VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 1Ta đã thấy ngay vào năm 1279, khi Trần Nhân Tông lên ngôi ở Đại Việt và khi nhà Tống bị tiêu diệt ở Trung Quốc, Hốt Tất Liệt liền ra lệnh đóng chiến thuyền tiến đánh Đại Việt, ý chừng muốn thừa thắng xông lên, sử dụng đội quân bách chiến bách thắng, đè bẹp sức chiến đấu của dân tộc ta. Tuy nhiên, do rút kinh nghiệm trong cuộc chiến 1258, lần này Hốt Tất Liệt chuẩn bị phương hướng và sách lược kỹ càng hơn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1285 - 1VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 1Ta đã thấy ngay vào năm 1279, khi Trần Nhân Tông lên ngôi ở Đại Việt và khinhà Tống bị tiêu diệt ở Trung Quốc, Hốt Tất Liệt liền ra lệnh đóng chiến thuyềntiến đánh Đại Việt, ý chừng muốn thừa thắn g xông lên, sử dụng đội quân báchchiến bách thắng, đè bẹp sức chiến đấu của dân tộc ta. Tuy nhiên, do rút kinhnghiệm trong cuộc chiến 1258, lần này Hốt Tất Liệt chuẩn bị phương hướng vàsách lược kỹ càng hơn với việc cho Toa Đô tiến đánh Chiêm Thành vào năm 1282để làm gọng kìm phía nam cùng với hai gọng kìm đông bắc và tây bắc, nhằm bópnát Đại Việt.Thực tế ta sẽ thấy cuộc chiến sẽ xảy ra theo hướng đúng như thế, nhưng kết quảhoàn toàn khác.Hốt Tất Liệt chuẩn bị cuộc chiến năm 1285Sau thất bại của việc áp đặt chính quyền b ù nhìn Trần Di Ái lên nước ta vào cùngnăm 1282, Hốt Tất Liệt vẫn kiên trì chờ đợi thắng lợi từ chiến tr ường ChiêmThành. Nhưng chiến thắng đã không bao giờ xảy ra, như Bản kỷ của Nguyên sử13 tờ 2b2-3 và 2b9-11 đã ghi nhận về sự tan rã của đội quân Toa Đô từ ChiêmThành chạy về Trung Quốc và “bình chương của Hồ Quảng hành tỉnh là A Lý HảiNha xin tự thân mình đến bờ biển thu thập đám quân tan rã từ Chiêm Thành”.Quân dân Chiêm Thành đã tiến hành một cuộc kháng chiến trường kỳ, vừa đánhvừa đàm, dìm đội quân Toa Đô trong vũng lầy của chiến tranh du kích tại một đấtnước nhiệt đới.Chờ mãi không thấy chiến thắng, mà chỉ thấy thư yêu cầu viện binh, Hốt Tất Liệtngày Đinh Sửu 28 tháng 5 năm Chí Nguyên 21 (1284) đã tước hổ phù của Ô MãNhi do thất bại trong khi đem quân đi tiếp viện cho Toa Đô. Rồi đến ngày Mậu Tý12 tháng 7 năm đó ra lệnh cho con là Thoát Hoan chính th ức cầm quân đánhChiêm Thành như Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 4a8 đã chép. Song đây là mộtquyết định giả vờ, vì đối tượng xâm lược chủ yếu của Thoát Hoan không phải l àChiêm Thành, mà chính là Đại Việt. Cũng chính trong ngày Mậu Tý ấy, phái bộcủa trung lượng đại phu Nguyễn Đạo Học do vua Trần Nhân Tông cử đi đemphương vật biếu vua Nguyên, đồng thời để dò xét tình hình. Đó cũng là ngày vuaNguyên cho phái bộ Lê Anh của ta về nước.Hốt Tất Liệt cho tổ chức bộ máy chỉ huy quân sự khổng