VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 3Nhưng cuộc đời vua Trần Nhân Tông không giống cuộc đời những ông vua sinh ra, lớn lên, rồi thụ hưởng một đất nước thái bình. Năm vua ra đời cũng chính là thời điểm vua Trần Thái Tông vừa đánh tan đạo quân xâm lược thứ nhất của đế chế Nguyên Mông lần đầu tiên tiến công nước ta, dưới sự chỉ huy của một tên tướng khét tiếng tàn bạo Ngột Lương Hợp Thai (Uryangqadai). Hơn 20 năm tiếp theo là một cuộc đấu tranh gian khổ về ngoại...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 3 VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 3Nhưng cuộc đời vua Trần Nhân Tông không giống cuộc đời những ông vua sinhra, lớn lên, rồi thụ hưởng một đất nước thái bình. Năm vua ra đời cũng chính làthời điểm vua Trần Thái Tông vừa đánh tan đạo quân xâm l ược thứ nhất của đếchế Nguyên Mông lần đầu tiên tiến công nước ta, dưới sự chỉ huy của một têntướng khét tiếng tàn bạo Ngột Lương Hợp Thai (Uryangqadai). Hơn 20 năm tiếptheo là một cuộc đấu tranh gian khổ về ngoại giao nhằm vừa bảo vệ chủ quyền đấtnước, vừa mang lại nền hòa bình để cho người dân có cơ hội lao động sinh sống,và đất nước chuẩn bị tiềm lực để chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.Kịp đến khi lên ngôi vào tháng 10 năm Mậu Dần (1278) thì vua Trần Nhân Tôngđã phải trực tiếp đối phó với những tên sứ giả “uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhụctriều đình, đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tể phụ”, như Trần Hưng Đạo đã môtả. Thế là cả nước phát động một phong trào chuẩn bị diệt giặc cứu nước. Tuy hàokhí Nguyên Phong của cuộc chiến tranh năm Đinh Tỡ (1257) vẫn còn đó, mà nhàvua cảm thấy khi đến thăm lăng mộ của ông nội mình vào một ngày xuân trướccuộc chiến tranh 1285.Hùm gấu nghiêm nghìn cửaÁo mão bảy phẩm đầyLính bạc đầu còn đóNguyên Phong mãi kể say(Tỉ hổ thiên môn túcY quan thất phẩm thôngBạch đầu quân sĩ tạiVãng vãng thuyết Nguyên Phong)Và hơn ai hết, bản thân vua Trần Nhân Tông đ ã từng cầm quân xông pha trận mạc.Thực tế, ta đã thấy nhà vua đã từng trực tiếp chỉ huy những trận đánh lớn, sốnggần gũi với tướng lĩnh và binh sĩ, nên dễ cảm thông, thương xót cho những ngườivợ phải sống lẻ loi, khi người chồng vì nhiệm vụ phải ra mặt trận ở một nơi xa xôinào đó của tổ quốc.Ngủ dậy vén rèm hoa thấy rơiHoàng ly không hót giận xuân rồiLầu tây vô cớ vầng dương lặnBóng ngả về đông hoa lẫn chồi.(Thụy khởi câu liêm khán trụy hồngHoàng ly bất ngữ oán đông phongVô đoan lạc nhật tây lâu ngoạiHoa ảnh chi đầu tận hướng đông)Chiến tranh vệ quốc chống lại các thế lực xâm lược lớn mạnh hơn ta rất nhiều lần,còn gợi lên những nỗi buồn như thế, huống nữa những cuộc chiến tranh để bảo vệan ninh biên giới do các thế lực nhỏ yếu hơn ta quấy phá. Trong một bài thơ viếtnhân chiến dịch bình định Ai Lao vào mùa xuân năm Canh Dần (1290), mà vìnghĩa vụ bảo vệ cuộc sống an lành cho nhân dân và một biên cương ổn định cho tổquốc, vua Trần Nhân Tông phải cầm quân đi đánh dẹp. Thế mà vua vẫn tỏ rakhông thích thú gì:Hoa sóng tung lên buồm gấm bayDưới mui đầu mệt chẳng buồn quayMây chiều Tam Giáp nhạn không đếnTrăng sáng Cửu Than rồng có đâyLạnh lẽo đường đi cung mộng cũNgổn ngang sầu vướng rượu ly đầyHán hoàng mang tiếng say chinh chiếnVội vã nam nhi chi lắm vầy.(Cẩm phàm khinh sấn lãng hoa khai,Bồng để yêm yêm thủ bất đài.Tam giáp mộ vân vô nhạn đáo,Cửu than minh nguyệt hữu long lai.Thê lương hành sắc thiêm cung mộng,Liêu loan nhàn sấu đáo tửu bôi.Hán Vũ phiêu chiêu cùng độc báng,Nam nhi cấp cấp nhược vi tai.)Một cuộc chiến tranh do vua chủ trương vì lợi ích chung như ĐVSKTT 5 tờ 58b5-59a1 đã ghi: “Vua thân chinh Ai Lao. Triều thần nói: ‘Giặc Nguyên vừa rút lui,vết thương chưa khỏi sao có thể dấy binh’. Vua nói:‘Chỉ có thể vào lúc này mới ra quân được, vì sau khi giặc rút lui thì ba vùng (AiLao, Chiêm Thành và Chân Lạp - LMT) tất cho quân ngựa và của cải ta bị tanmất, thế không thể tránh khỏi được, sẽ có sự khinh nhờn đối với ta, cho nên đemđại quân đi để thị uy’. Quần thần đều nói: ‘Vua há không biết dân mệt sao, mà chỉvì có việc đáng lo lớn hơn thế nữa’. Đó là thánh nhân lo xa, chẳng phải bọn thầnnghĩ kịp được”.Việc đem quân đi thị uy đối với Ai Lao, chỉ vì quyền lợi của đất nước mà vuaTrần Nhân Tông phải làm. Và thực tế chỉ chưa tới 4 năm sau khi đã truyền ngôicho con là Anh Tông và trở thành Thượng hoàng, vua Trần Nhân Tông còn phảithân chinh Ai Lao một lần nữa, vào tháng 8 năm Giáp Ngọ (1294) với sự tham giacủa các tướng Phạm Ngũ Lão, Trung Thành Vương. Mối đe dọa của Ai Lao đốivới biên cương Đại Việt như thế không phải là không có.Và việc đánh dẹp Ai Lao như thế là một yêu cầu của an ninh quốc gia. Thế mà, dùbài thơ vừa trích được làm vào chiến dịch Ai Lao năm 1290 hay 1294, nó vẫn toátlên một sự chán ghét đối với chiến tranh, đối với cái mà người thường gọi là “cùngbinh độc vũ”, tức dùng chiến tranh để thỏa mãn những tham vọng cá nhân củangười lãnh đạo.Trong cuộc đời mình, vua Trần Nhân Tông đã từng sống qua hai cuộc chiến tranhtàn khốc, nên hơn ai hết đã hiểu thế nào là những nỗi khổ do chiến tranh đem lạicho phía ta cũng như phía địch. Việc sử dụng chiến tranh để chống lại chiến tranhchỉ là một biện pháp bất đắc dĩ, khi mọi biện pháp khác không thể dùng được nữa.Do vậy, tự thâm tâm vua Trần Nhân Tông không bao giờ tán thành chiến tranh. Vàsự không tán thành này xuất phát từ một cái nhìn về tính chung đồng loại củanhững con người dù ở chiến tuyến nào đi nữa, họ cũng ...