VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 3Trận Vạn Kiếp Cuộc tấn công Nội Bàng vào ngày 26 Tết năm Giáp Thân của Thoát Hoan, mà An Nam chí lược ghi là ngày 27, chắc chắn đã kéo dài mấy hôm. Thế mà năm Giáp Thân sắp hết, Tết năm Ất Dậu đã gần kề, quân dân Đại Việt đang rộn ràng ăn Tết bằng chiến đấu và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Trận Nội Bàng đã kết thúc. Trần Hưng Đạo đã rút về Vạn Kiếp và tập kết quân từ các lộ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1285 - 3VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 3Trận Vạn KiếpCuộc tấn công Nội Bàng vào ngày 26 Tết năm Giáp Thân của Thoát Hoan, mà AnNam chí lược ghi là ngày 27, chắc chắn đã kéo dài mấy hôm. Thế mà năm GiápThân sắp hết, Tết năm Ất Dậu đã gần kề, quân dân Đại Việt đang rộn ràng ăn Tếtbằng chiến đấu và chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Trận Nội Bàng đã kết thúc. TrầnHưng Đạo đã rút về Vạn Kiếp và tập kết quân từ các lộ để sửa soạn cho cuộc chiếnsắp tới. ĐVSKTT 5 tờ 45b2-3 cho ta biết: “Ngày mồng 6 tháng giêng mùa xuânnăm Ất Dậu Thiệu Bảo thứ 7 (1285) Ô Mã Nhi nhà Nguyên đánh vào các xứ VạnKiếp và núi Phả Lại, quan quân vỡ chạy”. Tuy nhiên, Nguyên sử 13 tờ 6a6 lại ghi:“Tháng đó (tức tháng 12 năm Chí Nguyên thứ 21), Hưng Đạo Vương của An Namđem quân chống lại ở Vạn Kiếp, bèn tiến quân đánh bại nó.Vạn hộ Nghê Nhuận đánh, chết ở Lưu Thôn”.Thế là từ chiến thắng Nội Bàng, Thoát Hoan đã triển khai ngay kế hoạch tấn côngVạn Kiếp, chứ không chờ gần 10 ngày mới cho lệnh tấn công, như ĐVSKTT đãcó. Dẫu sao đi nữa, trong trận chiến Nội Bàng và những trận trước như ĐộngBàng, Khâu Ôn, nếu quân ta có tổn thất, thì nhất định quân địch cũng tổn thấtkhông kém do tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân đội ta. Vì vậy, cả hai bênđều cần thời gian, gấp rút tổ chức lại quân đội và sắm sửa khí tài phục vụ cho cuộcchiến sắp tới.Theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 6b6-7, Thoát Hoan cho dựng côngtrường đóng chiến thuyền và thành lập các cánh quân thủy giao Ô Mã Nhi chỉ huy,tiến xuống Vạn Kiếp. Trên đường tiến, chúng đã lượm được hai lá thư vua TrầnNhân Tông gửi cho Thoát Hoan và A Lý Hải Nha về việc yêu cầu chúng chấphành lệnh năm Trung Thống thứ 2 (1261) của Hốt Tất Liệt và đòi chúng rút quânvề. Đồng thời, A Lý Hải Nha gửi thư cho vua Trần Nhân Tông yêu cầu mở đường“cho triều đình đem quân đánh Chiêm Thành”, rồi giao cho sứ ta bị chúng giữ lạilà Nguyễn Văn Hàn đem tới Vạn Kiếp.Đến giờ phút đó, A Lý Hải Nha vẫn còn dở giọng như An Nam truyện của Nguyênsử 209 tờ 6b11-7a3 đã ghi: “Triều đình đem quân đánh Chiêm Thành, nhiều lầnđưa thư cho thế tử, bảo mở đường, chuẩn bị lương, không ngờ đã trái mệnh triềuđình, để bọn Hưng Đạo Vương đem quân chống lại, đánh bị thương quân ta. Đểcho sinh linh An Nam chịu tai họa, chính là do nước ngươi làm ra. Nay đại quânqua nước ngươi, để đánh Chiêm Thành, hoàng đế truyền lệnh cho thế tử hãy nghĩkĩ đi. Nước ngươi quy phụ đã lâu, nên nghĩ đến đức thương yêu to lớn của hoàngđế, mà lập tức ra lệnh rút quân mở đường, khuyên bảo trăm họ ai nấy cứ làm ănsinh sống. Quân ta đi qua, không mảy may xâm phạm. Thế tử hãy ra đón TrấnNam Vương, cùng bàn việc quân. Nếu không, đại quân sẽ đóng lại ở An Nam, mởphủ”.Về phía Đại Việt, thì như đã thấy, vua Trần Nhân Tông và Trần Hưng Đạo đã điềuđộng quân các lộ vùng đông bắc như Hải Đông, Vân Trà, Ba Điểm và các xứ BàngHà, Na Sầm, Trà Hương, Yên Sinh và Long Nhãn về đóng ở Vạn Kiếp và núi PhảLại. Núi Phả Lại, theo An Nam Chí Nguyên 1 tờ 42 mục Sơn xuyên thì “ở huyệnTừ Sơn, mặt kề Bình Than, sông Như Nguyệt quanh bên trái, sông Ô Cách bọcbên phải, cảnh vật mỹ lệ, là cảnh đẹp một phương”.Bản thân Trần Nhân Tông theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7a3-4 thìđem “các quân Thánh D ực hơn một nghìn thuyền giúp Hưng Đạo Vương cựchiến”.Vậy là, khi Tết Ất Dậu chưa tới, theo Bản kỷ của Nguyên sử, Ô Mã Nhi đã ra lệnhtấn công căn cứ Vạn Kiếp. Một trận đánh ác liệt đã nổ ra. Tướng Nguyên là vạn hộNghê Nhuận đã tử trận tại Lưu Thôn. Điều này phù hợp với mô tả trong An Namtruyện của Nguyên sử 209 tờ 6b5-6. Theo đó, sau trận Nội Bàng, “Hưng ĐạoVương trốn đi, quan quân đuổi đến Vạn Kiếp, đánh các ải, đều phá đ ược”. TrậnVạn Kiếp đã xảy ra như vậy trước Tết Ất Dậu.Trận Bình ThanĐến ngày mồng 9 Nhâm Ngọ tháng giêng, theo An Nam chí lược 4 tờ 54 vua,Trần Nhân Tông “đem 10 vạn quân, đại chiến ở Bài Than. Nguyên soái Ô Mã Nhi,chiêu thảo Nạp Hải (Naqai), và trấn phủ Tôn Lâm Đức đem những thuyền bắtđược từ trước đến đánh tan”. Cũng ngày này, Bản kỷ của Nguyên sử 13 tờ 7a8-9ghi nhận:“Ô Mã Nhi dẫn quân gặp Hưng Đạo Vương của An Nam bèn đánh bại”, tuy khôngnói ở đâu. Thế thì, trận Bài Than với 10 vạn quân do vua Trần Nhân Tông chỉ huychắc chắn phải gồm cả nghìn chiến thuyền do Trần Hưng Đạo bố trí cách VạnKiếp chừng 10 dặm, mà Nguyên sử nói tới ở trên.Bài Than ở đây tức chính là Bình Than, bởi vì An Nam Chí Nguyên 1 tờ 46-47 khiviết về sông Bình Than, đã nói: “Một tên là Bàn Than, lại có tên Bài Than ở tạihuyện Chí Linh, phát nguyên từ Xương Giang đến sông Thị Cầu, thì hai nhánhhợp lưu chảy qua hai núi Chí Linh và Phả Lại, quanh co mênh mông không rõ đâulà bờ bến, đến cửa sông Đồ Mộ thì rẽ thành hai nhánh và chảy vào biển”. Bài Thantrong trích dẫn này là đọc theo thủ bản B do Gaspardone đã ghi lại ở phần khảo ...