Danh mục

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1285 - 7

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 7Cuộc phản công: Chiến thắng A Lỗ Sau cuộc rút lui chiến lược về Thanh Hóa cùng bộ chỉ huy chiến lược của mình vào thượng tuần tháng ba, vua Trần Nhân Tông tại đây chắc chắn đã tập hợp quân đội và phân chia công tác, chuẩn bị cho cuộc phản công lớn. Trong 20 ngày còn lại của tháng ba này, các sử liệu Trung Quốc không thấy nói gì, chỉ thấy chép việc quân Nguyên đưa bọn đầu hàng như Chương Hiến Hầu, Minh Thành...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1285 - 7VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1285 7Cuộc phản công: Chiến thắng A LỗSau cuộc rút lui chiến lược về Thanh Hóa cùng bộ chỉ huy chiến lược của mìnhvào thượng tuần tháng ba, vua Trần Nhân Tông tại đây chắc chắn đã tập hợp quânđội và phân chia công tác, chuẩn bị cho cuộc phản công lớn. Trong 20 ngày còn lạicủa tháng ba này, các sử liệu Trung Quốc không thấy nói gì, chỉ thấy chép việcquân Nguyên đưa bọn đầu hàng như Chương Hiến Hầu, Minh Thành Hầu, NghĩaQuốc Hầu v. vỢ lên Trung Quốc. Còn phía nước ta, ĐVSKTT 5 tờ 48a7-8 nhắcđến một nhận xét của vua Trần Nhân Tông đối với đạo quân Toa Đô:“Bọn giặc nhiều năm đi xa, vạn dặm l ương thảo, thế tất mệt mỏi. Lấy nhàn đợimệt, trước phải cướp chí khí của chúng, thì ắt phá được chúng”. Nhận xét này cóthể vua Trần Nhân Tông đã phát biểu trong cuộc hội nghị quân sự cao cấp tạiThanh Hóa lúc ấy. Dẫu sao, thời gian này là thời gian quý báu để cho quân ta ráoriết chuẩn bị phản công.Đến tháng tư, An Nam chí lược 4 tờ 54, khi nói về cuộc phản công này, chỉ chépđược một câu: “Mùa hè tháng tư, An Nam nhân lúc sơ hở, đánh lấy lại La thành”.Còn An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 8a7-9 chỉ chép một cách tổng quát:“Quan quân nhóm các tướng lại bàn việc người Giao chống trả. Quan quân tuynhiều lần đánh chúng bại tan, nhưng chúng đã thêm quân càng lúc càng nhiều.Quan quân khốn khổ thiếu thốn, tử th ương cũng nhiều. Quân và ngựa của MôngCổ cũng không thể thi thố tài năng. Bèn bỏ kinh thành vượt sông lên bờ bắc quyếtnghị rút quân”.Sự thật thì như Kinh thế đại điển tự lục trong Nguyên văn loại 41 tờ 27a8-9 viết:“Tháng tư, quân của Giao Chỉ đại khởi. Hưng Đạo Vương của chúng đánh vạn hộLưu Thế Anh ở đồn A Lỗ, Trung Thành Vương đánh thiên hộ Mã Vinh ở GiangKhẩu. Họ đều bị giết và rút lui. Thế rồi quân thủy bộ đến vây đại doanh mấy lớp,tuy chết nhiều nhưng quân tăng viện càng lúc càng đông. Quan quân sớm chiều cốđánh khốn khổ, thiếu thốn, khí giới đều hết, bèn bỏ kinh thành của chúng mà vượtsông”.Thế đã rõ. Vào đầu tháng tư, mũi tiến quân đầu tiên của cuộc phản công là dochính Quốc công Trần Hưng Đạo chỉ huy nhắm vào cứ điểm A Lỗ, mà quân ta đãbỏ lại trên tuyến phòng ngự Thiên Trường. Cuộc phản công đã thắng lợi. Tướnggiặc Lưu Thế Anh phải rút khỏi cứ điểm này. Có thể nói đây là chiến thắng đầutiên của quân dân Đại Việt sau một loạt các trận đánh vừa rút lui vừa tiêu hao sinhlực địch từ Vạn Kiếp, Bình Than, Thăng Long, Đà Mạc cho đến A Lỗ, Đại Hoàngvà Phú Tân. Chiến thắng A Lỗ này không thấy sử ta ghi lại.Trận Tây Kết thứ nhất và chiến thắng Hàm TửTrong tháng tư, ĐVSKTT 5 tờ 48a8-b6 viết: “Mùa hạ tháng tư, vua sai bọn ChiêuThành Vương (khuyết danh), Hoài Văn Hầu Quốc Toản, tướng quân NguyễnKhoái đem tiệp binh đón giặc ở bến Tây Kết. Quan quân giao chiến với ng ườiNguyên ở Hàm Tử Quan. Các quân đều ở đó. Chỉ quân của Chiêu Văn VươngNhật Duật có người Tống, mặc áo quần Tống, cầm cung tên chiến đấu. Thượnghoàng sợ các quân có kẻ không phân biệt được, sai người đến bảo rằng: ‘Đó làquân Thát của Chiêu Văn đấy, phải nhìn kỹ chúng’. Ay là vì người Tống và quânThát tiếng nói và y phục giống nhau. Người Nguyên thấy vậy, đều kinh hãi nói:‘Có người Tống đến giúp’. Nhân thế thua chạy về Bắc.Trước đó, nhà Tống mất, người Tống về theo ta. Nhật Duật thu nạp họ, có TriệuTrung làm gia tướng. Cho nên chiến công đánh bại giặc Nguyên, Nhật Duật lậpđược nhiều hơn cả”.Như thế trong tháng tư, sau chiến thắng A Lỗ, quân Đại Việt dưới sự chỉ huy củaChiêu Thành Vương, Hoài Văn H ầu Quốc Toản, Nguyễn Khoái và Chiêu VănVương Trần Nhật Duật đã tiến đánh Tây Kết và Hàm Tử quan. Đây là hai cứ điểmnằm gần nhau, đều thuộc huyện Châu Giang của tỉnh H ưng Yên bây giờ. Đặc biệt,nếu Tây Kết là đối lại với thôn Đông Kết của xã Đông Bình, huyện Châu Giangngày nay, thì rõ ràng cứ điểm Tây Kết chính năm trong vùng cứ điểm Đà Mạc củangười anh hùng Trần Bình Trọng, bởi vì thôn Đông Kết hiện cách sông Hồng 3cây số, tức đất bãi Đà Mạc.Vậy, cuộc phản công trong tháng tư năm Ất Dậu 1285 là nhằm thu hồi lại các cứđiểm quân sự, mà ta đã thiết lập và bị quân giặc chiếm hai tháng trước đó, để từđấy làm bàn đạp tiến lên giải phóng kinh đô Thăng Long.Chiến thắng Chương Dương(Phần này nên tìm đọc : Trăng sáng Chương Dương)Giống như trận Hàm Tử, trận Chương Dương không được các sử liệu Trung Quốcnói tới, vì đây là một trận thua lớn của quân Nguyên. Các sử liệu ta thì chép cũngrất rời rạc. ĐVSKTT 5 tờ 47b chỉ viết: “Tháng 5 ngày mồng 3, hai vua đang đánhgiặc ở Trường Yên, chém đầu cắt tai không kể xiết. Ngày mồng 7, tin thám báorằng: ‘Toa Đô từ Thanh Hoùa kéo quân ra’. Ngày mồng 10, có người từ chối giặctrốn đến Ngự Viên tâu báo: ’Thượng tướng Quang Khải, Hoài văn hầu Quốc Toảnvà Trần Thông, Nguyễn Khả Lạp cùng em là Nguyễn Truyền đem dân binh các lộ ...

Tài liệu được xem nhiều: