Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 7/2016 159 XU HƯỚ HƯỚNG PHÁT TRIỂ TRIỂN VĂN HÓA TRONG BỐI CẢ CẢNH TO0N CẦ CẦU 1 Nguyễn Thị Xiêm Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt: Xu hướng toàn cầu hóa xuất hiện vào khoảng năm 1870 – 1913, cho đến nay đã trở nên phổ biến và ngày càng diễn ra hết sức sôi động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, kể cả văn hoá. Vấn đề đặt ra là bản sắc văn hóa dân tộc sẽ tồn tại và phát triển theo xu hướng nào trong thời đại toàn cầu hóa, khi mà thế giới đang trở thành “thế giới phẳng”, “ngôi nhà toàn cầu”. Từ khóa: toàn cầu hóa văn hóa, xu hướng phát triển văn hóa, nhất thể hóa văn hóa, văn hóa tích hợp 1. MỞ ĐẦU Toàn cầu hóa (Globalization) là một xu hướng đã và đang có những tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có văn hóa. Hiện nay, toàn cầu hóa vẫn là một khái niệm chưa có sự đồng thuận của các nhà tư tưởng, mặc dù tài liệu về toàn cầu hóa hết sức đa dạng, có cả trong sách báo in ấn lẫn trên internet, trong văn từ tài liệu cả phổ thông lẫn hàn lâm. Có đóng góp quan trọng về phương diện này là các tác giả như Alvin Toffler với “Làn sóng văn minh”, tác giả Samuel Huntington với “Sự đụng độ giữa các nền văn minh”. Tác giả Thomas Friedman với những tác phẩm “Chiếc Lexus và cây ô liu”, “Thế giới phẳng”, “Nóng, phẳng, chật”... Đối lập với những tư tưởng của Thomas Friedman về toàn cầu hóa là quan điểm của tác giả Joseph Stiglitz với “Toàn cầu hóa và những mặt trái”. Bên cạnh đó, Roland Robertson, Fredric Jameson, David Held và nhiều nhà nghiên cứu khác cũng dành nhiều tác phẩm chuyên sâu cho hiện tượng toàn cầu hóa. Qua các công trình nghiên cứu về hiện tượng toàn cầu hóa, David Held cho rằng “toàn cầu hóa là một trào lưu rộng lớn trong lịch sử phát triển nhân loại và có những hệ quả sâu sắc đối với mọi mặt của đời sống con người, xã hội và thế giới” [1]. Quan niệm này về toàn cầu hóa cho đến nay vẫn luôn được đánh giá là trung dung nhất. 1 Nhận bài ngày 06.08.2016; gửi phản biện và duyệt đăng ngày 20.08.2016 Liên hệ tác giả: Nguyễn Thị Xiêm; Email:ntxiem@daihocthudo.edu.vn 160 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI Roland Robertson nhận xét: “Toàn cầu hoá là một khái niệm vừa quy chiếu tới sự ép nén thế giới, vừa quy chiếu tới sự gia tăng cường độ ý thức về thế giới như tổng thể” [7, tr.41]. Fredric Jameson cho rằng toàn cầu hoá phản chiếu cảm thức về sự mở rộng mênh mông truyền thông thế giới cũng như chân trời của một thị trường thế giới, cả hai dường như hữu hình và trực tiếp hơn rất nhiều trong những giai đoạn sớm hơn của tính hiện đại. Còn Giáo sư James N. Rosneau đánh giá: “... Trong khi người ta vẫn chưa hình dung về những đổi thay ấy đến nơi đến chốn, thì hơi thở của chúng đã bao trùm khắp nơi, giăng mắc khắp các nước, xuyên thấu vào từng bước đi của đời sống, thấm vào mọi giai tầng trong xã hội. Tóm lại là ngấm sâu vào tất cả các yếu tố cấu thành nên đời sống toàn cầu. Những biến động như vậy đang làm cho cái trật tự mà trên đó vốn trụ vững các quan niệm về gia đình, cộng đồng, đất nước và thế giới nói chung, trở nên mâu thuẫn và bất định” [3]. Khi lý giải và sử dụng khái niệm toàn cầu hóa, các tác giả đã xem xét gần với nguyên nghĩa của danh từ “toàn cầu”, nghĩa là xem xét một cách toàn bộ, mang tính phổ biến, toàn thế giới. Toàn cầu hóa bao gồm những hiện tượng, những nhân tố, những xu hướng và quá trình trở nên mang tính chung của toàn nhân loại, ý nghĩa chung đối với mọi cộng đồng trên thế giới. Khi các quốc gia gia nhập vào ngôi nhà toàn cầu, các quốc gia sẽ có sự thay đổi lớn về mọi mặt. Trong đó, quá trình đan xen văn hoá kết hợp với sự gia tăng bùng nổ của các công nghệ truyền thông góp phần thúc đẩy kinh tế quốc tế và giao lưu văn hoá. Dưới góc độ văn hóa, xu thế toàn cầu hóa đặt ra những vấn đề như văn hóa dân tộc sẽ như thế nào, làm thế nào để giao lưu văn hóa mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc và ngược lại. Không phải ngẫu nhiên mà những nhà văn hóa thế giới đều có chung sự lo lắng về số phận văn hóa và các giá trị tinh thần dân tộc. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các hiện tượng xuyên quốc gia khiến nhiều học giả nghi ngờ về khả năng sống sót của mô hình quản lý cộng đồng truyền thống là nhà nước dân tộc. Hiện trạng và tương lai của văn hoá, các đặc trưng văn hóa trong toàn cầu hóa được các nhà tư tưởng quan tâm, luận bàn theo nhiều hướng khác nhau. 2. NỘI DUNG 2.1. Xu hướng nhất thể hóa văn hóa - phương ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Toàn cầu hóa văn hóa Xu hướng phát triển văn hóa Nhất thể hóa văn hóa Vănhóa tích hợp Bản sắc văn hóa dân tộcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Xu hướng khai thác giá trị thẩm mỹ của nghệ thuật tạo hình dân gian vào thiết kế trang phục hiện đại
5 trang 126 1 0 -
Tìm hiểu về Trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam: Phần 1
123 trang 88 0 0 -
Lịch sử vẻ vang và những truyền thống quý báu của Quân đội nhân dân Việt Nam
4 trang 57 0 0 -
Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc: Phần 1
85 trang 41 0 0 -
Phạm vi sử dụng của từ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam
4 trang 40 0 0 -
Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
15 trang 39 0 0 -
Sân khấu truyền thống trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
7 trang 37 0 0 -
Năm linh vật trong văn hóa Trung Hoa
5 trang 33 0 0 -
Tiềm năng phát triển du lịch văn hoá tại huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế
12 trang 32 0 0 -
Sinh viên sư phạm - Giáo dục bản sắc dân tộc: Phần 1
35 trang 32 0 0 -
4 trang 30 0 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 2 - NXB ĐH Huế
161 trang 28 0 0 -
60 trang 28 0 0
-
Luận án Tiến sĩ Triết học: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc ở tỉnh Sóc Trăng hiện nay
174 trang 27 0 0 -
13 trang 26 0 0
-
Tìm hiểu về Văn hóa, văn minh và văn hóa truyền thống của Hàn Quốc: Phần 1
137 trang 26 0 0 -
Nghiên cứu nhà ở truyền thống Nam bộ tại tỉnh Tiền Giang
8 trang 25 0 0 -
Nghiên cứu bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam: Phần 1
102 trang 23 0 0 -
86 trang 23 0 0
-
Luận văn: Vấn đề kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mông ở tỉnh Hà Giang hiện nay
96 trang 23 0 0