Danh mục

VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 4

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.04 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 4Họ sống vội vã dồn dập không phải vì cuộc sống là một đày ải mà ta cố hưởng lạc để cho xong đời. Họ sống vội vã dồn dập vì cuộc sống quá quý báu, không thể để nó trôi qua một cách vô vị, phí hoài. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc ta thấy ánh lên một sự thôi thúc cho cuộc sống, cảm thấy nếu mình để mất đi một phút giây là mất đi một phần của sự sống. Họ hối hả xây dựng, chiến...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 4 VỊ TRÍ VĂN HỌC CỦA VUA TRẦN NHÂN TÔNG 4Họ sống vội vã dồn dập không phải vì cuộc sống là một đày ải mà ta cố hưởng lạcđể cho xong đời. Họ sống vội vã dồn dập vì cuộc sống quá quý báu, không thể đểnó trôi qua một cách vô vị, phí hoài. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc ta thấyánh lên một sự thôi thúc cho cuộc sống, cảm thấy nếu mình để mất đi một phútgiây là mất đi một phần của sự sống. Họ hối hả xây dựng, chiến đấu bảo vệ Tổquốc, bảo vệ cuộc sống và gia đình họ. Cả một đất nước tràn ngập, chứa chan sựlạc quan yêu đời. Chính vì quá lạc quan yêu đời mới cảm thấy thời gian dễ mất đivà cuộc sống của chúng ta không bao giờ trở lại, như vua Trần Nhân Tông thườngnhắc nhở:Đỗ quyên rền rĩ trăng ngày sángĐừng để tầm thường xuân luống qua(Đỗ quyên đề đoạn nguyệt như trúBất thị tầm thường không quá xuân)Lâu nay nhiều người thường cho rằng quan niệm thời gian của phương Đông làmột quan niệm thời gian vòng tròn, thời gian luân hồi, cứ thịnh suy bĩ thái, rồithịnh suy bĩ thái kế tục nhau, giống như xuân hạ thu đông, rồi xuân hạ thu đông.Nhưng họ đâu biết rằng bên cạnh quan niệm thời gian vòng tròn ấy, còn hiện diệnquan niệm thời gian một chiều. Cứ mỗi ngày đi qua là một ngày vĩnh viễn mất đikhông bao giờ trở lại, giống như mặt trăng lặn về phía tây rồi không bao giờ cómặt trăng thứ hai của nó. Tổ tiên ta từ xưa đã có một quan niệm thời gian rất gầnvới quan niệm thời gian của thời hiện đại chúng ta. Có người đã diễn tả quan niệmthời gian này bằng một hình ảnh rất sống động. Đó là thời gian giống như chiếcxe. Chiếc xe chỉ có một hướng đi tới, giống như thời gian một chiều. Nhưng đểchiếc xe đi tới được thì phải có 4 chiếc bánh quay tròn bên dưới nó. Cũng vậy,thời gian một chiều đi tới, nhưng nó đi tới trên những thời gian vòng tròn, tứcxuân hạ thu đông, tức thịnh suy bĩ thái.Xuất phát từ quan niệm thời gian như vậy, mà trong chiến tranh đất nước Đại Việtđã làm nên một chiến công Chương Dương, Hàm Tử, Tây Kết, Bạch Đằng oanhliệt. Và trong thời bình họ đã xây dựng nên một cuộc sống chỉ mấy năm sau chiếntranh với những cánh đồng lúa trĩu hạt, những nương dâu xanh ngắt bốn mùa vànhững chiếc cầu thượng gia hạ kiều, đã làm cho tên sứ Nguyên Trần Phu phải nểphục. Quân và dân Đại Việt đã sống theo những gì mà vua Trần Nhân Tông đã đềra trong Cư trần lạc đạo phú.Dựng cầu đò, xây chiền tháp,Ngoại trang nghiêm sự tướng hãy tu...Ngay thờ chúa, thảo thờ cha,Đi đỗ mới trượng phu trung hiếu.Dân tộc ta vào thời đại Trần Nhân Tông đã chiến đấu và xây dựng hăng say nhưthế, thực tế không phải vì danh vì lợi, vì thị vì phi, mà chính vì bản thân cuộcsống. Cuộc sống ngắn ngủi mà họ cho là đáng quý, đáng sống, cho nên người dânĐại Việt cố gắng sống xứng đáng với cuộc sống quý giá ngắn ngủi của mình.Chính vua Trần Nhân Tông cũng đã nói đến việc “chuộng công danh, lồng nhânngãi, thực ấy phàm ngu” trong Cư trần lạc đạo phú. Cho nên ta không ngạc nhiênkhi ở tại sơn phòng vua Trần Nhân Tông đã cảm xúc và viết ra bài thơ :Phải trái lòng theo hoa sớm rơiLợi danh tâm lạnh mưa đêm thôiHoa tàn, mưa tạnh, non im ắngMột tiếng chim kêu xuân hết rồi(Thị phi niệm trục triêu hoa lạcDanh lợi tâm tùy dạ vũ hànHoa tận, vũ tình sơn tịch tịchNhất thanh đề điểu hựu xuân tàn)Quên danh, quên lợi, quên thị phi, vua Trần Nhân Tông vẫn nhớ đến mùa xuân.Và chỉ một tiếng chim hót vào một buổi sáng nào đó, sau trận mưa đêm làm hoarụng hết, đã làm vua giật mình, mùa xuân đã qua rồi. Thời gian trôi đi chóng vánh,mới ngày nào đó năm cũ mới hết, vậy mà mùa xuân bây giờ đã không còn thấynữa. Cảm thức thời gian này là một trong những cảm thức đã chi phối mọi suynghĩ và hành động của chính bản thân vua Trần Nhân Tông.Trong Cư trần lạc đạo phú vua hằng mongNửa ngày rồi, tự tại thân tâmThế mà công việc cứ dồn dập đổ tới tưởng như không bao giờ dứt. Ngay cả khivua đến sống những nơi có vẻ như xa lánh hết mọi buộc ràng, công việc vẫn theonhau kéo tới. ĐVSKTT 6 tờ 37a5-9 kể chuyện: “Nguyễn Quốc Phụ làm nội thưchính chưởng, là cận thần của vua Trần Nhân Tông. Trong khoảng Hưng Long(1293 -1314), chức hành khiển thiếu người, Thượng hoàng (tức vua Trần AnhTông, LMT) chầu vua Nhân Tông ở chùa Sùng Nghiêm. Vua Nhân Tông b ảoQuốc Phụ làm được, Thượng hoàng thưa: ‘Nếu lấy ngôi thứ mà nói thì được,nhưng chỉ thích uống rượu thôi’, vua Nhân Tông không nói gì. Bèn không dùng”.Và ta cũng thấy ở trên, trước lúc đi sứ ở Chiêm Thành vào tháng 10 năm K ỷ Mão(1303) Đoàn Nhữ Hài đến gặp vua Trần Nhân Tông cũng tại chùa Sùng Nghiêmnày.Một cuộc sống đầy ắp những công việc như thế, rõ ràng không vì lợi cho bản thânmình, và tất nhiên càng không thể vì danh. Có gì là lợi, khi bản thân mình thì “mặccà sa nằm trướng giấy”, “cà một vò tương một hũ”, lợi đã không có thì làm gì códanh. Vì danh thường kết với lợi. Nhưng nói thế không phải để buông xuôi. Chỉ cóvấn đề là không đặt chúng thành mục đích c ...

Tài liệu được xem nhiều: