Việt Nam Sử Lược phần 18
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Việt Nam Sử Lược phần 18Việt Nam Sử LượcNhà Hậu Lê Mất Ngôi Vua1. Tây Sơn rút quân về Nam2. Nguyễn Hữu Chỉnh chuyên quyền ở đất Bắc3. Tây Sơn lấy đất Bắc Hà1. Tây Sơn Rút Quân Về Nam.Nguyễn Huệ đã dứt được họ Trịnh rồi, vào thành Thăng Long, xuống lệnh cấmquân lính không được cướp phá dân gian, và định ngày xin yết kiến vua Lê ở đềnVạn Thọ.Bấy giờ vua Hiển Tông đang đau, không ngồi dậy tiếp được, ngài mời NguyễnHuệ vào ngồi gần sập ngự, lấy lời ôn tồn mà phủ dụ. Nguyễn Huệ tâu bày cái lẽđem binh rà phù Lê diệt Trịnh, chứ không dám có ý dòm ngó gì. Vua mừng rỡ màtạ Nguyễn Huệ.Khi quân Tây Sơn ra đến Thăng Long, các quan triều thần chạy trốn cả, chỉ còn cómấy người nội giám ở lại hầu hạ vua. Nguyễn Hữu Chỉnh thấy vậy vào tâu với vuaxin xuống chiếu tuyên triệu các quan về triều; được mấy hôm có độ mươi ngườilục tục kéo nhau trở về. Vua bèn định đến ngày mồng 7 tháng 7 lập đại trào ở điệnKính Thiên, Nguyễn Huệ đem các tướng và lạy và dâng sổ quân sĩ, dân đinh, để tỏrõ cái nghĩa tôn phù nhất thống, nghĩa là tự đó về sau nhà Lê có quyền tự chủ.Vua phong cho Nguyễn Huệ làm Nguyên Soái Uy Quốc Công, và lại gả cho bàNgọc Hân Công Chúa là con gái của ngài. Chẳng bao lâu vua Hiển Tông mất,Hoàng Tôn là Duy Kỳ lên nối ngôi, đặt niên hiệu là Chiêu Thống.Nguyên lúc trước vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc vốn không có ý ra đánh Bắc Hà,đến khi tiếp được thư của Nguyễn Huệ nói sắp ra đánh ngoài Bắc, Nguyễn Nhạcvội vàng sai người ra Thuận Hóa ngăn lại. Nhưng khi sứ thần ra đến nơi, thìNguyễn Huệ đã cử binh đi rồi. Sau lại tiếp được thư nói rằng quân Tây Sơn đã lấyđược Thăng Long rồi, và còn phải ở lại để giúp nhà Lê. Nguyễn Nhạc sợ em ở lâungoài Bắc Hà có sự biến chăng, bèn đem 500 quân ra Thuận Hóa, rồi lấy thêm2000 quân, đi không kỳ ngày đêm ra Thăng Long.Vua Chiêu Thống được tin vua Tây Sơn ra Bắc, bèn đem bách quan ra đón ở ngoàiNam Giao. Nhưng Nguyễn Nhạc cứ đi thẳng, rồi cho người đến nói rằng: xin đểngày khác tiếp kiến. Được mấy hôm Nguyễn Nhạc mời vua Chiêu Thống sang phủđường là lễ tương kiến. Nguyễn Nhạc ngồi giữa, vua Chiêu Thống ngồi bên tả,Nguyễn Huệ ngồi bên hữu, các quan văn võ đứng hầu hai bên.Khi vào làm lễ xong rồi, vua Chiêu Thống xin nhường mấy quận để khao quân.Nguyễn Nhạc nói rằng: Vì họ Trịnh hiếp chế, cho nên chúng tôi ra giúp nhà vua;nếu bằng đất nước họ Trịnh thì một tấc cũng không để lại, nhưng mà của nhà Lêthì một tấc cũng không dám lấy. Xin mong nhà vua gắng sức làm việc, giữ yên cõiđất, để đời đời giao hiếu với nhau, ấy là cái phúc của hai nước đấy.Đoạn rồi vua Chiêu Thống về điện, hôm sau anh em Tây Sơn bàn rút quân vềNam, và thấy Nguyễn Hữu Chỉnh là người giảo quyệt, định bỏ lại ở Bắc Hà, bènmật truyền cho các tướng thu xếp quân thủy bộ, kho tàng có gì lấy hết, rồi đến nửađêm ngày 17 tháng 8, kéo quân về Nam. Sáng hôm sau Nguyễn Hữu Chỉnh biếtTây Sơn về rồi, sợ hãi lắm, hoảng hốt bỏ cả đồ đạc, chạy xuống chiếc thuyền buônvào Nghệ An, theo vua Tây Sơn. Nguyễn Nhạc thấy Hữu Chỉnh lại theo về, khôngnỡ bỏ, cho ở lại cùng với Nguyễn Duệ giữ đất Nghệ An.Bấy giờ quyền bính ở đất Bắc Hà về cả vua nhà Lê, thật là một cơ hội ít có để lậplại cái nền tự chủ của nhà Lê, nhưng tiếc vì vua Chiêu Thống không có tài quyếtđoán, mà đình thần lúc bấy giờ không có ai là người biết kinh luân: hễ thấy có giặcthì bỏ chạy, giặc đi rồi thì kéo nhau ra bàn ngược bàn xuôi, người thì định lập lạinghiệp chúa, kẻ thì muốn tôn phù nhà vua. Lại có dòng dõi họ Trịnh là Trịnh Lệvà Trịnh Bồng chia đảng ra đánh nhau để tranh quyền. Vua Chiêu Thống bất đắcdĩ phải phong cho Trịnh Bồng làm Án Đô Vương, lập lại phủ Chúa. Đảng họTrịnh lại toan đường hiếp chế nhà vua, vua Chiêu Thống phải xuống mật chiếu vờiNguyễn Hữu Chỉnh ra giúp.2. Nguyễn Hữu Chỉnh Chuyên Quyền ở Đất Bắc.Nguyễn Hữu Chỉnh từ khi trở về Nghệ An, chiêu mộ dũng sĩ, ngày đêm luyện tập,nhân có chiếu nhà vua gọi vào, bèn thu xếp được hơn một vạn quân ra giúp vuaLê. Trịnh Bồng đem quân ra chống giữ, đánh thua phải bỏ chạy. Hữu Chỉnh vàoyết kiến vua Chiêu Thống và chuyên giữ binh quyền.Trịnh Bồng có khởi binh mấy lần để toan sự khôi phục, nhưng không thành công,cho nên cũng chán sự đời bèn bỏ đi tu, về sau không biết chết ở đâu. Họ Trịnh mấttừ đấy.Nguyễn Hữu Chỉnh đánh đuổi họ Trịnh đi rồi, vua phong cho chức Đại Tư ĐồBằng Trung Công. Từ đó Hữu Chỉnh cậy công khinh người, làm lắm điều tráiphép, vua cũng lấy làm lo. Nhưng không biết trông cậy vào ai, cho nên đành phảichịu vậy.3. Tây Sơn Lấy Đất Bắc Hà.Ở trong Nam thì từ khi vua Tây Sơn là Nguyễn Nhạc về Quy Nhơn rồi, tự xưnglàm Trung ương Hoàng Đế, phong cho Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương ở đấtGia Định, cho Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, ở đất Thuận Hóa, lấy Hải VânSơn làm giới hạn.Được ít lâu Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ có chuyện hiềm khích với nhau,Nguyễn Huệ đem binh vào vây đánh thành Qui Nhơn, ngặt đế nỗi Nguyễn Nhạcphải thân lên thành mà kêu khóc, gọi Nguyễn Huệ mà bảo rằng: Nỡ lòng nào lạinồ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Khoa học xã hội lịch sử văn hóa Lịch sử Việt Nam Việt Nam Sử Lược phần 18Gợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Lý thuyết xã hội học
40 trang 266 0 0 -
Oan và giải oan trong truyện Nghiệp oan của Đào Thị của Nguyễn Dữ
6 trang 258 0 0 -
4 trang 217 0 0
-
Tiểu luận: Tìm hiểu thực trạng giáo dục Đại Học hiện nay ở nước ta
27 trang 206 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Tiểu luận: Xã hội học chính trị - xã hội học dân sự
15 trang 132 0 0 -
TIỂU LUẬN: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI HỌC ĐỨC CUỐI THẾ KỈ XIX ĐẦU THẾ KỈ XX
40 trang 115 0 0 -
Báo cáo Sự thành lập Công ty Đông Ấn Anh và những nỗ lực thâm nhập phương Đông trong thế kỷ XVII.
9 trang 104 0 0 -
69 trang 86 0 0
-
4 trang 83 0 0
-
1 trang 70 0 0
-
Tiểu luận: Nhóm Xã Hội Gia Đình
13 trang 65 0 0 -
Đề tài: Xây dựng dự án khả thi hệ thống quản lý thư viện ĐHQG HN
20 trang 64 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0 -
8 trang 54 0 0
-
11 trang 52 0 0
-
11 trang 51 0 0
-
Cương lĩnh của Đảng – ý nghĩa lịch sử ra đời của Đảng_2
7 trang 47 0 0