Danh mục

Xây dựng quy trình chiết xuất và tiêu chuẩn dầu Bổ cốt chi (Psoralea corylifolia L., Fabaceae)

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 503.01 KB      Lượt xem: 183      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu khảo sát các điều kiện chiết xuất dầu từ dược liệu hạt bổ cốt chi (Psoralea corylifolia L., Fabaceae) và xây dựng tiêu chuẩn của dầu Bổ cốt chi (BCC) làm nguyên liệu cho các dạng bào chế khác. Hàm lượng coumarin toàn phần có trong dầu Bổ cốt chi được định lượng sơ bộ bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng – UV-Vis.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng quy trình chiết xuất và tiêu chuẩn dầu Bổ cốt chi (Psoralea corylifolia L., Fabaceae) XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT VÀ TIÊU CHUẨN DẦU BỔ CỐT CHI (PSORALEA CORYLIFOLIA L., FABACEAE) Phạm Hoài Hoàng Lan, Nguyễn Hồng Đức Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. DS. Bùi Nguyễn Như Quỳnh TÓM TẮT Nghiên cứu khảo sát các điều kiện chiết xuất dầu từ dược liệu hạt bổ cốt chi (Psoralea corylifolia L., Fabaceae) và xây dựng tiêu chuẩn của dầu Bổ cốt chi (BCC) làm nguyên liệu cho các dạng bào chế khác. Hàm lượng coumarin toàn phần có trong dầu Bổ cốt chi được định lượng ơ bộ bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng – UV-Vis. Nghiên cứu khảo sát điều kiện thích hợp để chiết xuất dịch chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với dung môi ethanol và điều kiện phân lập dầu bằng hệ dung môi thích hợp. Kết quả khảo sát cho thấy quy trình ngấm kiệt dược liệu với dung môi là ethanol 70%, tỷ lệ dược liệu – dung môi 1:8 cho hàm lượng coumarin toàn phần cao nhất (426,98 mg/100 g dược liệu) so với các quy trình còn lại. Dầu bổ cốt chi có màu nâu đậm, mùi thơm đặc trưng có tỷ trọng d20 20 = 1,1314, ổn định điều kiện bảo quản thường trong thời gian dài và có khả năng làm nguyên liệu trong các dạng bào chế khác. Từ khóa: chiết xuất, dầu bổ cốt chi, Psoralea corylifolia, psoralen, xây dựng tiêu chuẩn. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bổ cốt chi Psoralea corylifolia là một dược liệu đã được sử dụng nhiều trong các nền y học cổ truyền Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam [1, 2]. Dược liệu chứa nhiều hoạt chất [3] thuộc nhóm coumarin như psoralen, isopsoralen (angelicin), nhóm flavonoid như astragalin và nhóm meroterpen như bakuchiol có hoạt tính sinh học [4, 5] và có nhiều tác dụng như kháng khuẩn, kháng viêm, kháng khối … Từ năm 1996, nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố trên thế giới về phương pháp chiết xuất của dầu BCC [2, 6, 7] nhưng Việt Nam vẫn chưa có công bố về dầu chiết trên. Trong Dược điển Việt Nam V, đã có bộ tiêu chuẩn dược liệu BCC chiết bằng dung môi hữu cơ [8], tuy nhiên, chưa có chuyên luận riêng về các tiêu chuẩn cho dạng bào chế dầu dược liệu trên. Psoralen là thành phần chính có trong BCC. Psoralen tan tốt trong các dung môi kém phân cực như ethyl acetat, methanol, chloroform,... tan kém trong các dung môi phân cực. Bên cạnh psoralen, BCC còn chứa các coumarin khác như angelicin (isopsoralen), bakuchicin và psoralidin [2, 9, 10]. Để định lượng được chính xác hàm lượng psoralen trong dược liệu thì quy trình HPLC vẫn là phương pháp tối ư và ổn định nhất. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện thực tế, nghiên cứu xây dựng quy trình định lượng coumarin toàn phần bằng TLC – UV- Vis dựa trên khả năng tách được chất bằng hệ dung môi pha động trên bản mỏng. Phương pháp cho thấy hiệu quả hơn so với phương pháp định lượng bằng UV-Vis thông thường đối với hỗn hợp các chất có vòng thơm là đồng phân của nhau. Nghiên cứu được thực hiện với 691 mục tiêu: Xây dựng quy trình chiết xuất dầu từ dược liệu hạt Bổ cốt chi (Psoraleae corylfolia) và xây dựng tiêu chuẩn cho dầu dược liệu. 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Nguyên liệu Dược liệu BCC được mua từ các cửa hàng dược liệu và được kiểm nghiệm các tiêu chuẩn theo chuyên luận Bổ cốt chi của Dược điển Việt Nam V (2017). Chuẩn psoralen có nguồn gốc Trung Quốc, có độ tinh khiết 98%. Các hóa chất còn lại đều đạt tiêu chuẩn phân tích (PA). 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Khảo sát phương pháp chiết xuất dầu BCC Tiến hành ngấm kiệt 100 g bột thô của hạt BCC. Dược liệu được làm ẩm với EtOH 90% trong 60 phút và được nạp vào bình ngấm kiệt, ngâm lạnh trong 24 giờ với EtOH 90%. Tiến hành rút dịch với tốc độ rút dịch là 1 ml/phút, với tỷ lệ dược liệu – dung môi là 1:8. Dịch chiết được cô quay bay hơi dung môi hoàn toàn. Dịch chiết đậm đặc được chiết với chloroform theo tỷ lệ dịch chiết – dung môi là 5:5 3 lần. Lấy lớp dưới của dịch đã chiết, cho bay hơi dung môi hoàn toàn, thu được dầu BCC. 2.2.1.1 Khảo sát hệ dung môi pha động sắc ký lớp mỏng (TLC) Trích mẫu dầu chiết xuất để chạy sắc ký lớp mỏng. Nghiên cứu khảo sát các hệ dung môi theo Bảng 1. Bảng 1. Khảo sát hệ dung môi pha động TLC Stt 1 2 3 4 5 6 Chloroform 1 10 20 10 20 30 Methanol - 1 1 - 1 1 Acetonitrile - - - 1 1 - Kết quả được đánh giá bằng khả năng tách chất của hệ dung môi quan sát được trên bản mỏng. Hệ phải tách được mẫu hoàn toàn, cho được vết tương ứng với vết của psoralen chuẩn dưới ánh đèn huỳnh quang 365 nm. 2.2.1.2 Xây dựng quy trình định lượng coumarin toàn phần trong dầu bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng – UV-Vis Chuẩn bị bản mỏng Silicagel 60F254 (Merch) có chiều dài 10 cm, kích thước hạt 10-12 µm, vết chấm có kích thước khoảng 0,5 cm, mỗi vết chấm cách nhau khoảng 2 cm. Cân chính xác khoảng 550 mg dầu BCC vào bình định mức 10 ml, thêm 5 ml methanol, siêu âm để tan hoàn toàn, định mức bằng methanol được mẫu thử. Chấm chính xác 10 µl mẫu thử dầu BCC và chuẩn psoralen (10 µg/ml) lên bản mỏng, khai triển dung môi tới vạch. Phơi bản cho bay hết hơi dung môi trong tủ hút, soi bản dưới ánh đèn huỳnh quang 365 nm, đánh dấu vị trí của vết thử tương ứng với vết psoralen chuẩn trên bản mỏng. Cạo phần silica gel chứa vết của mẫu thử đã đánh dấu, cho toàn bộ vào bình định mức 10 ml, thêm 5 ml methanol, siêu âm trong 5 phút, định mức bằng methanol tới, lọc qua lọc 0,45 µm rồi đo độ hấp thu. 692 Quét phổ mẫu chuẩn để xác định bước sóng hấp thu cực đại. Đo độ hấp thu của các mẫu bước sóng xác định được, so với mẫu chuẩn psoralen. Hàm lượng coumar ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: