VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1288 5Chiến thắng Bạch ĐằngĐã quyết định rút lui, nhưng rút lui bằng cách nào? Theo An Nam chí lược 4 tờ 56 thì cũng trong hội nghị ấy, bọn tướng tá quân thủy của giặc đều đồng thanh nói: “Thuyền lương hai lần vào đều bị hãm, không bằng bỏ thuyền theo đường bộ. Đó là kế sách hay nhất”. Thoát Hoan muốn nghe theo, nhưng đám tả hữu đều ngăn lại. Cho nên, cuối cùng, theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 9b11-12 chúng chia...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1288 -5 VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VỆ QUỐC NĂM 1288 5Chiến thắng Bạch ĐằngĐã quyết định rút lui, nhưng rút lui bằng cách nào? Theo An Nam chí lược 4 tờ 56thì cũng trong hội nghị ấy, bọn tướng tá quân thủy của giặc đều đồng thanh nói:“Thuyền lương hai lần vào đều bị hãm, không bằng bỏ thuyền theo đường bộ. Đólà kế sách hay nhất”. Thoát Hoan muốn nghe theo, nhưng đám tả hữu đều ngăn lại.Cho nên, cuối cùng, theo An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 9b11-12 chúngchia quân làm hai cánh. Một cánh quân thủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy đivề trước cùng với Trình Bằng Phi và Tháp Xuất (Ta?u) đem quân bộ đi hộ tống.Bản kỷ của Nguyên sử 5 tờ 2b-4 ghi sự kiện ấửy vào ngày Nhâm Ngọ, tức 27tháng 2 năm Mậu Tý.Đám quân đi hộ tống này tự bản thân nó gặp quá nhiều khó khăn. An Nam chílược 4 tờ 56 chép:“Ngày mồng 3 tháng 3, Đinh Hợi, hữu thừa Tr ình Bằng (Phi), thiêm tỉnh Đạt Mộc(đúng ra phải đọc là Truật, LMT) đem kỡ binh, đưa quân thủy, qua chợ Đông Hồ(Hồ đúng ra phải đọc là Triều, LMT) mắc sông bèn trở về, vì cầu cống đều bị quânkia cắt đứt, đợi ta mà đánh. Trình hữu thừa liền hỏi những hương lão đã bắt được,đang đêm dẫn chạy qua đường khác thì bắt kịp đại quân”. Thế rõ ràng nhiệm vụ hộtống do Thoát Hoan giao cho Trình Bằng Phi và Tháp Xuất đã không được hoànthành, vì cầu cống đã bị quân ta phá. Chúng cố gắng trở về gặp Thoát Hoan để rútlui bằng đường bộ với hy vọng số phận sẽ khá hơn.Còn quân thủy do Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp chỉ huy thì cứ chậm chạp tiến ra biểnvới những trận tập kích của quân ta, mà chúng phải đánh trả hằng ngày. TrươngNgọc truyện của Nguyên sử 166 tờ 9a3-4 đã mô tả:“Năm 25 (1288) quân về. An Nam đem quân nghênh chiến, đánh lớn suốt ngày”.Đến ngày mồng 7 Tân Mão, An Nam chí lược 4 tờ 56 cho biết quân thủy của ÔMã Nhi đã đến Trúc Động. Quân ta tiến đánh thì bị tướng địch Lưu Khuê đánh luivà bắt được của ta 20 chiến thuyền. Trúc Động là một căn cứ lớn của quân ta, nơitrước đó một tháng A Bát Xích và đặc biệt là Ô Mã Nhi đã từng chiến đấu, nhưLai A Bát Xích truyện của Nguyên sử 129 tờ 2a9 và Cố thừa sự lang Tượng sơnhuyện doãn Lý hầu mộ bi trong Từ khê văn cảo 18 đã ghi.Có thể vì đã từng chiến đấu ở Trúc Động, nên dù Lưu Khuê đánh lui được quân talần này, Ô Mã Nhi vẫn không dám dẫn quân thủy của mình đi vào sông BạchĐằng qua ngã sông Giá, nơi có căn cứ Trúc Động. Ô Mã Nhi đã chọn tiến xuốngsông Bạch Đằng bằng con đường sông Đá Bạc. Sông Bạch Đằng là nơi ta có nhiềucứ điểm chiến đấu. Ngày 19 tháng 2 năm Mậu Tý (1288)ữ, ĐVSKTT 5 tờ 54a3chép Ô Mã Nhi đã tấn công vào trại Yên Hưng trước khi trở về Vạn Kiếp. TrạiYên Hưng nằm ở tảử ngạn sông Bạch Đằng. Cho nên, đến ngày 8 tháng 3, cũngtheo ĐVSKTT 5 tờ 54a4-b4, “quân Nguyên hội tại sông Bạch Đằng để đón thuyềnlương của bọn Trương Văn Hổ nhưng mà không gặp.Hưng Đạo Vương đem quân đánh, giặc bị thua. Trước đó Vương đã trồng cọc ởsông Bạch Đằng phủ cỏ lên trên.Hôm ấy nhân lúc nước triều lên, Vương cho quân khiêu chiến, rối giả thua chạy vềBắc. Bọn giặc đuổi theo, quân ta cố sức đánh lại. Nước triều rút, thuyền giặc bịvướng cọc. Nguyễn Khoái đem quân Thánh dực dũng nghĩa cùng đánh với giặc,bắt được bình chương Áo Lỗ Xích. Hai vua đem quân tiếp đến, tung quân đánhlớn. Quân Nguyên chết đuối không thể kể xiết, nước sông vì thế đỏ ngầu. Rồi VănHổ đến phục binh hai bờ đổ ra đánh. Giặc lại thua. nước triều rút rất nhanh.Thuyền lương của Văn Hổ gác lên trên cọc, nghiêng đắm gần hết. Quân Nguyênchết đuôi rất đông, bắt được hơn 400 thuyền tuần tiễu. Nội minh tự Đỗ Hành bắtđược Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ Vương, dâng lên Thượng hoàng. Thượng hoàng saidẫn lên thuyền ngự cùng ngồi và nói chuyện vui vẻ uống rựơu”.Đoạn mô tả về trận Bạch Đằng của ĐVSKTT cơ bản là chính xác, trừ một số tìnhtiết tỏ ra không đúng. Thí dụ Văn Hổ không có tham gia trận đánh n ày và việc AoLỗ Xích không bị bắt ở sông Bạch Đằng. Ngoài ra, có nhiều chi tiết khác,ĐVSKTT đã không ghi lại, mà sử liệu Trung Quốc đã chép. Chẳng hạn TrươngNgọc truyện của Nguyên sửử 166 tờ 9a3-4 chép việc Trương Ngọc “năm ChíNguyên 24 (1287) theo tham tri chính s ự Ô Mã Nhi đánh Giao Chỉ, nhiều lần đánhcó công. Năm 25 (1288) quân về, An Nam đem quân đón đánh. Đánh lớn suốtngày. Nước cạn, thuyền không đi được, Ngọc chết”.Còn về vai trò của Phàn Tiếp, An Nam chí lược 4 tờ 56, sau khi kể việc “Ô MãNhi không do đường biển trở về, mà do sông Bạch Đằng”, viết tiếp: “Khi gặpđịch, Ô Mã Nhi tự mình dẫn quân lương đón đánh. Phàn tham chính chiếm lấy núicao để tiếp ứng, nước triều rút nhanh, quân h ãm”. Phàn Tiếp truyện của Nguyênsử 166 tờ 10b2-3 chép trận đánh càng rõ hơn nữa: “Tiếp cùng Ô Mã Nhi đem quânthủy trở về, bị giặc đón chận. Triều sông Bạch Đằng xuống.Thuyền Tiếp mắc cạn. Thuyền giặc dồn về nhiều, tên bắn như mưa. Tiếp hết sứcđánh từ giờ mão đến giờ Dậu. Tiếp bị súng bắn, rớt xuống nước. Giặc móc l ...