lồ, mà ngoài Thoát Hoanra thì gồm hầu hết các tướng tài của đội quân Mông Cổ từng có chiến công trongviệc tiêu diệt nhà Tống. Đó là A Lý Hải Nha, người chiến thắng của các thànhTương Dương, Ngạc Châu, Phàn Thành, Tỉnh Giang, Giang Lăng và nhiều chiếntrường khác nữa của Trung Quốc. Rồi Lý Hằng, kẻ chiến thắng trong chiến dịchNhai Sơn, hoàn thành việc tiêu diệt vương triều Tống. Và một loạt các tướng tá đãtừng cộng tác với A Lý Hải Nha và do chính A Lý Hải Nha cất nhắc bồi dưỡngnhư Áo Lỗ Xích, Trình Bằng Phi, Ô Mã Nhi, Toa Đô, Phàn Tiếp, v. v. Nói cáchkhác, Hốt Tất Liệt đã tập hợp một bộ sậu tác chiến đầy kinh nghiệm và có bảnlĩnh.Khi Thoát Hoan còn ở Kinh Hồ Chiêm Thành hành tỉnh vào tháng 7 năm ChíNguyên 21 (1284), vua Tr ần Nhân Tông đã sai phái bộ Nguyễn Đạo Học sang gặpThoát Hoan. Và theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 5b12-6a6, Thoát Hoanđã sai lý vấn quan Khúc Liệt (Kỳlô) và tuyên sứ Tháp Hải Tản Lý (Taqai Sarợq)cùng với Nguyễn Đạo Học đem thư của A Lý Hải Nha trách vua ta và đòi vua phảicung cấp lương thực cho quân Nguyên và lên biên giới đón Thoát Hoan vào đấtnước mình trên đường chúng đi đánh Chiêm Thành. Khi Thoát Hoan tiến quân đếnhuyện Hành Sơn của Hồ Nam thì Khúc Liệt và Tháp Hải Tản Lý đã trở về từ ĐạiViệt cùng với phái bộ Trần Đức Quân và Trần Tự Tông do vua Trần Nhân Tônggửi lên cùng bức thư của vua, từ chối việc mượn đường của Thoát Hoan: “Từnước tôi đến Chiêm Thành, thủy bộ đều không tiện”. Khi nhận được thư này,Thoát Hoan lại cho Triệu Tu Kỷ gửi thư lại cho vua Trần Nhân Tông yêu cầu mởđường và cấp lương. Cùng lúc lại được tin Trần Hưng Đạo đem quân lên án ngữbiên giới.Tất cả chi tiết này An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 5b11 chép vào tháng 2của năm Chí Nguyên thứ 22 (1285).Lý do nằm ở chỗ Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 6a5 đã ghi tháng 12 năm ChíNguyên 21, quân của Thoát Hoan đã tới nước ta. An Nam chí lược 4 tờ 53 ghicàng rõ hơn: “Tháng 12 ngày 21 Giáp Tý, quân đã đến đón ở biên giới An Nam”.Điều này hoàn toàn phù hợp với những ghi chép của Kinh thế đại điển tự lục trongNguyên văn loại 41 tờ 27a2-3: “Năm 21 tháng 10, quân đến Vĩnh Châu. An Namsai Hưng Đạo Vương đem quân 2 vạn đóng những nơi xung yếu để chặn quân vua.Tháng 12, đánh bại chúng ở ải Khả Ly”.Như vậy, đúng ra phải tới tháng 10 năm Chí Nguyên 21 (1284), Thoát Hoan mớitiến quân đến huyện Vĩnh Châu của Hồ Nam. Tại đây, A Lý Hải Nha lại sai vạnhộ Triệu Tu Kỷ viết thư đòi vua ta phải “mở đường, sửa soạn lương thực đến đónTrấn Nam Vương”, như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6a5-6 đã ghi. Cũngtheo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6a6-7, tới Ung Châu của Quảng ...