại diện, thể hiện rõ nétnhất Nhà nước“của nhân dân”, nó còn có ý nghĩa quan trọng quyết địnhphương thức hoạt động “do nhân dân” để hướng tới mục đích “vì nhân dân”của Nhà nước. Bài viết bàn về vai trò của bầu cử trong việc xây dựng Nhànước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. 1. Bầu cử có vai trò hợp pháp hóa chính quyền - nền tảng của mọi nhànước pháp quyền 1.1. Luật pháp quốc tế về hợp pháp hóa (legitimacy) chính quyền Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 của Liên hiệp quốc đãkhẳng định “Nền tảng uy quyền của các quyền lực công cộng là ý chí của nhândân; ý chí này phải được thể hiện qua các cuộc bầu cử thường kỳ và chân thực,được tổ chức theo nguyên tắc bình đẳng, phổ thông đầu phiếu và bỏ phiếu kínhoặc bằng những tiến trình bầu cử tự do tương đương” (Điều 21)1. Công ước quốctế về các quyền dân sự và chính trị trịnh trọng tuyên bố “Mọi công dân, không cóbất kỳ sự phân biệt nào… và không có sự hạn chế bất hợp lý nào, đều có quyền vàcơ hội để: a) tham gia vào việc điều hành các công việc nhà nước một cách trựctiếp hoặc thông qua những người đại diện được họ tự do lựa chọn; b) bầu cử vàứng cử trong các cuộc bầu cử định kỳ chân thực, bằng phổ thông đầu phiếu, b ìnhđẳng và bỏ phiếu kín nhằm đảm bảo cho cử tri tự do bày tỏ ý nguyện của mình…”(Điều 25)2. Bằng bầu cử, nhân dân lựa chọn, thành lập ra cơ quan đại diện và ủythác quyền lực cho họ. Họ thay mặt nhân dân, thực hiện quyền lực trong bộ máynhà nước, và như vậy mới là quyền lực hợp pháp. Như vậy, ý chí của nhân dân là nền tảng của quyền lực nhà nước. Thông quabầu cử, nhân dân chọn lựa cho mình người đại diện và ủy thác quyền lực cho họ.Nói cách khác, cơ quan đại diện nhận quyền lực từ nhân dân và thay mặt nhân dânđể thực hiện quyền lực (chủ quyền nhân dân) trong bộ máy nh à nước. Chính vì lẽđó, chính quyền được thành lập thông qua các cuộc bầu cử hợp pháp được cộngđồng quốc tế công nhận. Hội nghị an ninh và hiệp tác châu Âu (Organization for Security and Co-operation in Europe - CSCE) khẳng định “ý chí của nhân dân thông qua bầu cửđịnh kỳ và chân thực là nền tảng cho thẩm quyền và tính hợp pháp của quyền lựcnhà nước”3. Lịch sử phát triển của nhà nước trên thế giới đã trải qua nhiều cách thức tổ chứcchính quyền mà không qua bầu cử. Dân chủ xét dưới góc độ tổ chức bộ máy nhànước có nghĩa là nhân dân chính là chủ thể của quá trình tổ chức. Do vậy, cácphương thức tổ chức không thể hiện bản chất đó như truyền ngôi thế tập, dùng bạolực… có xu thế chuyển sang bầu cử. Trong thế giới hiện đại, chính quyền th ànhlập không qua bầu cử - như bằng đảo chính quân sự - dù nhằm mục đích gì (kể cảđược coi là chính đáng, như chính quyền cũ quá thối nát), thường không được cácquốc gia, các tổ chức quốc tế công nhận, hoặc nếu có thì sự thừa nhận cũng hếtsức dè dặt. Ngược lại, một chính quyền do người dân thành lập thông qua bầu cửtheo những nguyên tắc tiến bộ: tự do, công bằng và trung thực, thì về nguyên tắc,chính quyền đó được coi là hợp pháp và được sự thừa nhận của cộng đồng quốc tế. Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định rằng, trong một hệ thống chính trị dânchủ, không gì có thể thay thế được những cuộc bầu cử đại chúng có vai trò hợppháp hóa quyền uy của người đại diện. Chức năng thiết yếu của các cuộc bầu cử làhợp pháp hóa uy quyền công cộng và cung cấp những đại biểu dân cử với một sựuỷ nhiệm quyền lực đặc biệt4. Chế độ bầu cử được coi là “phương thức chínhthống thay đổi quyền lực nhà nước”5. J.Locke cho rằng, chính quyền được tạodựng trên cơ sở sự bằng lòng của dân chúng; hành động của chính quyền khôngđược sự đồng lòng của dân chúng là không có giá trị hay không được uỷ quyền. Sự hậu thuẫn của cử tri càng lớn, việc thực hiện quyền lực của cơ quan dân cửsẽ càng thuận lợi6. Cuộc bầu cử càng đảm bảo chế độ phổ thông đầu phiếu, cử tritham gia bầu cử càng đông, ứng cử viên hoặc đảng phái chính trị trúng cử đạt độtín nhiệm càng cao, càng đảm bảo tính chính đáng. Cũng thật dễ hiểu, những cơquan, những chức danh do nhân dân trực tiếp bầu ra, bao giờ tính “chính danh”cũng cao hơn, vì sự tấn phong của nhân dân tạo vị thế vững chắc cho họ: họ l àngười đại diện cho nhân dân, nhận được quyền lực trực tiếp từ chính nhân dân. Vềnguyên tắc, những cơ quan do nhân dân bầu ra, thì phải do nhân dân phế truất(trong trường hợp cần xử lý kịp thời, thủ tục thực hiện cần chặt chẽ và thuờng kếthợp những hình thức nhất định để đảm bảo ý chí của nhân dân). Và cũng vậy, cáccơ quan được thành lập từ cơ quan đại diện thường được gọi là những cơ quanphái sinh từ nhân dân. Mặt khác, cũng cần thấy rằng, không phải tất cả các cuộc bầu cử đều tạo tínhhợp pháp, tính chính đáng cho quyền lực nhà nước. Nếu như các cuộc bầu cửkhông phản ánh ý chí của nhân dân thì bầu cử chỉ là “vỏ bọc”, được mượn để hợpthức hóa chính quyền. Không phải ngẫu nhiên, cộng đồng tiến bộ quốc tế, để thúcđẩy quá trình dân chủ hóa, thúc đẩy việc tôn trọng thực thi và bảo vệ quyền conngười, bằng nhiều biện pháp đã khuyến khích các nước mở rộng bầu cử tự do,công bằng, cạnh tranh, vì suy cho cùng, đó là cách thức tốt nhất để các cuộc bầucử phản ánh đúng đắn nhất, trung thực nhất ý chí của nhân dâ n. Vì sự chặt chẽ,tính thống nhất và sự ràng buộc của pháp luật quốc tế đối với các quốc gia còn ởmức độ nhất định, trong khi đó, các cuộc bầu cử ở mỗi n ước là do pháp luật củanước đó quy định; do vậy, không đơn giản để ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: