Xu hướng mới: Tạo thách thức cho khách hàng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng mới: Tạo thách thức cho khách hàng Xu hướng mới: Tạo thách thức cho khách hàng Người bán dùng mọi cách để thuyết phục người mua, cốt sao cho bán được hàng mà không cần quan tâm việc người mua có quay trở lại hay không là phương thức bán hàng theo giao dịch (transactional selling).Hình thức này vốn chỉ thích hợp cho các doanh nghiệp nhỏ nhưng hiện đã trở nên lỗi thời. Để bán hàng thành công và tồn tại lâu dài trên thương trường, các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều dần phải chuyển sang phương thức bán hàng dựa trên quan hệ (relationship selling), có nghĩa là nhờ vào mối quan hệ tin tưởng giữa doanh nghiệp với khách hàng mà có được những giao dịch mua bán thường xuyên. Thế nhưng, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, hình thức bán hàng dựa trên quan hệ cũng đang mất dần ưu thế. Nguyên nhân chính là thế giới ảo đang làm thay đổi cách khách hàng mua hàng. Một nguyên nhân khác là hàng hóa và dịch vụ thiết yếu đang chiếm một tỷ lệ khá lớn trong chi tiêu của người tiêu dùng và cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chủ yếu xoay quanh vấn đề chất lượng và giá. Matthew Dixon - tác giả của cuốn sách The Challenger Sale: Taking Control of the Customer Conversation (tạm dịch là Bán hàng theo kiểu thách thức: Làm chủ cuộc đối thoại với khách hàng) thì cho rằng khách hàng hiện nay không cần đến nhà cung cấp nữa, mà chỉ cần những chuyên gia tư vấn bán hàng chuyên nghiệp để đem đến cho họ những giá trị thật sự trong việc giải quyết các vấn đề. Theo ông, những nhân viên bán hàng tạo thách thức (challenger salespeople) phải là người làm chủ cuộc đối thoại với khách hàng và cung cấp cho khách hàng những thông tin mà khách hàng không thể tự tìm trên internet. Tác giả đã nêu một số bí quyết dưới đây giúp các chuyên gia bán hàng tư vấn làm chủ cuộc đối thoại với khách hàng và bán được nhiều hàng hơn. 1.Tiếp cận với khách hàng sớm hơn. Các chuyên viên bán hàng dựa trên quan hệ thường chờ đến khi khách hàng đã xác định một nhu cầu rõ ràng và có đủ tiền để giải quyết nhu cầu đó mới đầu tư thời gian và công sức cho việc xây dựng quan hệ với họ. Dixon phát hiện ra rằng những chuyên viên bán hàng giỏi nhất thường tìm đến khách hàng từ trước khi họ phát sinh nhu cầu. Những chuyên viên này giúp khách hàng tìm thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thích ứng với các thay đổi trong môi trường sống hoặc môi trường kinh doanh của họ, rồi tư vấn cho họ những hành động cần thiết. Bằng cách tiếp cận sớm như vậy, họ có thể tạo ra sức ảnh hưởng lớn hơn đối với các quyết định mua hàng của khách hàng. 2.Giữ vững lập trường. Theo Dixon, các chuyên viên bán hàng dựa trên quan hệ thường có suy nghĩ cố gắng giải quyết ổn thỏa mọi vướng mắc giữa người mua với người bán, nhưng họ thụ động chờ khách hàng hành động. Trong khi đó, những nhân viên bán hàng tạo thách thức biết chọn cách hiệu quả hơn là giữ vững lập trường của mình và thuyết phục khách hàng tự đổi mới theo sự thay đổi của thị trường. Tất nhiên, họ sẵn sàng cung cấp đầy đủ thông tin và hiểu biết cho khách hàng để họ tự tin đổi mới. 3. Nói về những hiểu biết của mình hơn là nói về tính năng hay lợi ích của sản phẩm. Các chuyên viên bán hàng dựa trên quan hệ thụ động thường ngại những cuộc đối thoại căng thẳng với khách hàng. Ngược lại, các chuyên viên bán hàng tạo thách thức biết cách xây dựng quan hệ với khách hàng dựa trên cách tiếp cận chủ động, nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng khách hàng và đem đến cho họ những giá trị thật sự. Bằng kiến thức của mình, họ giúp khách hàng hiểu rõ bản chất của vấn đề chứ không vòng vo nói về các lợi ích hay tính năng của sản phẩm. Nhờ vậy, các chuyên gia bán hàng chấp nhận thách thức gần như luôn bán được hàng cho các khách hàng đã nằm trong danh sách của họ. 4. Xây dựng niềm tin bằng những thông tin hữu dụng và sự thông hiểu. Các chuyên gia bán hàng dựa trên quan hệ thường xây dựng niềm tin của khách hàng bằng cách đem đến cho họ những sản phẩm tốt nhất và những lợi ích cao nhất. Các chuyên viên bán hàng tạo thách thức cũng làm điều tương tự, nhưng bằng những thông tin và sự hiểu biết của mình về thị trường để giúp khách hàng cảm thấy thích thú với sự cải thiện đời sống hay hoạt động kinh doanh của họ nhờ sản phẩm mới mua đ ược. Khi chuyên viên bán hàng đã tận tình như vậy thì khách hàng chẳng thể nghĩ đến việc mua hàng từ những nguồn khác ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
giao tiếp khách hàng khách hàng mục tiêu phương pháp bán hàng mẹo chào hàng cách chào hàng cách giữ khách hàng chiến lược bán hàng kinh nghiệm bán hàng nghệ thuật bán hàngTài liệu cùng danh mục:
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi sử dụng ví điện tử Momo
6 trang 549 10 0 -
4 trang 500 0 0
-
Doanh nghiệp bán lẻ: Tự bơi hay nương bóng?
3 trang 366 0 0 -
Giáo trình Thương mại điện tử căn bản: Phần 1 - PGS.TS. Nguyễn Văn Minh (Chủ biên)
188 trang 343 4 0 -
Những mẹo mực để trở thành người bán hàng xuất sắc
6 trang 335 0 0 -
5 trang 329 0 0
-
Bài giảng Kỹ năng bán hàng: Chương 4 - ĐH Kinh tế Quốc dân
7 trang 311 0 0 -
Giáo trình Thương mại di động: Phần 1
120 trang 275 0 0 -
131 trang 250 4 0
-
Một số kỹ năng giao tiếp với khách hàng
3 trang 243 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 17 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 18 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 17 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 17 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 18 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0