Xây dựng khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững của ngành Chế biến thủy sản Bến Tre
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững của ngành Chế biến thủy sản Bến Tre Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2013 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC XÂY DỰNG KHUNG PHÂN TÍCH VÀ HỆ THỐNG CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY SẢN BẾN TRE BUILDING ANALYTICAL FRAMEWORK AND INDICATORS FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT OF BEN TRE’S SEAFOOD PROCESSING Nguyễn Văn Hiếu1 Ngày nhận bài: 17/7/2013; Ngày phản biện thông qua: 30/8/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013 TÓM TẮT Bài báo nghiên cứu về ngành chế biến thủy sản Bến Tre. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng thành công khung phân tích cho phát triển bền vững của ngành chế biến thủy sản trong tỉnh dựa trên ba trụ cột: kinh tế, xã hội, và môi trường. Cũng trong mô hình phân tích này, thể chế và quản trị nhà nước đóng vai trò điều hòa trong mối quan hệ giữa các trụ cột. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xây dựng hệ thống lượng hóa các khía cạnh trong khung phân tích trên bằng các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững cho ngành chế biến thủy sản Bến Tre. Từ khóa: Ngành chế biến thủy sản, phát triển bền vững, mô hình phát triển bền vững, chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ABSTRACT This paper examines the seafood processing industry of Ben Tre province in order to build an analytical framework for sustainable development of the industry. Research results have helped pin down a model with three pillars: economic, social perspectives and environment. Institutions and administration of the government play a vital role in hamonizing the relations among the pillars of the framework. The research also designed quantification methods for each pillars in the model which consist of indicators for sustainable development for the seafood processing industry in Ben Tre province. Keywords: Seafood processing, sustainable development, models for sustainable development, indicators for sustainable development I. ĐẶT VẤN ĐỀ Bến Tre là một tỉnh cuối nguồn sông Cửu Long, với diện tích tự nhiên 2321km2, trong đó có 65km bờ biển và dải rừng ngập mặn ở ven biển cùng địa hình sông rạch chằng chịt (khoảng 6.000km), là tỉnh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng và khai thác thủy sản. Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của tỉnh trong 10 năm qua không ngừng gia tăng, tổng sản lượng thủy sản năm 2012 đạt trên 156 nghìn tấn, tăng gấp 2,6 lần so với năm 2006. Sản xuất thủy sản đã đạt được những thành tựu đáng kể, giai đoạn 2001 - 2012 đóng góp của thủy sản vào GDP chung của toàn tỉnh dao động từ 2.72% đến 3.1%. Tuy nhiên, toàn tỉnh có 180 cơ sở chế biến thủy sản, trong đó chỉ có 6 cơ sở chế 1 ThS. Nguyễn Văn Hiếu: Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre 16 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG biến với quy mô tương đối lớn, còn lại là cơ sở nhỏ và các hộ gia đình. Điều kiện cơ sở vật chất, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường của một bộ phận cơ sở chế biến thủy sản tại Bến Tre chưa đáp ứng được các quy chuẩn QCVN 02-01:2009/ BNN&PTNT [1]. Nghị Quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2010 - 2015) [2] cũng đã nhận định sự phát triển của ngành chế biến thủy sản Bến Tre chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Trong cùng chuỗi nghiên cứu tác giả (2013) cũng đã đưa ra những thách thức đến phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản Bến Tre [3]. Từ thực tế trên đòi hỏi phải từng bước xây dựng hệ thống giải pháp đồng bộ đẩy mạnh phát Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản triển bền vững ngành chế biến thủy sản. Để có cơ sở khoa học cho việc đánh giá, bài báo này đưa ra khung phân tích và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững ngành chế biến thủy sản Bến Tre. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý thuyết về phát triển bền vững quốc gia Phát triển bền vững được xem như một chiến lược phát triển, quản lý tất cả các tài sản, tài nguyên thiên nhiên, nguồn nhân lực, cũng như các tài sản tài chính và vật chất để tăng dài hạn sự giàu có và hạnh phúc [12]. Năm 1987, nhà kinh tế Ed Barbier đưa ra một mô hình phát triển bền vững và nó đã trở thành cơ sở cho hầu hết các khái niệm về sau. Ông cho rằng phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột: phát triển xã hội, kinh tế và môi trường [7]. Trong khi tìm cách giải quyết vấn đề xung đột giữa môi trường và mục tiêu phát triển, WCED - Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới đã xây dựng một định nghĩa về phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn các nhu cầu của chính họ [15]. Đến nay có rất nhiều khái niệm về phát triển bền vững nhưng đây là khái niệm thường xuyên được trích dẫn nhất và dường như đầy đủ hơn so với những khái niệm khác. Ở một cái nhìn khác, IUCN - Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (1997) khi bày tỏ quan điểm về sự phát triển bền vững đã đưa ra mô hình phát triển bền vững hình quả trứng (the Egg of Sustainability hình 1). Đây là mô hình minh họa cho mối quan hệ giữa con người và hệ sinh thái giống như lòng đỏ một quả trứng gà. Ngụ ý của mô hình này là con người trong hệ sinh thái, con người và hệ sinh thái phụ thuộc lẫn nhau. Cũng giống như một quả trứng là tốt chỉ khi cả hai màu trắng và lòng đỏ đều tốt. IUCN khẳng định, một xã hội tốt và bền vững chỉ khi cả hai, con người và hệ sinh thái đều phát triển tốt. Hình 1. Mô hình phát triển bền vững hình quả trứng [9] Năm 2000, Viện Wuppertal của Đức khi nghiên cứu về phát triển bền vững đã nhận định: Phát triển Số 3/2013 bền vững được cấu thành bởi bốn trụ cột là kinh tế, môi trường, xã hội và thể chế chính sách [14]. Theo quan điểm này, phát triển bền vững đòi hỏi phải tích hợp các mục tiêu khác nhau từ 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường. Thể chế được xem như một đỉnh định danh không có chức năng như 3 đỉnh còn lại. Cũng chính điều này, khi mô hình này đưa ra đã bị chỉ trích, họ cho rằng đỉnh thể chế không đóng vai trò như 3 đỉnh còn lại nhưng vẫn được thể hiện tương tự nên dễ gây nhầm lẫn trong ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xây dựng khung phân tích chế biến thủy sản Hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững Ngành thủy sản Chế biến thủy sản Tỉnh Bến TreTài liệu cùng danh mục:
-
Đề xuất phương pháp xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững ngành thủy sản
6 trang 455 0 0 -
78 trang 341 2 0
-
5 trang 291 0 0
-
Tổng quan về việc sử dụng Astaxanthin trong nuôi trồng thủy sản
10 trang 221 0 0 -
225 trang 214 0 0
-
Nuôi cá dĩa trong hồ thủy sinh
3 trang 202 0 0 -
13 trang 201 0 0
-
10 trang 191 0 0
-
Tìm hiểu các kỹ thuật nuôi trồng thuỷ sản (Tập 1): Phần 1
66 trang 188 0 0 -
13 trang 180 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 18 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 19 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 18 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 18 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 19 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0