Danh mục

Vương triều Nguyễn giai đoạn (1802-1884) trong so sánh với các nước Đông Nam Á

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 252.33 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhằm cung cấp thêm một cách đánh giá về vương triều này, tác giả bài viết đã đặt Việt Nam trong bối cảnh lịch sử của khu vực Đông Nam Á và rộng hơn nữa là châu Á trong thế kỷ XIX, để hiểu rõ hơn lý do mất nước và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Vương triều Nguyễn giai đoạn (1802-1884) trong so sánh với các nước Đông Nam Á TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009 VƯƠNG TRIỀU NGUYỄN GIAI ĐOẠN (1802 - 1884) TRONG SO SÁNH VỚI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Lê Văn Chiến1 1. Khoa Khoa học Xã hội, trường Đại học Hồng Đức TÓM TẮT Vương triều Nguyễn (1802 - 1945) là một trong những triều đại phong kiến để lạinhiều cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Cácquan điểm gần như đối lập nhau, có ý kiến ngợi ca, có ý kiến phủ định những đóng góp củanhà Nguyễn đối với đất nước. Nhằm cung cấp thêm một cách đánh giá về vương triều này,tác giả bài viết đã đặt Việt Nam trong bối cảnh lịch sử của khu vực Đông Nam Á và rộnghơn nữa là châu Á trong thế kỷ XIX, để hiểu rõ hơn lý do mất nước và trách nhiệm của nhàNguyễn trong việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp năm 1884.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tìm hiểu về vương triều Nguyễn giai đoạn (1802 - 1884) không thể không đặt ViệtNam (1802 - 1838) và Đại Nam (1838 - 1945) trong bối cảnh lịch sử các quốc gia ĐôngNam Á lúc bấy giờ, đặc biệt là trong so sánh với các nước láng giềng kể cả Trung Quốc -những quốc gia có mối quan hệ lâu đời với chúng ta. Các tài liệu thành văn và hiện vật đã minh chứng rằng, thời cổ đại và trung đại,nhiều quốc gia trong khu vực này đã đạt đến trình độ kinh tế, văn hóa rất cao, trong khiđó, các quốc gia châu Âu còn phát triển ở trình độ thấp. Tuy nhiên, do những yếu tố chủquan và khách quan khác nhau, nhiều nước châu Âu đã chuyển sang giai đoạn phát triểnkinh tế tư bản chủ nghĩa từ giai đoạn cuối của chế độ phong kiến. Thực lực về kinh tế vàquân sự cho phép họ tiến hành nhiều cuộc xâm lược các nước phương Đông, trong đó cóViệt Nam. Mặc dù vậy, lịch sử đã chứng minh rằng, không phải các nước tư bản mạnhhơn thì dễ dàng chinh phục được các nước chậm phát triển hơn. Không ít quốc gia nhỏyếu đã chiến đấu kiên cường làm cho các nước tư bản nhiều phen hao người tốn của.Nhưng cuối cùng đa số các nước phương Đông trong đó có khu vực Đông Nam Á đều rơivào tay các nước tư bản Âu -Mỹ. Trách nhiệm làm mất nước, trước hết do chính quyềnphong kiến các quốc gia đã quá suy yếu, bạc nhược về ý chí chiến đấu, không có khảnăng tự vệ, đồng thời cũng không dám động viên toàn dân đứng lên chống ngoại xâm.Mặt khác, các nước thực dân đã biết khai thác triệt để sự suy yếu của chính quyền phongkiến sở tại cũng như sự chia rẽ nội bộ, tranh giành quyền lực, mâu thuẫn sâu sắc giữanhân dân với chính quyền phong kiến… Vào buổi bình minh của thời cận đại, thuộc địa của các nước châu Âu ở Đông NamÁ chưa nhiều. Bồ Đào Nha là cường quốc thực dân đầu tiên xây dựng vương quốc thuộc 53 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 1. 2009địa của mình ở Đông Nam Á vào đầu thế kỷ XVI (sự kiện Bồ Đào Nha chiếm eo biểnMalacca vào tháng 7 - 1511). Sự bành trướng của người Bồ ở Đông Nam Á gặp nhiềukhó khăn vì các quốc gia phong kiến ở đây còn khá mạnh, nhân dân các nước cùng chínhquyền phong kiến kiên cường đấu tranh; cùng với đó, sự cạnh tranh của các nước Tây Âucũng là một trở ngại cho thế lực của Bồ Đào Nha. Mặc dù đã có sự thỏa thuận “ăn chia”giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha nhưng các mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa ở khu vựcĐông Nam Á cùng lúc nổi lên rất gay gắt. Bước sang thế kỷ XVIII, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha từng bước bị loại bỏ (chỉ cònmột vài thuộc địa nhỏ) nhường chỗ cho Anh, Pháp, Hà Lan, trong cuộc chạy đua xâmchiếm thuộc địa của các nước tư bản ở Đông Nam Á nói riêng và Phương Đông nói chung.Hà Lan chiếm Indonexia. Năm 1702, thực dân Anh chiếm đảo Côn Lôn (Côn Đảo - thuộctỉnh Bà Rịa Vũng Tàu ngày nay) làm căn cứ nhưng một năm sau chúng đành phải rút lui vìbị quân dân trên đảo có sự giúp sức của chúa Nguyễn đánh bại. Tuy nhiên sau đó, từ căn cứở Ấn Độ, Anh tiến hành xâm lược Bán đảo Mã Lai (Malaixia ngày nay) rồi Miến Điện(Mianma ngày nay)… Thực dân Pháp thông qua các giáo sĩ truyền đạo tìm mọi cách tiếpcận và âm mưu xâm lược bán đảo Đông Dương. Như vậy, tại Đông Nam Á, đối đầu gay gắtgiữa Anh và Pháp có nguy cơ xảy ra mà cuộc tranh chấp trên đất Xiêm là một bằng chứngthực tế. Trong điều kiện lịch sử đó, triều đình Xiêm đã tiến hành những cải cách mang tínhchất tư sản dưới thời các vua Rama III, IV, đặc biệt dưới thời Chulalongcon (hiệu là RamaV) và áp dụng chiến lược nhằm dung hòa thế lực của Anh và Pháp. Xiêm trở thành “nướcđệm” nhưng trên thực tế Xiêm vẫn là nước phụ thuộc Anh. Để tìm cách thâm nhập ĐôngNam Á, Mỹ tìm cách hất Tây Ban Nha khỏi Philippin vào năm 1898. Trung quốc - “miếngmồi béo bở nhất” cũng từng ngày, từng giờ bị các nước tư bản Âu - Mỹ xâu xé và tìm cách“cắt vụn” ra. Đi đầu là thực dân Anh. Việc đán ...

Tài liệu được xem nhiều: