Danh mục

Xây dựng một số nội dung và hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.55 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu đã xây dựng được một số nội dung và hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1, bao gồm: Chúng ta được hình thành như thế nào, con trai - con gái, quy tắc năm ngón tay và vùng riêng tư. Phương tiện dạy học chủ yếu là dữ liệu điện tử gồm tranh ảnh và phim. Phương pháp dạy học được thực hiện thông qua trò chơi học tập và đóng vai.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng một số nội dung và hoạt động giáo dục giới tính cho học sinh lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 24-29; 19 XÂY DỰNG MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC GIỚI TÍNH CHO HỌC SINH LỚP 1 TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Minh Giang - Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thị Thu Lý - Sinh viên Khoa Giáo dục Tiểu học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Ngày nhận bài: 04/10/2018; ngày sửa chữa: 17/10/2018; ngày duyệt đăng: 25/10/2018. Abstract: In the article, we have researched and built a number of content and activities of sex education for grade 1st students, including: How we are formed; son - daughter; five-finger rule and private part. The main teaching facilities used are electronic data including pictures and movies. Teaching methods are implemented through learning games and role playing. Students are allowed to take part in practical activities of some related situations in order to formulate abuse prevention skills. Experimental results confirmed that teaching sex education should begin immediately from 1st grade students, not necessarily wait for gender experts, but primary teachers themselves can effectively implement. Keywords: Teaching, sex education, integration, primary. chơi với nhau một cách hồn nhiên, trong sáng và chưa bị chi phối bởi cảm xúc giới tính [9], [10]. Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển (ICPD) tại Cairo năm 1994 nhấn mạnh rằng: “GDGT là một quyền của con người, rất cần thiết để con người phát triển và khỏe mạnh” [2]. Vì vậy, quyền lợi của trẻ em về GDGT phải được nhìn nhận như quyền sống, quyền có nguồn thực phẩm sạch sẽ và quyền được giáo dục [5]. Chúng tôi cũng mong muốn HS tiểu học ở Việt Nam ngay giai đoạn lớp 1 được tiếp cận với các nội dung GDGT một cách hệ thống, được trang bị những kiến thức và kĩ năng bảo vệ bản thân và phòng chống xâm hại. Đó chính là lí do chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Xây dựng một số nội dung và hoạt động GDGT cho HS lớp 1 tại Thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu này nhằm hỗ trợ giáo viên (GV) lớp 1 thiết kế được một số nội dung và hoạt động dạy học (DH) phù hợp để GDGT cho HS, qua đó, giúp hình thành kĩ năng tự bảo vệ bản thân cho HS lớp 1. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Cách tiếp cận Sự phát triển về giới tính là đặc điểm tự nhiên và đặc trưng cho mỗi cá nhân, được quy định bởi bộ gen và chịu tác động rất lớn của các điều kiện môi trường sống. Với sự thay đổi về điều kiện tự nhiên và xã hội dẫn đến hiện nay, tuổi dậy thì bắt đầu từ giai đoạn HS tiểu học. Do đó, gia đình và nhà trường cần phải trang bị các kiến thức về giới tính cho HS từ rất sớm, giúp các em vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng, đồng thời có kĩ năng bảo vệ bản thân phòng tránh xâm hại tình dục. Hầu hết phụ huynh cho rằng, trường học là nơi tốt nhất trang bị cho HS hệ thống kiến thức về giới tính. Đối với các trường tiểu học, nội dung GDGT có thể thực hiện thông qua việc 1. Mở đầu Giáo dục giới tính (GDGT) là vấn đề được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan tâm. Nội dung này đã là một phần của chương trình toàn diện bắt buộc trong trường học ở nhiều quốc gia như Thụy Điển từ năm 1955 [1], ở Pháp từ năm 1973 [2]… Ở Việt Nam, GDGT là một vấn đề đang được xã hội đặc biệt quan tâm, do số trẻ em bị bắt cóc và xâm hại ngày càng tăng cao. Độ tuổi các em bị xâm hại tập trung chủ yếu từ 5 đến 13 tuổi [3]. Điều này đòi hỏi học sinh (HS) tiểu học cần được trang bị những kiến thức cơ bản về GDGT cũng như các kĩ năng tự bảo vệ bản thân để tránh nguy cơ trở thành nạn nhân của những vụ xâm hại và lạm dụng tình dục. Theo chương trình giáo dục hiện hành, kiến thức về GDGT chỉ được cung cấp chính thức trong môn Khoa học 5 và hầu như không có nội dung GDGT cho HS lớp 1 [4]. Trên thế giới, vấn đề GDGT đã được đưa vào học đường từ những năm 70 của thế kỉ XX, ban đầu tập trung ở lứa tuổi thanh thiếu niên và dần dần mở rộng sang độ tuổi mầm non, tiểu học ở một số quốc gia [5], [6]. Ví dụ ở Hà Lan, GDGT bắt đầu từ khi trẻ em 4 tuổi. Các chương trình GDGT khuyến khích tôn trọng và giúp HS phát triển các kĩ năng để bảo vệ chống cưỡng bức, đe dọa và lạm dụng. Khi trẻ em 8 tuổi sẽ được học về hình ảnh sinh học, các bộ phận của cơ thể và khuôn mẫu giới. Trẻ em 11 tuổi thảo luận về khuynh hướng tình dục và các biện pháp tránh thai [7]. Triết lí GDGT chính là trẻ càng nhỏ, việc dạy GDGT càng tự nhiên và càng hiệu quả [8]. Từ khoảng 6 đến 7 tuổi, trẻ đã hiểu biết khá rõ về những khác biệt cơ bản giữa nam và nữ. Do đó, trẻ bắt đầu cảm thấy e ngại, không còn muốn tự nhiên phô bày thân thể như trước. Độ tuổi này, ý thức giới tính biểu hiện ở sự phân hóa các hoạt động và định hướng giá trị. Giữa bé trai và bé gái cùng 24 Email: gdthgiang@gmail.com VJE Tạp chí Giáo dục, Số 446 (Kì 2 - 1/2019), tr 24-29; 19 lồng ghép vào các bài học về con người, trong các hoạt động ngoại khóa, các tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các tiết tự học,… góp phần đáp ứng nội dung và định hướng giáo dục mới, đồng thời đáp ứn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: