Danh mục

Xứ Đàng trong thế kỷ 17 - 18: Phần 2

Số trang: 155      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.18 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 của ebook Xứ Đàng Trong: Lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18 gồm có 4 chương, cụ thể như sau: Chương 4: tiền tệ và thương mại; chương 5: hệ thống thuế của họ Nguyễn; chương 6: người Việt và người Thượng; chương 7: cuộc sống ở Đàng Trong: hội nhập và sáng tạo. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xứ Đàng trong thế kỷ 17 - 18: Phần 2 CHƯƠNG 4 TIỀN TỆ VÀ THƯƠNG MẠIL ần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, Đàng Trong của thế kỷ 17 và 18 đã trở thành một xã hội trong đó đa số các cuộctrao đổi thông thường được thực hiện bằng tiền tệ hơn là bằnghiện vật. Tiền tệ và buôn bán quả là thiết yếu đối với sự tồn tại,chưa nói đến phát triển của vùng đất này. Chương này tìm hiểucác nhân tố kinh tế thiết yếu đã làm cho Đàng Trong khác vớibất cứ xã hội Việt Nam nào khác trong lịch sử.Các mặt hàng xuất nhập khẩu then chốt Một trong những đặc tính gây chú ý nhất của nền thươngmại Đàng Trong vào giai đoạn đầu là Đàng Trong xuất nhiềumặt hàng đã được nhập trước đó. Như chúng tôi đã ghi nhậnở chương trước, Đàng Trong đã được các thương gia biết đến www.hocthuatphuongdong.vnTIỀN TỆ VÀ THƯƠNG MẠI 133như là một nơi trao đổi hàng. Chúng ta có thể có một ít ví dụvề loại buôn bán này trong bảng kê khai hàng hóa của một chiếcghe đi từ Đàng Trong tới Nhật vào năm 1641: “Sa tanh, roothout, đường phổi, da cá mập, sittouw, tơ sốngQuảng Nam, dừa, da đanh, hồ tiêu, hạt nhục đậu khấu, sừngtrâu, sáp ong, sitcleed, paughsij trắng, pelingh1, long não, gielemđỏ, ruzhen, gỗ trầm hương, sừng tê, gỗ aguila, thủy ngân, quangdầu Cao Mên, coninex hockin, gấm thêu kim tuyến, nhung,thiếc...”2. Bảng này có thể giúp chúng ta nhận ra xuất xứ của một sốloại: da đanh từ Xiêm, sơn từ Cao Mên, long não từ Brunei vàconincx hockin (rất có thể là một thứ vải tơ) từ Phúc Kiến. Hạtnhục đậu khấu là từ đảo Banda ở Đông Indonesia đưa tới ĐàngTrong. Vải thêu kim tuyến cũng không phải do Đàng Trong hayĐàng Ngoài sản xuất. Theo Waquan Sanzai Zue (Oa hán tam tàiđồ hội), một cuốn tự điển Nhật vào thế kỷ 17, thì nhung đượcsản xuất tại Hà Lan, Quảng Đông, Đàng Ngoài và Phúc Kiến.Đàng Trong không sản xuất mặt hàng này3. Tơ lụa và panghsijtrắng, pelingh, gielem đỏ, ruzhen, mặc dù các nguồn tư liệu nóilà đa số được sản xuất tại Trung Hoa4 và Đàng Ngoài (đặc biệt làpelingh), các hàng này cũng có thể được sản xuất ở Đàng Trong.Tuy nhiên, số lượng được ghi ở đây quả là quá cao (4.800 fan)khiến người ta không nghĩ là tất cả đều do một mình ĐàngTrong cung cấp.1 Rất có thể là peh ling (bạch linh?) trong thổ ngữ của vùng Xương Châu và Tuyền Châu, và có nghĩa là “thạch nam trắng”, một loại lụa mịn màu trắng, nhưng đôi khi cũng có thứ màu đỏ hoặc xanh.2 Daghregister des Comptoirs Nangasaque, bản dịch tiếng Nhật của Murakami Masajiro, Iwanami Shoto, Tokyo, 1938, quyển 1, trg. 32-34.3 Waquan Sanzai Zue (Oa hán tam tài đồ hội), in