Vợ nhặt xây dựng đựơc tình huống truyện đặcsắc
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vợ nhặt xây dựng đựơc tình huống truyện đặcsắc Vợ nhặt là đã xây dựng đựơc tình huống truyện đặcsắc và hấp dẫn.Hãy phân tích ý trên Đọc Vợ nhặt của Kim Lân tôi lại nhớ đến “Một đám cưới nghèo” của Nam Cao với những bóng đen lầm lũi đi trong màn sương chiều nhập nhoạng. Cái đói, cái nghèo ấy sao đầy kinh hoàng và u ám đến thế. Chính cái đói, cái nghèo đó tạo nên cho Vợ nhặt một tình huống hết sức độc đáo và hấp dẫn. Và vì thế, Kim Lân đã đóng góp một truyện ngắn vào loại haynhất trong văn học Việt Nam hiện đạiNgay từ tựa đề của tác phẩm cũng gợi lên sự chuaxót, mai mỉa, một nỗi đau không thể nói thành lời.“Nhặt vợ”, một hành động nghe sao đơn giản và dễdàng đến như vậy? Điều đó hoàn toàn trái ngược vớiquan niệm của dân gian:Tậu trâu, lấy vợ, làm nhàTrong ba việc ấy thật là khó thayVậy mà ở đây Tràng đã nhặt được vợ hẳn hoi, trongcơn đói khủng khiếp mà có lẽ “đến năm 2000 concháu chúng ta vẫn kể cho nhau nghe để rùng mình”đang hoành hành. Cái lạ thường, kì dị của hành độngđã tạo nên một tình huống vô cùng độc đáo mang ýnghĩa chi phối toàn bộ tác phẩm.Đã từ lâu, dân làng cái xóm ngụ cư này đã quá quenvới hình ảnh vập vạp, thô kệch của Tràng với cáicười “hềnh hệch” vô hồn lúc nào cũng nở trên môi,Tràng nghèo túng, xấu xí hơn cả những con người tồitàn, bèo bọt ở cái xóm làng thì làm gì có thể lấy đượcvợ? Thế nhưng hôm nay, bên cạnh cái lưng to rộngnhư lưng gấu của hắn lại có cả một người đàn bà rónrén và e thẹn. Điều đó gợi nên sự kinh ngạc cho cảxóm. Sự tò mò, xoi mói cứ lan dần theo từng bước đicủa Tràng và người đàn bà trên con đường xao xác,heo hút. Mọi người cứ xì xầm bàn tán “Ai đấy nhỉ !Hay là người nhà bà cụ Tứ mới lên?” “Chả phải, từngày còn mồ ma ông cụ Tứ có thấy họ mạc nào lênthăm đâu?” thỉnh thoảng lại “rung rúc” vang lên tiếngcười đầy ghê rợn như tiếng cú báo hiệu tai ương vàchết chóc vọng mãi theo đôi uyên ương về cuối xóm.Mặc cho những lời bàn tán, Tràng vẫn lầm lũi bướcdưới những gốc gạo sù sì có “bóng những người đóiđi lặng lẽ như những bóng ma thay cho khách” vàtiếng quạ gào lên thê thiết từng hồi thay cho pháocưới. Câu chuyện chìm trong nặng nề và sợ hãi, đầynhững cảnh ma quái, đen tối. Cái đói đã luồn nhữnglàn gió chết chóc mọi nơi. Vậy mà Tràng lại có vợ “Ôichao! Biết có nuôi nổi nhau qua được cái thời nàykhông”Tình huống Tràng có vợ gây ra ấn tượng rất mạnh.Cả xóm ngạc nhiên đã đành, mà ngay cả bà cụ Tứ,mẹ Tràng cũng rất ngạc nhiên. Làm sao kể xiết sựsững sờ của bà khi trông thấy người đàn bà đứng ởđầu giường của con mình, lại còn chào mình bằng unữa. Bà không thể nghĩ rằng con mình lại có vợ,ngay trong cái thời buổi đói kém này. Bà cứ hấp háycặp mắt cho đỡ nhoèn mà càng lúc nó cứ nhoèn mãira.Tình huống càng bất ngờ đến hài hước khi chínhTràng cũng vẫn còn “ngỡ ngàng”. “Ngồi ngay giữanhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như khôngphải. Ra hắn đã có vợ đấy ư?”. Mọi chuyện xảy raquá bất ngờ, dường như chỉ là cơn mơ. Người đànbà chỉ gặp mới hai lần lại trở thành vợ hắn. Mà thậtra, hắn cũng không có ý định gì với thị...Thị liều lĩnhđến với hắn chỉ bằng một câu nói suông. Thị theohắn như phó mặc cho số phận. Cái đói đã đẩy họđến với nhau.Trong cái thời tao đoạn ấy, việc Tràng lấy vợ quả làmột tình huống oái oăm. Ta sẽ mừng hay lo, buồnhay vui cho cặp vợ chồng này? Tâm trạng của nhữngnhân vật trong câu chuyện chứa đầy những cảm xúcngổn ngang và mâu thuẫn. Bà cụ Tứ vui vì cuối cùngcon mình cũng có vợ nhưng lại tủi vì sự trớ trên củasố phận : có phải thời “tao đoạn” như thế, người tamới chịu lấy con mình? Bà mẹ nghèo nặng trĩunhững lo âu cho tương lai của con mình, “liệu chúngnó có nuôi nhau nổi sống qua được cơn đói khát nàykhông?”. Câu hỏi từ tận đáy lòng của bà mẹ “chấtchứa nỗi hoang mang, ám ảnh của kiếp bần hànkhông lối thoát và cả sự rình rập trước ngõ của cơnác mộng về cái đói chưa bao giờ dữ dội đến thế”.Trong lòng bà, ta cảm thấy cả nỗi buồn của mộtngười mẹ không được thấy con trong ngày vui,không được một vài mâm làm lễ gia tiên. Trong lờinghẹn ngoài tâm sự của bà có cả sự xót xa, một chútân hận vì đã không làm được đầy đủ bổn phận củamột người mẹ đối với con.Tâm trạng của Tràng cũng biến đổi liên tục từ khi thịquyết định theo hắn về nhà. Tình huống nhặt vợmang đầy vẻ bi hài, chỉ bằng những câu bông lơn vàbốn bát bánh đúc, thị đã đồng ý làm bạn với hắn. Thịtheo hắn dường như để giải quyết nhu cầu ăn.Những chuyện tưởng như rất thô lậu và trơ trẽnnhưng dưới ngọi bút tài tình của Kim Lân, nó trở nênnhẹ nhàng hơn và lấp ló tình thương. Tràng hoàntoàn mờ mịt về tương lai của mình “thóc gạo này đếnthân mình còn chả biết có nuôi nổi không lại còn đèobòng” nhưng hắn vẫn ra tay cưu mang người đàn bànghèo khổ. Đói kém đã đẩy đưa người phụ nữ đếnvới hắn, mang đến cho hắn niềm hạ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giảng văn cấp 3 kiến thức văn học tài liệu văn học Việt Nam bài giảng văn cấp 3 giáo án văn học cấp 3Gợi ý tài liệu liên quan:
-
TÌM HIỂU BÀI 'VIỆT BẮC' CỦA TỐ HỮU
15 trang 70 0 0 -
5 trang 30 0 0
-
Phân tích bài tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
18 trang 29 0 0 -
Phân tích bài Đây thôn vĩdạ - Hàn mặc tử
27 trang 28 0 0 -
225 trang 25 0 0
-
Chế Lan Viên với Điêu tàn và Vàng sao
16 trang 25 0 0 -
Nguyên lí Tảng băng trôi trong tác phẩm 'Ông già và biển cả'.
12 trang 25 1 0 -
Phân tích đầy đủ bài Việt Bắc của Tố Hữu
45 trang 24 0 0 -
Kiến thức lớp 12 'Chiếc thuyền ngoài xa' –Nguyễn Minh Châu-phần8
9 trang 23 0 0 -
CẢM THỨC CÔ ĐƠN TRONG THƠ ĐỖ PHỦ
17 trang 23 0 0 -
Kiến thức lớp 10 Nguyễn Bỉnh Khiêm –Nhàn-tìm hiểu tác phẩm
10 trang 22 0 0 -
11 trang 22 0 0
-
NGƯỜI CẦM QUYỀN KHÔI PHỤC UY QUYỀN
12 trang 22 0 0 -
Dàn bài ngữ văn lớp 10 - phần 2
7 trang 21 0 0 -
Đề Thi giữa học kì 2 lớp 9 môn Văn - Đề số 3
3 trang 21 0 0 -
Phân tích đoạn trích Trao Duyên
23 trang 21 0 0 -
Trình bày ngắn gọn những nét chính về cuộc đời
8 trang 20 0 0 -
Kiến thức lớp 10 Truyện Kiều - Nguyễn Du-đoạn trích kiều ở lầu Ngưng Bích
12 trang 20 0 0 -
Kiến thức lớp 12 Mảnh trăng cuối rừng-Nguyễn Minh Châu-phần1
9 trang 20 0 0 -
Đọc hiểu bài thơ Đồng chí của Chính Hữu
5 trang 19 0 0