Danh mục

Xây dựng mô hình thương mại điện tử nông thôn Việt Nam dựa trên đặc sản nông sản và trải nghiệm giáo dục địa phương

Số trang: 33      Loại file: pdf      Dung lượng: 0.00 B      Lượt xem: 82      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Xây dựng mô hình thương mại điện tử nông thôn Việt Nam dựa trên đặc sản nông sản và trải nghiệm giáo dục địa phương" nhằm nghiên cứu ứng dụng lập trình WordPress làm giải pháp thiết kế các sàn giao dịch nông sản địa phương (lấy thành phố Hà Nội làm ví dụ điển hình) xây dựng mô hình thương mại điện tử nông thôn Việt Nam dựa trên "đặc sản nông sản và trải nghiệm giáo dục địa phương". Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình thương mại điện tử nông thôn Việt Nam dựa trên đặc sản nông sản và trải nghiệm giáo dục địa phương XÂY DỰNG MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ NÔNG THÔN VIỆT NAM DỰA TRÊN ĐẶC SẢN NÔNG SẢN VÀ TRẢI NGHIỆM GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG NCS TS.Trần Nho Quyết Email: chenlao1980@163.com Viện QL KIH TẾ, ĐH Lâm nghiệp Đông Bắc, Trung Quốc TS. Trần Quang Yên Email: yentq@neu.edu.vn; ThS. Phùng Tiến Hải Email: Phungtienhai@neu.edu.vn Viện CNTT&KTS, ĐH Kinh tế Quốc dân, Việt Nam Tóm tắt: Chúng tôi đưa ra mô hình nghiên cứu gồm các yếu tố: thái độ, logistics, thói quen, hữu ích, kiến thức, trải nghiệm giáo dục, đa dạng đặc sản nông sản có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến niềm tin, ý định mua hàng trực tuyến của người tiêu dùng. Dữ liệu khảo sát trong bài được thu thập từ 700 người tiêu dùng rải rác khắp Việt Nam, sàng lọc thu về 366 mẫu đạt tiêu chuẩn, sau đó nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc (SEM) để đo lường sự tác động của các yếu tố đến niềm tin, ý định. Kết quả chỉ ra: Trải nghiệm giáo dục địa phương, chất lượng và sự đa dạng của sản phẩm nông sản đặc sản làm thay đổi NIỀM TIN của người tiêu dùng. Thái độ, lợi ích, thói quen, niềm tin, logistics ảnh hưởng đến Ý ĐỊNH mua hàng. Từ kết quả này, nghiên cứu ứng dụng lập trình WordPress làm giải pháp thiết kế các sàn giao dịch nông sản địa phương (lấy thành phố Hà Nội làm ví dụ điển hình) xây dựng mô hình thương mại điện tử nông thôn Việt Nam dựa trên đặc sản nông sản và trải nghiệm giáo dục địa phương. Từ khóa: TMĐT nông thôn, SEM, WordPress, ý định, niềm tin. 1. Giới thiệu Tính đến tháng 2/2021: Việt Nam có khoảng 69 triệu người đang sử dụng dịch vụ Internet (đạt 70.3% dân số). Cùng với đó, khoảng 74% dân số đang sử dụng mạng xã hội. Một con số đáng kinh ngạc khác là trong khi dân số chỉ hơn 99 triệu nhưng có tới hơn 155 triệu kết nối mạng dữ liệu di động tại Việt Nam. Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Năm 2020 tốc độ tiếp tục tăng trên 32%, dự kiến tốc độ tăng trưởng năm 2021 tiếp tục duy trì. Đó là chưa kể đại dịch Covid-19 đang có dấu hiệu đẩy nhanh khả năng tăng tốc của thương mại điện tử, khi mà một bộ phận người 50 tiêu dùng hạn chế mua sắm trực tiếp và chuyển sang mua sắm trực tuyến để tự nguyện giãn cách xã hội, nhằm đảm bảo sức khoẻ (VECOM, 2021). Những con số thống kê đã khẳng định tiềm năng rất lớn để phát triển TMĐT tại Việt Nam nói chung và TMĐT nông thôn Việt Nam nói riêng. Tại Việt Nam, việc áp dụng mô hình TMĐT của các nước đang phát triển như Trung Quốc, Mỹ,... để xây dựng mô hình TMĐT nông thôn vừa hiện đại vừa có tính đặc sắc, phù hợp phát huy thế mạnh của nông nghiệp nông thôn Việt Nam là cần thiết trong giai đoạn nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao - một xu thế tất yếu (Le Linh, 2020). Và việc xây dựng cải tiến này không thể tách rời ý định mua hàng khi tham gia vào sàn thương mại điện tử, và nhất định phải đem lại niềm tin ở người tiêu dùng. Xây dựng được niềm tin cho người mua hàng mạng là một điều quan trọng trong việc xây dựng hệ thống bán hàng từ thương mại điện tử (Donna và cộng sự, 1999). Thương mại điện tử cung cấp các lợi ích để người tiêu dùng có thể mua sắm mà không bị cản trở về thời gian và địa điểm vì người dùng có thể truy cập và giao dịch trên trang web mọi lúc, mọi nơi. Thương mại điện tử cũng có thể là một phương tiện hoặc nền tảng cho các mục đích thương mại, buôn bán, giao tiếp, cộng đồng, cộng tác, quy trình kinh doanh, dịch vụ và học tập,... (Wetherbe và cộng sự, 2006). Chen và cộng sự cho rằng nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng của người tiêu dùng. Người tiêu dùng nói chung xem xét chất lượng, giá cả, và danh tiếng của sản phẩm đối với ý định mua hàng. Nhận ra về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến có thể giúp cửa hàng tạo ra mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với khách hàng. Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng cũng có ích trong việc phát triển và thực hiện các chiến lược thương mại điện tử để đạt được các mục tiêu dài hạn, chẳng hạn như có mối quan hệ tốt và sự trung thành của khách hàng. Niềm tin là một yếu tố quan trọng. Niềm tin cũng đóng một vai trò trong việc định hình giá trị cảm nhận bởi vì niềm tin nhận thức và tình cảm sẽ hình thành ý định mua hàng của người tiêu dùng đối với các giá trị được chuyển tải. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra niềm tin đóng một vai trò quan trọng trong việc người tiêu dùng chấp nhận mua hàng trực tuyến (Chang và cộng sự 2005; Chiu và cộng sự 2006; Shahraki và Paghaleh 2011; Kim et al., 2010; Cho, 2010; Indra A. I., 2018; Anss H. và cộng sự, 2021). Trong nghiên cứu chúng tôi lựa chọn các sản phẩm đặc sản nông sản tại các địa phương trên khắp vùng miền ở Việt Nam để xây dựng Web giao dịch nông thôn, mà đặc sản địa phương đã đảm bảo cả quy hoạch sản xuất, chất lượng, niềm tin, có sự giám sát mạnh mẽ, thông tin nhà quản lý giao dịch, mã vạch sản phẩm và thương hiệu được đảm bảo; thông tin các hộ sản xuất, quản lý của chính quyền địa phương, hơn nữa vì lựa chọn từ nhiều địa phương nông thôn nên đảm bảo nguồn hàng đa dạng, tóm lại đây là những sản phẩm đã có thượng hiệu và nổi tiếng được gìn giữ qua nhiều thế hệ đến ngày hôm 51 nay. Một nghiên cứu tổng hợp với mong muốn khai thác hết các tiềm năng phát triển kinh tế ở nông thôn Việt Nam. Ý nghĩa đạt được sau nghiên cứu: Về mặt lý luận: gia tăng niềm tin người tiêu dùng, tăng ý định mua hàng nông sả ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: