Danh mục

Việc tạo nhóm trong tổ chức hoạt động học tập theo nhóm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.74 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Yếu tố này tưởng chừng như rất đơn giản song lại đặt ra cho người giáo viên không ít khó khăn. Nội dung bài báo dưới đây sẽ làm rõ các cách thức tạo nhóm, số lượng thành viên lí tưởng của nhóm và các yếu tố để đảm bảo cho nhóm hoạt động có hiệu quả.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việc tạo nhóm trong tổ chức hoạt động học tập theo nhóm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE 2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 257-264 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn VIỆC TẠO NHÓM TRONG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP THEO NHÓM Trương Thị Thuý Khoa Tiếng Pháp, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm đã trở nên quen thuộc trong các trường học ở Việt Nam. Tuy nhiên hình thức tổ chức hoạt động học tập này phần nhiều còn mang tính hình thức mà chưa phát huy được tính hiệu quả của nó. Thực tế này xuất phát từ nhiều lí do và một trong những lí do đó gắn liền với việc tạo nhóm. Đây là yếu tố đầu tiên cần tính đến khi tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm. Yếu tố này tưởng chừng như rất đơn giản song lại đặt ra cho người giáo viên không ít khó khăn. Nội dung bài báo dưới đây sẽ làm rõ các cách thức tạo nhóm, số lượng thành viên lí tưởng của nhóm và các yếu tố để đảm bảo cho nhóm hoạt động có hiệu quả. Từ khóa: Tổ chức hoạt động học tập theo nhóm, cách thức nhóm, kích cỡ nhóm, phân vai trong nhóm.1. Mở đầu Từ những năm 70 của thế kỷ XX, học nhóm đã được xác định là công cụ chiến lược trongcải cách giáo dục ở nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Bỉ, Úc, v.v... [3]. Tronghệ thống trường học ở Việt Nam đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học, hình thức tổ chức hoạt độnghọc tập này những năm gần đây đã trở nên rất quen thuộc. Về lí thuyết, hình thức này góp phầngiúp học sinh trở nên linh hoạt, chủ động hơn trong học tập và thực sự trở thành nhân tố trung tâmcủa quá trình dạy học. Trên thực tế việc áp dụng hình thức tổ chức hoạt động học tập này chưa thậtsự hiệu quả. Đó là đánh giá không chỉ đến từ phía học sinh mà còn đến từ chính bản thân các giáoviên. Tìm hiểu những nguyên nhân của vấn đề này cũng như những giải pháp cho nó là việc làmcần thiết. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một bài báo, tác giả chỉ dừng ở việc làm rõ nguyên nhângắn với việc tạo nhóm, thành tố tưởng chừng như rất đơn giản này song lại đặt ra không ít vấn đềcho giáo viên mong muốn áp dụng hiệu quả hình thức tổ chức hoạt động học tập này. Những câuhỏi thường xuyên được giáo viên đặt ra đó là: Những cách thức nào nhóm học sinh với nhau? Sốlượng thành viên lí tưởng trong một nhóm là bao nhiêu? Và khi bắt đầu tạo nhóm thì làm thế nàođể đảm bảo nhóm hoạt động hiệu quả?2. Nội dung nghiên cứu2.1. Các cách thức nhóm Trước tiên cần phải khẳng định, có nhiều cách thức nhóm khác nhau và thay đổi tuỳ theoloại hoạt động được tổ chức trong lớp học. “Giáo viên có thể áp dụng các cách thức nhóm khácLiên hệ: Trương Thị Thuý, e-mail: huyhnue.fr@gmail.com 257 Trương Thị Thúynhau, chẳng hạn như để học sinh được tự tạo thành các nhóm dựa trên vấn đề mà họ quan tâmhoặc dựa trên một số yếu tố xã hội (bạn thường chơi, bạn cùng tỉnh, vv) hoặc giáo viên có thể thựchiện nhóm ngẫu nhiên hoặc tạo nhóm không đồng nhất” [1]. Như vậy có nghĩa là việc nhóm cóthể được thực hiện bởi người học hoặc giáo viên và về cơ bản người ta có thể phân chia thành haicách thức tạo nhóm lớn, đó là nhóm theo quan hệ tương đồng và nhóm ngẫu nhiên.2.1.1. Nhóm theo quan hệ tương đồng Hình thức nhóm này là việc học sinh có thể tự tạo nhóm dựa trên sự tương đồng về hứngthú gắn với chủ đề nào đó hoặc sự gần gũi gắn với các yếu tố xã hội (ví dụ là bạn thường chơi, làbạn cùng tỉnh, v.v...). Không thể phủ nhận được là đôi khi cần để cho người học tự tạo nhóm theo ý thích nhấtlà với những nhiệm vụ yêu cầu họ thể hiện quan điểm, thái độ hay tranh luận về các chủ đề. Tuynhiên nhóm do người học tự tạo hoạt động thường kém hiệu quả vì người học thường có xu hướngchọn người cùng nhóm dựa trên mối quan hệ tình bạn gắn kết giữa họ mà không tính đến các yếutố về năng lực, kĩ năng vốn rất cần thiết để đảm bảo cho nhóm hoạt động hiệu quả. Học sinh đượcnhóm theo cách này có thể sẽ rất hào hứng tuy nhiên lại hiếm có cơ hội được tương tác với các họcsinh thuộc loại khác. Do đó loại nhóm này thể hiện hạn chế rất lớn đó là chỉ cho học sinh một loạihình tương tác chủ yếu dựa trên quan hệ tương đồng về tình cảm. Ngoài ra khi giáo viên để họcsinh tự tạo nhóm thì học sinh sẽ có xu hướng hình thành nên các nhóm mà trình độ giữa các thànhviên đó khá đồng đều đặc biệt là sẽ có những nhóm toàn những học sinh khá giỏi không chịu chấpnhận các học sinh yếu kém. Như vậy mục đích học tập sẽ bị đặt ra sau mục đích thành tích và sẽchẳng hề có hoạt động học tập thực sự. Ngoài ra nếu để cho học sinh có thói quen tự nhóm thì mộtlúc nào đó giáo viên muốn thực hiện cách tạo nhóm khác sẽ rất khó khăn vì hầu như học sinh sẽ tỏthái độ phản kháng và chấp nhận nó một c ...

Tài liệu được xem nhiều: