Viêm tụy cấp nặng ở bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Báo cáo loạt ca bệnh
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 356.38 KB
Lượt xem: 5
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của bài tập trung nhấn mạnh vào chẩn đoán sớm và can thiệp phù hợp kịp thời, thảo luận về cách hạn chế tiến triển nặng thêm của viêm tụy cấp. Nghĩ đến để chẩn đoán sớm và triển khai can thiệp tích cực phù hợp cùng với điều chỉnh liều thuốc chống thải ghép hợp lý có thể cải thiện tiên lượng người bệnh.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm tụy cấp nặng ở bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Báo cáo loạt ca bệnh VIÊM TỤY CẤP NẶNG Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC: BÁO CÁO LOẠT CA BỆNH Nguyễn Thế Cường1, Hoàng Thị Điểm, Nguyễn Thị Thủy Man Thị Thu Hương, Nguyễn Xuân Nam, Hà Phan Hải AnTÓM TẮTViêm tụy cấp sau ghép thận là biến chứng nặng sau ghép, mặc dù hiếm gặp nhưng nguycơ tiến triển nặng và tử vong cao (60-100%). Nguyên nhân thường không rõ. Chúng tôibáo cáo loạt trường hợp viêm tụy cấp xuất hiện sớm trong vòng tuần đầu sau ghép thận.Mục tiêu của bài tập trung nhấn mạnh vào chẩn đoán sớm và can thiệp phù hợp kịp thời,thảo luận về cách hạn chế tiến triển nặng thêm của viêm tụy cấp. Nghĩ đến để chẩn đoánsớm và triển khai can thiệp tích cực phù hợp cùng với điều chỉnh liều thuốc chống thảighép hợp lý có thể cải thiện tiên lượng người bệnh.ABSTRACTAcute pancreatitis in the very beginning period after kidney transplantation is rare butfatal complication with mortality rate 60-100%. Cause is seldom identified. Here wereport series of acute pancreatitis cases occurred early after kidney transplantation. Theaim is focusing in early recognition and treatment and discussing what we should do toprevent pancreatitis from becoming fatal. Critical thinking and aggressively performingblood purification and adjusting immunosuppressive drugs can improve mobility andmortality.I. MỞ ĐẦUViêm tụy cấp là biến chứng hiếm gặp sau ghép thận nhưng thường gây tử vong nhất làtrong giai đoạn đầu sau ghép, tỷ lệ viêm tụy cấp sau ghép được báo cao dao động từ 1đến 7% nhưng tỷ lệ tử vong cao lên tới 60 đến 100% [1-3]. Trường hợp viêm tụy cấpsau ghép thận đầu tiên được Starzl báo cáo năm 1964 [4]. Viêm tụy cấp sau ghép thậnlà một thách thức lâm sàng phức tạp so với cộng đồng chung. Các nguyên nhân phổbiến như lạm dụng rượu, sỏi đường mật không thường xuyên trong quần thể bệnh nhânghép, một số thuốc ức chế miễn dịch được xác định là căn nguyên như Azathioprin,Steroid, và nghi ngờ đối với Cyclosporin A (CsA), Mycophenolat mofetin (MMF). Cácyếu tố liên quan đến phẫu thuật, giảm đau sau mổ, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch làmtăng nặng hoặc giảm nhẹ và các triệu chứng lâm sàng khác ảnh hưởng đến việc chẩnđoán sớm. Chưa có phác đồ điều trị thống nhất đủ bằng chứng về hiệu quả trong điềutrị viêm tụy cấp sau ghép thận.Hệ thống phân loại được sử dụng phổ biến nhất cho viêm tụy cấp là bản sửa đổi năm2012 của phân loại và định nghĩa Atlanta dựa trên sự đồng thuận quốc tế. Chẩn đoánviêm tụy cấp khi có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng trong đó triệu chứng lâm sàng là bắtbuộc: (1) đau bụng, (2) Amylase hoặc Lipase máu ≥ 3 lần bình thường, (3) Có tổnthương viêm tụy cấp trên chẩn đoán hình ảnh [5].1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức134Chẩn đoán mức độ viêm tụy cấp nặng dựa vào tình trạng hoại tử tụy và suy tạng. Viêmtụy cấp nặng là tình trạng viêm tụy cấp có kèm theo suy tạng kéo dài trên 48 giờ hoặcviêm tụy hoại tử [6].Chúng tôi tiến hành báo cáo loạt ca bệnh viêm tụy cấp nặng sau ghép thận tại bệnh việnHữu nghị Việt Đức nhằm mục đích tìm ra các đặc điểm lâm sàng trong chẩn đoán vàđiều trị viêm tụy cấp nặng ở bệnh nhân ghép thận.II. BÁO CÁO LOẠT CA BỆNHTrong thời gian từ tháng 12/2017 đến tháng 09/2021, chúng tôi ghi nhận 9 trường hợpviêm tụy cấp nặng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Trường hợp đầu tiên ghi nhận ở bệnh nhân nữ 57 tuổi. Suy thận mạn giai đoạn cuối doviêm cầu thận mạn, chạy thận nhân tạo chu kỳ trước ghép, dị ứng với Cefepime. Bệnhnhân được ghép thận ngày 6/12/2017 từ người cho sống không cùng huyết thống, HLA2/6 mismatch, ghép thận phải người cho vào hố chậu phải, có nước tiểu ngay. Phác đồthuốc ức chế miễn dịch Solumedrol 500mg, Tacrolimus (Prograf) liều 2mg/ kg/ ngày,MMF 2g/ ngày, dẫn nhập Basiliximab, kháng sinh dự phòng Sulperazone 2g/ ngày tiêmtĩnh mạch. Sau ghép thận ngày 1, bệnh nhân bụng chướng, đau khắp bụng, không cónhu động ruột, nước tiểu giảm dần, đường máu tăng cao, xét nghiệm men tụy tăng caoAmylase 1597UI/l, Lipase 2882UI/l, Ure 17,8 mmol/l, Creatinin 263 umol/l, siêu âmtụy bình thường, chẩn đoán viêm tụy cấp/ Sau ghép thận ngày 1, xử trí cho bệnh nhânnhịn ăn, đặt sonde dạ dày, kiểm soát đường máu bằng Insulin truyền tĩnh mạch,Octreotid tiêm dưới da. Ngày 2 đến 4, bệnh nhân bụng chướng đỡ đau, còn chướngnhiều, nước tiểu giảm dần, thừa dịch, Ure/ Creatinin tăng dần lên 41,8 mmol/l/ 374umol/l, Amylase và Lipase giảm dần 185/248UI/l, chưa chụp được cắt lớp vi tính (CT)ổ bụng do bệnh nhân có tiền sử dị ứng, gia đình chưa đồng ý chụp. Chẩn đoán theo dõithải ghép cấp – Viêm tụy cấp/ Sau ghép thận, điều trị tiếp tục nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnhmạch, truyền dịch, lợi tiểu, lọc máu ngắt quãng, thay kháng sinh Meropenem vàCiprobay tĩnh mạch theo chức năng thận, tăng liều thuốc ức chế miễn dịch, bolusSolumedrol. Bệnh nhân đỡ đau, đỡ chướng bụng, nước tiểu tăng dần, Creatinin giảmdần, bắt đầu cho bệnh nhân ăn từ ngày thứ 10. Sau ghép ngày 12, bệnh nhân đau bụngtăng lên, đau điểm sườn lưng trái, bụng chướng vừa, Amylase/ Lipase 30/41UI/l, chụpCT ổ bụng viêm tụy cấp hoại tử Balthaza E, CTSI 6 điểm, tiếp tục điều trị nội khoa,dinh dưỡng tĩnh mạch, kháng sinh, truyền dịch, giairm liều thuốc ức chế miễn dịch, lọcmáu hỗ trợ. Từ ngày 14 sau ghép, bệnh nhân đau bụng nhiều, mệt nhiều, vàng da tăngdần, khó thở tăng dần, thiếu máu nặng dần lên, bệnh nhân được dẫn lưu dịch màng phổi,dịch ổ bụng, truyền máu. Ngày 20 sau ghép thận bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch đùitrái, ngày 28 sau ghép xuất hiện liệt nửa người trái, Glasgow 15 điểm, chụp cộng hưởngtừ sọ nãocó hình ảnh nhồi máu bao trong bên phải. Ngày 30 sau ghép, bệnh nhân suyhô hấp, sốt cao liên tục, huyết áp tụt, chuyển khoa hồi sức tích cực đặt ống, thở máy,vận mạch, an thần, cấy dịch ổ bụng có Enterococcus feacalis, cấy dịch màng phổiKlebsiella pneumonia ESBL (+), điều trị khán ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Viêm tụy cấp nặng ở bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức: Báo cáo loạt ca bệnh VIÊM TỤY CẤP NẶNG Ở BỆNH NHÂN SAU GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT ĐỨC: BÁO CÁO LOẠT CA BỆNH Nguyễn Thế Cường1, Hoàng Thị Điểm, Nguyễn Thị Thủy Man Thị Thu Hương, Nguyễn Xuân Nam, Hà Phan Hải AnTÓM TẮTViêm tụy cấp sau ghép thận là biến chứng nặng sau ghép, mặc dù hiếm gặp nhưng nguycơ tiến triển nặng và tử vong cao (60-100%). Nguyên nhân thường không rõ. Chúng tôibáo cáo loạt trường hợp viêm tụy cấp xuất hiện sớm trong vòng tuần đầu sau ghép thận.Mục tiêu của bài tập trung nhấn mạnh vào chẩn đoán sớm và can thiệp phù hợp kịp thời,thảo luận về cách hạn chế tiến triển nặng thêm của viêm tụy cấp. Nghĩ đến để chẩn đoánsớm và triển khai can thiệp tích cực phù hợp cùng với điều chỉnh liều thuốc chống thảighép hợp lý có thể cải thiện tiên lượng người bệnh.ABSTRACTAcute pancreatitis in the very beginning period after kidney transplantation is rare butfatal complication with mortality rate 60-100%. Cause is seldom identified. Here wereport series of acute pancreatitis cases occurred early after kidney transplantation. Theaim is focusing in early recognition and treatment and discussing what we should do toprevent pancreatitis from becoming fatal. Critical thinking and aggressively performingblood purification and adjusting immunosuppressive drugs can improve mobility andmortality.I. MỞ ĐẦUViêm tụy cấp là biến chứng hiếm gặp sau ghép thận nhưng thường gây tử vong nhất làtrong giai đoạn đầu sau ghép, tỷ lệ viêm tụy cấp sau ghép được báo cao dao động từ 1đến 7% nhưng tỷ lệ tử vong cao lên tới 60 đến 100% [1-3]. Trường hợp viêm tụy cấpsau ghép thận đầu tiên được Starzl báo cáo năm 1964 [4]. Viêm tụy cấp sau ghép thậnlà một thách thức lâm sàng phức tạp so với cộng đồng chung. Các nguyên nhân phổbiến như lạm dụng rượu, sỏi đường mật không thường xuyên trong quần thể bệnh nhânghép, một số thuốc ức chế miễn dịch được xác định là căn nguyên như Azathioprin,Steroid, và nghi ngờ đối với Cyclosporin A (CsA), Mycophenolat mofetin (MMF). Cácyếu tố liên quan đến phẫu thuật, giảm đau sau mổ, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch làmtăng nặng hoặc giảm nhẹ và các triệu chứng lâm sàng khác ảnh hưởng đến việc chẩnđoán sớm. Chưa có phác đồ điều trị thống nhất đủ bằng chứng về hiệu quả trong điềutrị viêm tụy cấp sau ghép thận.Hệ thống phân loại được sử dụng phổ biến nhất cho viêm tụy cấp là bản sửa đổi năm2012 của phân loại và định nghĩa Atlanta dựa trên sự đồng thuận quốc tế. Chẩn đoánviêm tụy cấp khi có ít nhất 2 trong 3 triệu chứng trong đó triệu chứng lâm sàng là bắtbuộc: (1) đau bụng, (2) Amylase hoặc Lipase máu ≥ 3 lần bình thường, (3) Có tổnthương viêm tụy cấp trên chẩn đoán hình ảnh [5].1 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức134Chẩn đoán mức độ viêm tụy cấp nặng dựa vào tình trạng hoại tử tụy và suy tạng. Viêmtụy cấp nặng là tình trạng viêm tụy cấp có kèm theo suy tạng kéo dài trên 48 giờ hoặcviêm tụy hoại tử [6].Chúng tôi tiến hành báo cáo loạt ca bệnh viêm tụy cấp nặng sau ghép thận tại bệnh việnHữu nghị Việt Đức nhằm mục đích tìm ra các đặc điểm lâm sàng trong chẩn đoán vàđiều trị viêm tụy cấp nặng ở bệnh nhân ghép thận.II. BÁO CÁO LOẠT CA BỆNHTrong thời gian từ tháng 12/2017 đến tháng 09/2021, chúng tôi ghi nhận 9 trường hợpviêm tụy cấp nặng tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.Trường hợp đầu tiên ghi nhận ở bệnh nhân nữ 57 tuổi. Suy thận mạn giai đoạn cuối doviêm cầu thận mạn, chạy thận nhân tạo chu kỳ trước ghép, dị ứng với Cefepime. Bệnhnhân được ghép thận ngày 6/12/2017 từ người cho sống không cùng huyết thống, HLA2/6 mismatch, ghép thận phải người cho vào hố chậu phải, có nước tiểu ngay. Phác đồthuốc ức chế miễn dịch Solumedrol 500mg, Tacrolimus (Prograf) liều 2mg/ kg/ ngày,MMF 2g/ ngày, dẫn nhập Basiliximab, kháng sinh dự phòng Sulperazone 2g/ ngày tiêmtĩnh mạch. Sau ghép thận ngày 1, bệnh nhân bụng chướng, đau khắp bụng, không cónhu động ruột, nước tiểu giảm dần, đường máu tăng cao, xét nghiệm men tụy tăng caoAmylase 1597UI/l, Lipase 2882UI/l, Ure 17,8 mmol/l, Creatinin 263 umol/l, siêu âmtụy bình thường, chẩn đoán viêm tụy cấp/ Sau ghép thận ngày 1, xử trí cho bệnh nhânnhịn ăn, đặt sonde dạ dày, kiểm soát đường máu bằng Insulin truyền tĩnh mạch,Octreotid tiêm dưới da. Ngày 2 đến 4, bệnh nhân bụng chướng đỡ đau, còn chướngnhiều, nước tiểu giảm dần, thừa dịch, Ure/ Creatinin tăng dần lên 41,8 mmol/l/ 374umol/l, Amylase và Lipase giảm dần 185/248UI/l, chưa chụp được cắt lớp vi tính (CT)ổ bụng do bệnh nhân có tiền sử dị ứng, gia đình chưa đồng ý chụp. Chẩn đoán theo dõithải ghép cấp – Viêm tụy cấp/ Sau ghép thận, điều trị tiếp tục nhịn ăn, nuôi dưỡng tĩnhmạch, truyền dịch, lợi tiểu, lọc máu ngắt quãng, thay kháng sinh Meropenem vàCiprobay tĩnh mạch theo chức năng thận, tăng liều thuốc ức chế miễn dịch, bolusSolumedrol. Bệnh nhân đỡ đau, đỡ chướng bụng, nước tiểu tăng dần, Creatinin giảmdần, bắt đầu cho bệnh nhân ăn từ ngày thứ 10. Sau ghép ngày 12, bệnh nhân đau bụngtăng lên, đau điểm sườn lưng trái, bụng chướng vừa, Amylase/ Lipase 30/41UI/l, chụpCT ổ bụng viêm tụy cấp hoại tử Balthaza E, CTSI 6 điểm, tiếp tục điều trị nội khoa,dinh dưỡng tĩnh mạch, kháng sinh, truyền dịch, giairm liều thuốc ức chế miễn dịch, lọcmáu hỗ trợ. Từ ngày 14 sau ghép, bệnh nhân đau bụng nhiều, mệt nhiều, vàng da tăngdần, khó thở tăng dần, thiếu máu nặng dần lên, bệnh nhân được dẫn lưu dịch màng phổi,dịch ổ bụng, truyền máu. Ngày 20 sau ghép thận bệnh nhân có huyết khối tĩnh mạch đùitrái, ngày 28 sau ghép xuất hiện liệt nửa người trái, Glasgow 15 điểm, chụp cộng hưởngtừ sọ nãocó hình ảnh nhồi máu bao trong bên phải. Ngày 30 sau ghép, bệnh nhân suyhô hấp, sốt cao liên tục, huyết áp tụt, chuyển khoa hồi sức tích cực đặt ống, thở máy,vận mạch, an thần, cấy dịch ổ bụng có Enterococcus feacalis, cấy dịch màng phổiKlebsiella pneumonia ESBL (+), điều trị khán ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Viêm tụy cấp sau ghép thận Viêm tụy cấp nặng Sỏi đường mật Thuốc ức chế miễn dịch Hoại tử tụyGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 121 0 0
-
4 trang 23 0 0
-
Đặc điểm lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh vảy nến đỏ da toàn thân bằng Methotrexate
5 trang 23 0 0 -
5 trang 21 0 0
-
8 trang 21 0 0
-
Maladies syndromes edition tsunami - part 2
67 trang 20 0 0 -
Maladies syndromes edition tsunami - part 6
61 trang 20 0 0 -
Rituximab trong hội chứng thận hư trẻ em kém đáp ứng điều trị tại Bệnh viện Nhi Đồng 1
8 trang 20 0 0 -
Sỏi trong gan: Thách thức trong điều trị
8 trang 19 0 0 -
59 trang 19 0 0
-
Tìm hiểu nồng độ acid uric máu ở bệnh nhân sau ghép thận tại Bệnh viện Bạch Mai
5 trang 19 0 0 -
6 trang 18 0 0
-
Tổng quan về điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trên bệnh nhân ghép thận
6 trang 18 0 0 -
4 trang 18 0 0
-
Đởm lạc kết thạch - đởm lạc cảm nhiễm (sỏi đường mật và viêm đường dẫn mật) (Kỳ 1)
5 trang 17 0 0 -
3 trang 17 0 0
-
7 trang 17 0 0
-
Maladies syndromes edition tsunami - part 1
66 trang 17 0 0 -
Tìm hiểu về bệnh Sỏi mật, sỏi đường mật (Kỳ 3)
7 trang 16 0 0 -
Nghiên cứu biến đổi một số chỉ số hồng cầu lưới máu ngoại vi trước và sau ghép thận
4 trang 16 1 0