Văn hóa phum sóc của người Khmer Tây Ninh
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Văn hóa phum sóc của người Khmer Tây Ninh VĂN HÓA PHUM SÓC CỦA NGƯỜI KHMER TÂY NINH NNC. Đào Thái Sơn56 I. Tóm tắt Nói đến địa bàn cư trú của người Khmer là nói đến phum sóc. Hình thức, đơn vị cư trúnày có từ rất xa xưa, nó thể hiện đặc điểm tâm lý và văn hóa truyền thống của tộc người. Đólà những đơn vị xã hội tự quản lâu đời và dần dần hoàn chỉnh theo thời gian cũng như sự tácđộng của lịch sử, thời đại. Ở Tây Ninh, hơn trăm năm trước, những phum sóc đã trở thànhlàng thậm chí là xã, và ngày nay hầu hết là các đơn vị ấp. Nhưng nếu quan sát kỹ, thì trongmỗi ấp vẫn còn hồn cốt của cấu trúc phum sóc, chính vì vậy mà bản sắc từ bao đời này vẫnđược giữ gìn một cách nguyên vẹn. Đó là đặc điểm riêng của cộng đồng xã hội Khmer từ mấytrăm năm qua trên vùng biên giới này. * Từ khóa: Người Khmer Tây Ninh; Văn hóa phum sóc; Khmer II. Khái quát về người Khmer Tây Ninh Có thể khẳng định một điều, người Khmer là dân tộc có mặt sớm nhất trên miền đấtphên dậu này. Đó là những phum sóc nhỏ len lỏi giữa rừng già, ven bờ sông suối, bưng biềnhay quanh vùng chân núi. Trải qua mấy trăm năm dâu bể lở bồi, người Khmer vẫn bám làngbám đất sinh sống làm ăn. Rồi trong quá trình cộng cư, người Khmer đã tiếp nhận nhiều cáimới, hòa nhập và phát triển ổn định cho tới ngày hôm nay. Trước TK XIX, người Khmer Tây Ninh còn sống theo lối du canh du cư. Bà con sốngchủ yếu bằng nghề làm nương rẫy và khai thác sản vật từ rừng. Những khoảnh rừng được cảitạo thành nương rẫy để trồng hoa màu và lúa mùa, các phum sóc cũng theo đó mà định cư,sau năm mười năm đất bạc màu thì di dời đi nơi khác, và cứ xoay vòng như thế. Mãi đến sauHòa Ước năm Nhâm Tuất 1862, người Pháp đặt chân lên khai thác Tây Ninh thì các tổng làngKhmer mới được hình thành với tư cách là những đơn vị hành chính thực thụ. Ngoài những tổng làng của người Việt được Nhà Nguyễn thành lập trước đó, thì ngườiPháp tiến sâu vào các vùng đồng bào dân tộc thiểu số để thành lập các tổng mới và các làngthuộc những tổng này được gọi là làng lâm phần. Theo Địa chí hành chính các tỉnh Nam Kỳthời Pháp thuộc (1859-1954) của Nguyễn Đình Tư, thì các tổng Khmer có tên cụ thể như sau:Tổng Bang Chrum gồm 3 thôn; Tổng Chơn Bà Đen gồm 5 thôn ; Tổng Ta Bel Yul gồm có 7thôn. Năm 1877, Pháp tiếp tục lập thêm một tổng Khmer nữa là Tổng Khán Xuyên (phía hữungạn sông Vàm Cỏ Đông) gồm 12 thôn. Như vậy tới thời điểm 16-8-1877 coi như Tây Ninhđã có 4 tổng 24 thôn làng của người Khmer. Nhưng sau đó ngày 6-3-1891 thì nhà cầm quyềnPháp lại nhập một số thôn làng lại với nhau, có khi lại chuyển thôn làng của tổng này quatổng kia, sao cho tiện việc quản lý. Cho nên số thôn làng giảm còn lại ở con số 17 mà thôi.Nếu quan sát trên Bản đồ Hành chính Nam Bộ 1872 hoặc bản đồ Hạt tham biện Tây Ninh1896, ta sẽ thấy địa bàn sinh sống của người Khmer Tây Ninh được phân bố rải rác khắp các56 . Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Tây Ninh 246huyện thị ngày nay. Nhưng càng về sau do chiến tranh mỗi lúc một ác liệt, nên bà con Khmercó xu hướng lui dần ra các khu vực biên giới như Bắc Tây Ninh và huyện Châu Thành. Trước thế kỷ XIX, tuy đời sống kinh tế của bà con Khmer Tây Ninh còn muôn vànkhó khăn lạc hậu, nhưng đời sống văn hóa tinh thần vẫn giữ được những nét truyền thống từxa xưa. Theo bác sỹ J.C. Baurac, trong Nam Kỳ và Cư Dân các tỉnh Miền Đông, thì 1898Tây Ninh có 5365 người Khmer sinh sống, trong đó có 09 ngôi chùa. Ở các làng Khmer ngoàisư sãi đảm nhiệm hướng dẫn thực hiện các nghi lễ Phật giáo còn có những ban nhạc để phụcvụ trong các nghi lễ vòng đời hoặc tôn giáo của phum sóc. Lúc bấy giờ, trong các nghi lễ tangma, người Khmer đã có những bãi thiêu lộ thiên, song song với việc thổ táng. Người KhmerTây Ninh ngoài tín ngưỡng Phật giáo còn có các tín ngưỡng dân gian khác như Niêng Khmau(Bà Đen), Lục Dầy, Neakta…Và có nhiều câu chuyện kể xung quanh các huyền tích như đắpnúi, lơng Arak, cầu Neakta…còn lưu truyền cho đến tận ngày nay. Ngày nay, người Khmer là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất tỉnh. Theo tài liệu củaBan Tôn giáo Dân tộc thì năm 2023 Tây Ninh có 9229 người Khmer đang sinh sống, tậptrung nhiều nhất là ở huyện Tân Châu 3735 người. Hiện nay, địa bàn cư trú của người Khmer,chủ yếu ở các xã như Trường Tây (TX Hòa Thành), Thạnh Tân (Tp Tây Ninh), Tân Hòa, TânThành, Tân Đông, Tân Phú (Tân Châu), Hòa Hiệp, Tân Phong, Tân Lập (Tân Biên), ThànhLong, Hòa Hội, Hòa Thạnh, Biên Giới (Châu Thành). Trong những cụm dân cư này, bà contôn tạo được 06 ngôi chùa đó là các chùa Kà Ốt, Khedol, Chung Ruk, Svay, Phum Ma và TàLơi. Đây là những trung tâm thực hành nghi lễ tôn giáo và các lễ hội dân gian của bà con.Ngoài ra các ngôi làng Khmer đều có nhà rông hay nhà văn hóa để bà con hội họp, sinh hoạt. III. Văn hóa phum sóc Phum [ ភូមិ ] t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia Giáo dục văn hóa Giáo dục nghệ thuật dân tộc Văn hóa phum sóc Người Khmer Tây Ninh Văn hóa truyền thống tộc người Cấu trúc phum sócGợi ý tài liệu liên quan:
-
15 trang 149 0 0
-
Định hướng phát triển ngành logistics Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
10 trang 95 0 0 -
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 1
342 trang 84 1 0 -
Kinh tế thủ đô Hà Nội năm 2023 và nhiệm vụ, giải pháp năm 2024
8 trang 67 0 0 -
4 trang 63 0 0
-
Chuyển đổi số hoạt động quản lý và đào tạo cho các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam
8 trang 62 0 0 -
18 trang 60 0 0
-
21 trang 59 0 0
-
13 trang 57 0 0
-
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia - Kinh tế truyền thông: Lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm
890 trang 52 1 0 -
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 2
178 trang 52 0 0 -
Tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số - Vận dụng và giải pháp
9 trang 49 0 0 -
7 trang 47 0 0
-
14 trang 46 0 0
-
5 trang 45 0 0
-
Vai trò của trí thức trẻ Việt Nam trong nền kinh tế số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia
88 trang 45 0 0 -
Một số giải pháp nâng cao vai trò của tham vấn tâm lý học đường trong bối cảnh chuyển đổi số
7 trang 41 0 0 -
Quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam hiện nay
14 trang 40 0 0 -
648 trang 39 1 0
-
Kinh tế Việt Nam năm 2020 và triển vọng năm 2021 - Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc gia: Phần 1
342 trang 36 0 0