Vai trò thúc đẩy dân chủ của Tòa án hiến pháp Hàn Quốc
Số trang: 11
Loại file: pdf
Dung lượng: 215.49 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Tòa án Hiến pháp đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy và củng cố nền dân chủ thông qua các phán quyết của mình, mà rõ nét nhất là trong các bản án liên quan đến ba lĩnh vực: Bảo vệ các quyền tự do cá nhân, bảo đảm các nguyên tắc bầu cử dân chủ và bảo đảm nguyên tắc phân chia quyền lực.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò thúc đẩy dân chủ của Tòa án hiến pháp Hàn QuốcTạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 3 (2013) 62-72Vai trò thúc đẩy dân chủ của Tòa án hiến pháp Hàn QuốcLã Khánh Tùng*Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NamNhận ngày 03 tháng 6 năm 2013Chỉnh sửa ngày 30 tháng 6 năm 2013; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 8 năm 2013Tóm tắt: Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc, cùng với bản Hiến pháp sửa đổi năm 1987, ra đời như mộtkết quả của phong trào vận động dân chủ diễn ra trong suốt thập niên 80 của thế kỷ XX. Đến lượtnó, Tòa án Hiến pháp đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy và củng cố nền dân chủ thôngqua các phán quyết của mình, mà rõ nét nhất là trong các bản án liên quan đến ba lĩnh vực: bảo vệcác quyền tự do cá nhân, bảo đảm các nguyên tắc bầu cử dân chủ và bảo đảm nguyên tắc phân chiaquyền lực.Phong trào vận động dân chủ của các lựclượng tiến bộ diễn ra sôi động trong suốt thậpniên 80 của thế kỷ trước, mà đỉnh cao là phongtrào dân chủ tháng Sáu (tháng 6 năm 1987), đãdẫn đến sự chuyển đổi dân chủ tại Hàn Quốc vàthành lập nên Đệ lục Cộng hòa. Hiến pháp 1948được sửa đổi lần thứ 9, mà gần như được viếtlại hoàn toàn, xác lập mô hình bán tổng thốngvà thành lập ra Tòa án Hiến pháp (TAHP).*Từkhi bắt đầu hoạt động (tháng 9/1988) đến nay,qua bốn khóa nhiệm kỳ (6 năm/1 nhiệm kỳ),TAHP ngày càng khẳng định vai trò thiết yếunhư một người bảo vệ Hiến pháp. Tòa án,thông qua các phán quyết của mình, đặc biệt làliên quan đến việc bảo vệ quyền tiếp cận thôngtin, tự do xuất bản, tự do ngôn luận, hội họp,quyền bầu cử, cũng như liên quan đến các thểchế, nguyên tắc dân chủ, bảo đảm trách nhiệmgiải trình của cơ quan công quyền, đã có vai tròtrực tiếp thúc đẩy tự do và củng cố nền dân chủ.Mặc dù, giống như nhiều tòa án khác, TAHPvẫn thường thể hiện sự quan tâm đến yếu tố duytrì ổn định trật tự pháp lý.Bài viết này bắt đầu bằng việc khái quát vềbối cảnh ra đời và một số đặc điểm nổi bật củaTAHP. Sau đó, tác giả phân tích vai trò củaTAHP trong thúc đẩy dân chủ, thể hiện tậptrung ở ba lĩnh vực: 1) bảo vệ các quyền tự docá nhân; 2) bảo đảm các nguyên tắc bầu cử dânchủ; và 3) bảo đảm nguyên tắc phân quyền,cũng như bảo vệ thiểu số trong Quốc hội. Cuốicùng, tác giả đi đến một số kết luận sơ bộ.1. Sự ra đời và đặc điểm của Tòa án HiếnphápLịch sử Hàn Quốc từ sau cuộc chiến tranhvới miền Bắc (1950 -1953) được đánh dấu bằnghai phong trào dân chủ - diễn ra lần lượt vàonăm 1960 và năm 1987 - đối đầu với các chế độ_______*ĐT: 84 - 916048478Email: lakhanhtung@gmail.com62L.K. Tùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 3 (2013) 62-72chuyên chế, quân phiệt. Phong trào dân chủnăm 1960 không đạt được thành quả nào đángkể, chế độ mới thiết lập lại bị lật đổ ngay sauđó. Phải đến 27 năm sau, với sự vận động củacác mạng lưới sinh viên, trí thức, công đoàn,giáo hội…, cộng với điều kiện thuận lợi làthành quả của những phát triển kinh tế thần kỳ,phong trào dân chủ tháng Sáu vào năm 1987 đãdẫn đến việc rút lui của chế độ quân phiệt.Trong suốt những thập niên dài tranh đấu đó,sửa đổi hiến pháp để bảo đảm các quyền dânchủ, bảo đảm quyền của người dân trực tiếp bầungười đứng đầu hành pháp luôn là những yêusách trọng tâm của những người vận động dânchủ. Việc sửa đổi Hiến pháp vào năm 1987, màgần như là viết lại hoàn toàn, chính là thành quảcủa những nỗ lực đó. Bên cạnh việc xác lập môhình chính thể bán tổng thống, với tổng thốngtrực tiếp do dân bầu, bổ sung nổi bật của Hiếnpháp là có thêm TAHP, một cơ quan kiểm hiếnđộc lập với cả lập pháp, hành pháp và tư pháp.Cho dù các bản hiến pháp trước đây có quyđịnh một số hình thức giám sát hiến pháp nhấtđịnh (Ủy ban Hiến pháp, Tòa án Tối cao…),nhưng thực tế các cơ quan này không thể thựcthi quyền độc lập dưới các chế độ quân phiệt,độc đoán. Chỉ từ Hiến pháp 1987, TAHP,phỏng theo mô hình của Đức, mới có môitrường và các yếu tố thể chế để bảo đảm cho sựđộc lập khi phán quyết về tính hợp hiến tronghoạt động của các cơ quan lập pháp và hànhpháp. Việc ra đời của Tòa án này thực sự là mộtmốc son trong tiến trình dân chủ hóa và thúcđẩy pháp quyền của quốc gia. Sự lựa chọn môhình tài phán hiến pháp tập trung của Hàn Quốcđã được kết luận là thành công nếu so với cácmô hình bảo hiến nói chung, mô hình tòa ánhiến pháp nói riêng, của các quốc gia kháctrong khu vực châu Á. Indonesia, Thái Lan vàMiến Điện, cũng đều có TAHP với thẩm quyềntương đối khác nhau, nhưng một số luật gia từ63các quốc gia này đã có những nghiên cứu tìmhiểu kinh nghiệm về sự thành công củaTAHP Hàn Quốc với hi vọng có thể tiếp thu,cải thiện thể chế của mình [1].Khi được mới được thành lập, từ những bàihọc lịch sử dưới các chế độ độc đoán, nhiềungười không tin rằng TAHP Hàn Quốc sẽ cóvai trò gì đáng kể trong thực tiễn. Đồng thời,việc Luật Tòa án Hiến pháp được thông quamột cách vội vàng, thiếu sự thảo luận đầy đủkhiến cho có nhiều hạn chế trong các quy địnhv ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vai trò thúc đẩy dân chủ của Tòa án hiến pháp Hàn QuốcTạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 3 (2013) 62-72Vai trò thúc đẩy dân chủ của Tòa án hiến pháp Hàn QuốcLã Khánh Tùng*Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt NamNhận ngày 03 tháng 6 năm 2013Chỉnh sửa ngày 30 tháng 6 năm 2013; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 8 năm 2013Tóm tắt: Tòa án Hiến pháp Hàn Quốc, cùng với bản Hiến pháp sửa đổi năm 1987, ra đời như mộtkết quả của phong trào vận động dân chủ diễn ra trong suốt thập niên 80 của thế kỷ XX. Đến lượtnó, Tòa án Hiến pháp đã đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy và củng cố nền dân chủ thôngqua các phán quyết của mình, mà rõ nét nhất là trong các bản án liên quan đến ba lĩnh vực: bảo vệcác quyền tự do cá nhân, bảo đảm các nguyên tắc bầu cử dân chủ và bảo đảm nguyên tắc phân chiaquyền lực.Phong trào vận động dân chủ của các lựclượng tiến bộ diễn ra sôi động trong suốt thậpniên 80 của thế kỷ trước, mà đỉnh cao là phongtrào dân chủ tháng Sáu (tháng 6 năm 1987), đãdẫn đến sự chuyển đổi dân chủ tại Hàn Quốc vàthành lập nên Đệ lục Cộng hòa. Hiến pháp 1948được sửa đổi lần thứ 9, mà gần như được viếtlại hoàn toàn, xác lập mô hình bán tổng thốngvà thành lập ra Tòa án Hiến pháp (TAHP).*Từkhi bắt đầu hoạt động (tháng 9/1988) đến nay,qua bốn khóa nhiệm kỳ (6 năm/1 nhiệm kỳ),TAHP ngày càng khẳng định vai trò thiết yếunhư một người bảo vệ Hiến pháp. Tòa án,thông qua các phán quyết của mình, đặc biệt làliên quan đến việc bảo vệ quyền tiếp cận thôngtin, tự do xuất bản, tự do ngôn luận, hội họp,quyền bầu cử, cũng như liên quan đến các thểchế, nguyên tắc dân chủ, bảo đảm trách nhiệmgiải trình của cơ quan công quyền, đã có vai tròtrực tiếp thúc đẩy tự do và củng cố nền dân chủ.Mặc dù, giống như nhiều tòa án khác, TAHPvẫn thường thể hiện sự quan tâm đến yếu tố duytrì ổn định trật tự pháp lý.Bài viết này bắt đầu bằng việc khái quát vềbối cảnh ra đời và một số đặc điểm nổi bật củaTAHP. Sau đó, tác giả phân tích vai trò củaTAHP trong thúc đẩy dân chủ, thể hiện tậptrung ở ba lĩnh vực: 1) bảo vệ các quyền tự docá nhân; 2) bảo đảm các nguyên tắc bầu cử dânchủ; và 3) bảo đảm nguyên tắc phân quyền,cũng như bảo vệ thiểu số trong Quốc hội. Cuốicùng, tác giả đi đến một số kết luận sơ bộ.1. Sự ra đời và đặc điểm của Tòa án HiếnphápLịch sử Hàn Quốc từ sau cuộc chiến tranhvới miền Bắc (1950 -1953) được đánh dấu bằnghai phong trào dân chủ - diễn ra lần lượt vàonăm 1960 và năm 1987 - đối đầu với các chế độ_______*ĐT: 84 - 916048478Email: lakhanhtung@gmail.com62L.K. Tùng / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 3 (2013) 62-72chuyên chế, quân phiệt. Phong trào dân chủnăm 1960 không đạt được thành quả nào đángkể, chế độ mới thiết lập lại bị lật đổ ngay sauđó. Phải đến 27 năm sau, với sự vận động củacác mạng lưới sinh viên, trí thức, công đoàn,giáo hội…, cộng với điều kiện thuận lợi làthành quả của những phát triển kinh tế thần kỳ,phong trào dân chủ tháng Sáu vào năm 1987 đãdẫn đến việc rút lui của chế độ quân phiệt.Trong suốt những thập niên dài tranh đấu đó,sửa đổi hiến pháp để bảo đảm các quyền dânchủ, bảo đảm quyền của người dân trực tiếp bầungười đứng đầu hành pháp luôn là những yêusách trọng tâm của những người vận động dânchủ. Việc sửa đổi Hiến pháp vào năm 1987, màgần như là viết lại hoàn toàn, chính là thành quảcủa những nỗ lực đó. Bên cạnh việc xác lập môhình chính thể bán tổng thống, với tổng thốngtrực tiếp do dân bầu, bổ sung nổi bật của Hiếnpháp là có thêm TAHP, một cơ quan kiểm hiếnđộc lập với cả lập pháp, hành pháp và tư pháp.Cho dù các bản hiến pháp trước đây có quyđịnh một số hình thức giám sát hiến pháp nhấtđịnh (Ủy ban Hiến pháp, Tòa án Tối cao…),nhưng thực tế các cơ quan này không thể thựcthi quyền độc lập dưới các chế độ quân phiệt,độc đoán. Chỉ từ Hiến pháp 1987, TAHP,phỏng theo mô hình của Đức, mới có môitrường và các yếu tố thể chế để bảo đảm cho sựđộc lập khi phán quyết về tính hợp hiến tronghoạt động của các cơ quan lập pháp và hànhpháp. Việc ra đời của Tòa án này thực sự là mộtmốc son trong tiến trình dân chủ hóa và thúcđẩy pháp quyền của quốc gia. Sự lựa chọn môhình tài phán hiến pháp tập trung của Hàn Quốcđã được kết luận là thành công nếu so với cácmô hình bảo hiến nói chung, mô hình tòa ánhiến pháp nói riêng, của các quốc gia kháctrong khu vực châu Á. Indonesia, Thái Lan vàMiến Điện, cũng đều có TAHP với thẩm quyềntương đối khác nhau, nhưng một số luật gia từ63các quốc gia này đã có những nghiên cứu tìmhiểu kinh nghiệm về sự thành công củaTAHP Hàn Quốc với hi vọng có thể tiếp thu,cải thiện thể chế của mình [1].Khi được mới được thành lập, từ những bàihọc lịch sử dưới các chế độ độc đoán, nhiềungười không tin rằng TAHP Hàn Quốc sẽ cóvai trò gì đáng kể trong thực tiễn. Đồng thời,việc Luật Tòa án Hiến pháp được thông quamột cách vội vàng, thiếu sự thảo luận đầy đủkhiến cho có nhiều hạn chế trong các quy địnhv ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Vai trò thúc đẩy dân chủ Tòa án hiến pháp Hàn Quốc Nguyên tắc phân chia quyền lực Quyền tự do cá nhân Nguyên tắc bầu cử dân chủTài liệu liên quan:
-
Pháp luật về chuyển giới ở Hoa Kỳ và gợi mở cho Việt Nam (1)
12 trang 31 0 0 -
Pháp luật về chuyển giới ở Hoa Kỳ và gợi mở cho Việt Nam (2)
12 trang 23 0 0 -
Liêm chính, minh bạch và sự độc lập của tòa án
8 trang 20 0 0 -
Pháp luật về chuyển giới của Anh Quốc
5 trang 19 0 0 -
Kinh nghiệm các nước trong xác định số giờ làm thêm và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
10 trang 13 0 0 -
Đề thi giữa học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2023-2024 có đáp án - Trường THPT Phan Ngọc Hiển, Cà Mau
7 trang 11 0 0 -
Pháp luật về chuyển đổi giới tính tại Hà Lan và một số kinh nghiệm cho Việt Nam
17 trang 11 0 0 -
22 trang 10 0 0
-
Hoàn cảnh tìm hiểu bạn đời và quyết định kết hôn của thế hệ trẻ hiện nay
8 trang 9 0 0