lại năm 1929 do Nihon zuihitsu taisei kanko kai, Tokyo, quyển 1, trg. 259.4 Xem phần “Người Nhật” trong chương 3. www.hocthuatphuongdong.vn134 XỨ ĐÀNG TRONG Ít ra là một phần ba số hàng hóa được ghi trong bảng nàykhông phải do Đàng Trong sản xuất. Điều này không lạ là vìtừ đầu thế kỷ 17, cái hấp dẫn các thương gia đến Đàng Tronghơn hết chính là vai trò “chuyển khẩu” của Đàng Trong nhờvị trí thuận lợi của nó về mặt địa dư và một thời việc buônbán trực tiếp giữa Trung Hoa và Nhật Bản bị cấm cản. NhưAntonio Bocarro, chủ ký sự của bang Ấn Độ, nhìn nhận năm1635: “Vương quốc Cochinchina chỉ cách Macao một khoảngcách như đã nói ở trên và ở đây lúc nào cũng có thể kiếm đượcthuyền để đi đến các xứ khác”1. Vị trí thuận lợi này đã làm choHội An trở nên phồn thịnh đến độ dân cư ở đây có thể gần nhưhoàn toàn sống bằng thương mại. Thương gia họ Trần, ngườiQuảng Đông được nói đến trong Phủ biên, nhận định: “Ở đây(Hội An) không có gì là không có”. Sự phong phú này là đặcđiểm của nền thương mại ở Đàng Trong trong các thế kỷ 17 và18 và góp phần giải thích tại sao cảng chính của Đàng Trongđược đánh giá là “hơn hết tất cả các cảng khác của Đông NamÁ” - Phủ biên tả: “Có đến hàng mấy trăm loại hàng được trưngbày ở các chợ ở Hội An đến độ người ta không thể kể tên hếtđược”2. Cũng như Champa trước đó, Hội An phát triển với tính cáchlà một trung tâm tập trung và phân phối hàng hóa. Nhưng cũngnhư Champa, gần như từ đầu, Hội An còn xuất khẩu một sốsản phẩm của địa phương, đứng đầu là kỳ nam hương và vàng.Kỳ nam hương là một thứ dầu quý chỉ một số nơi ở Đông NamÁ có mà thôi. Đó là sản phẩm nổi tiếng nhất và quý nhất củaChampa. Năm 1600, kỳ nam hương đã được tả như sau: “kỳnam hương màu đen, có dầu và giá 50 cruzados một catty nơi1 Boxer, C.R. Seventeenth Century Macau, trg. 27.2 Phủ biên, quyển 3, trg.35a. www.hocthuatphuongdong.vnTIỀN TỆ VÀ THƯƠNG MẠI 135người Bồ Đào Nha, trong khi tại chính nơi sản xuất, nó trị giángang với bạc, bao nhiêu kỳ nam hương là bấy nhiêu bạc”1. Dĩnhiên là kỳ nam đã trở thành một mặt hàng quan trọng để xuấtkhẩu tại Đàng Trong từ thế kỷ 17. Một số thương gia người Hoacũng thấy là bõ công khi phải chờ đợi cả năm để mua đủ sốlượng kỳ nam hương mang sang Nhật vì: “tại nơi thu gom, kỳ nam hương giá 5 ducats (khoảng 5 realshay 4-5 lạng2), một pound (450gr), nhưng tại cảng Đàng Trong,kỳ nam hương sinh lời nhiều hơn và chắc chắn là không dưới 15ducats một pound. Một khi được chở tới Nhật3, kỳ nam hươnggiá 200 ducats một pound”4. Tuy nhiên, mặt hàng này lại chỉ chiếm một tỷ lệ gần nhưkhông đáng kể của khối hàng hóa chất trên thuyền và theo cáctài liệu của cuối thế kỷ 17, người ta càng ngày càng than phiềnlà nguồn cung cấp kỳ nam hương đang kiệt quệ5. Trong các báo cáo hành trình của người châu Á cũng nhưcủa người châu Âu, vàng luôn luôn đứng đầu danh sách cácsản phẩm của Đàng Trong (như trước đây tại Champa). Giốngnhư tơ, vào mùa đông, tại Đàng Trong, giá vàng rẻ. Thực vậy,giá cả ở Đàng Trong lên xuống tùy theo mùa thương mại6. Tuynhiên, lượng và ...

Tài liệu được xem nhiều: