VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG HÒA BÌNH THỜI HẬU CHIẾN 4Đây là một phái bộ lớn có nhiệm vụ thực hiện hai yêu sách của Hốt Tất Liệt là đòi vua Trần Nhân Tông vào chầu và đòi vua thả hết các tù binh nhà Nguyên, đặc biệt là Ô Mã Nhi, đồng thời đem lời giải thích của Hốt Tất Liệt về nguyên do cuộc chiến tranh. Đây là nhằm đáp lại ba vấn đề, mà vua Trần Nhân Tông đã nêu ra trong lá thư của mình do phái bộ Trần Khắc Dụng của...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG HÒA BÌNH THỜI HẬU CHIẾN - 4 VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG HÒA BÌNH THỜI HẬU CHIẾN 4Đây là một phái bộ lớn có nhiệm vụ thực hiện hai yêu sách của Hốt Tất Liệt là đòivua Trần Nhân Tông vào chầu và đòi vua thả hết các tù binh nhà Nguyên, đặc biệtlà Ô Mã Nhi, đồng thời đem lời giải thích của Hốt Tất Liệt về nguyên do cuộcchiến tranh. Đây là nhằm đáp lại ba vấn đề, mà vua Trần Nhân Tông đã nêu ratrong lá thư của mình do phái bộ Trần Khắc Dụng của ta đem qua cho Hốt TấtLiệt. Đọc những lời đáp lại dưới đây trong lá thư của hắn gửi cho vua ta, mới thấycác phái bộ ngoại giao của ta đã thực hiện nhiệm vụ đấu tranh ngoại giao kiên trìvà đầy khó khăn như thế nào.Về nguyên do cuộc chiến tranh, Hốt Tất Liệt đổ hết mọi trách nhiệm lên vua TrầnNhân Tông. Lời chiếu của hắn đã được tên Việt gian Lê Thực chép nguyên văntrong An Nam chí lược 2 tờ 36 và Từ Minh Thiện sao lại trong Thi ên nam hànhký, nói rõ: “Ta coi muôn n ước, cả đức lẫn uy đều dùng. Ngươi tiếng là hướngtheo, nhưng thực chưa đến chầu. Nhiều lần có thư mời lại lấy cớ đau mà từ chối.Đến khi sai chú ngươi tạm giữ nước thì ngươi công nhiên chống trái, dám làmchuyện chuyên giết. Còn đến việc A Lý Thái Nha đi đánh Chiêm Thành, tới nướcngươi mượn đường truyền sửa đến cầu, chuyển vận cỏ thóc, ngươi không nhữngthất tín mà còn cự lại quân ta. Việc nh ư thế, nếu không đánh, phép vua còn đâu ?Dân nát nước tan, thực sự ngươi gây lấy”.Còn về việc vào chầu, Hốt Tất Liệt vừa dở giọng thuyết phục vừa đưa lời đe dọa:“Nếu quả có lòng thành, sao không đến đây gặp mặt bày tỏ? Sao có chuyện nghesai tướng đến thì lại lo trốn chạy. Hễ thấy rút quân thì lại lên tiếng vào cống. Lấychuyện ấy mà thờ kẻ trên, lòng giả dối có thể biếữt được. Ngươi thử nghĩ nếu cứsống lẻn lút trên non, dưới biển lúc nào cũng lo tai họa bị quân tiến đánh, thì saobằng vào sân vua chịu mệnh để hưởng ân sủng quang vinh mà trở về. Trong haichước đó, chước nào hay chước nào dở ? (...) nếu ngươi sửa soạn sang ngay, tỏ đủnghĩa bề tôi, thì ta sẽ tha hết lỗi trước, phục hồi cho ngươi các tước phong cũ. Nếucòn chần chừ nghi ngại thì dứt khoát khó mà tha thứ. Hãy sửa sang thành quáchngươi, mài giũa binh giáp ngươi, cho các ngươi tự ý làm, chờ ta đưa quân tới”.Còn việc đòi thả tù binh, thì vì vua Trần Nhân Tông đối đãi tử tế đối với Tích LệCơ, Hốt Tất Liệt chỉ ra rằng “Ngươi biết Tích Lệ Cơ vốn là thuộc loại bà con tamà dùng lễ đưa về. Nhưng y là người có lỗi phải bị đi đày. Nếu lấy chuyện ấy màtô vẽ thì hãy đem bọn quan quân Ô Mã Nhi, Toa Đô trả về như thế mới tỏ đượclòng trung thuận. Ngày tiếp được chiếu thư này, bọn quan quân Ô Mã Nhi phảicùng đến một lúc. Bọn ấy nếu có việc gì cần xử lý, ta sẽ xử lý hoàn bị. Ngươi hãyđưa trả bọn họ về đầy đủ”. Việc Hốt Tất Liệt nêu cụ thể tên Ô Mã Nhi, rõ ràng lànhằm trả lời những tố cáo về tội ác của Ô Mã Nhi, mà vua Trần Nhân Tông đã nêura trong lá thư của mình. Thực tế, hắn là tên tướng khét tiếng tàn ác, đã giết người,đốt nhà, cướp của, đào mồ tại vùng Thiên Trường, như đã thấy trên.Dù có những lời kết tội, yêu sách và đe dọa vừa nêu, vua Trần Nhân Tông vẫn tỏra bình tĩnh, vui vẻ tiếp đãi đám sứ thần nhà Nguyên, như Từ Minh Thiện đã ghilại trong Thiên nam hành ký của Thuyết phu 41 tờ 4b-5a: “Ngày 28 tháng 2 nămKỷ Sửu (Chí Nguyên) 26 (1289) đến cửa thành nước ấy, em thế tử là thái sư rađón..., rồi lên ngựa về quán dịch. Ngày 29, thế tử và sứ giả gặp nhau. Sau quándịch có nhà lầu, Thế tử đi cửa sau vào trước trong nhà, mở cửa giữa mời sứ vào,chào hỏi chúc mừng nhà vua muôn tuổi, sứ giả đi đường bình yên. Ngày mồng 1tháng 3, đem đủ cờ xí, tán vàng, kèn trống, đón chiếu thư vào vương thành. Đếncửa điện thì xuống ngựa rồi vào. Đó là điện Tập Hiền, làm lễ xong đãi yến sứ giảhai ngày”. Đào Tông Nghi trong Chuyết canh lục 4 mục Sứ Giao Chỉ còn chépviệc vua Trần Nhân Tông đã cho vàng đám sứ giả này. An Nam chí lược 17 tờ 159cũng ghi việc vua Trần Nhân Tông đem vàng bạc biếu cho Lý Tư Diễn.Nói chung, đám sứ giả được tiếp đãi tử tế, thậm chí hậu hĩnh. Nhưng mọi yêu sáchcủa Hốt Tất Liệt đều bị từ chối. Đám sứ giả đã ra về tay không. Vua Trần NhânTông đã không qua chầu, còn Ô Mã Nhi thì chỉ đi theo vợ con hắn về trong mộtchiếc lọ gốm. Việc Ô Mã Nhi chết ĐVSKTT 5 tờ 56a6-8 viết như sau: “Mùa xuântháng 2 năm Kỷ Sửu (1289), sai nội th ư gai Hoàng Tá Thốn đưa bọn Ô Mã Nhi vềnước, dùng kế của Hưng Đạo Vương, cho người giỏi bơi lội làm phu chèo, banđêm dùi thuyền cho chìm, bọn Ô Mã Nhi đều chết đuối cả”. Vậy mà trong thưmình viết cho Hốt Tất Liệt và giao cho phái bộ Đặng Minh và Chu Anh Chủngmang qua Đại Đô, vua Trần Nhân Tông đã kể lại cái chết của Ô Mã Nhi thế này:“Tham chính Ô Mã Nhi định ngày sẽ về tiếp sau. Vì đường về ngang qua VạnKiếp, nên ông ta xin tới gặp Hưng Đạo để sắm sửa hành lý. Dọc đường ban đêmthuyền bị vấp, nước tràn vào. Tham chính mình to vóc lớn, khó ...