Danh mục

Xu hướng tiêu dùng trong thị trường bán lẻ

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 663.29 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tìm hiểu về xu hướng tiêu dùng đối với các mặt hàng bán lẻ từ cơ sở đó giúp các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động của mình và cũng là cơ sở để xây dựng ngành quản trị bán hàng ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu phát triển của xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng tiêu dùng trong thị trường bán lẻ XU HƯỚNG TIÊU DÙNG TRONG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ThS. Huỳnh Nhựt Nghĩa Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và mở cửa đối với ngành bán lẻ theo lộ trình cam kết. Theo lộ trình, từ ngày 1/1/2009, Việt Nam chính thức mở cửa thị trường bán lẻ cho các công ty nước ngoài; từ ngày 11/01/2010 đến ngày 11/01/2015, cho phép thành lập liên doanh để cung cấp dịch vụ liên quan đến sản xuất, trong đó, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu đến 50% vốn điều lệ của liên doanh; sau ngày 11/01/2015, sẽ cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Với lộ trình cam kết mở cửa thị trường bán lẻ này, trong một thời gian ngắn, nhiều tập đoàn bán lẻ hàng đầu nước ngoài có những ưu thế về tài chính, trình độ quản trị doanh nghiệp, chủng loại hàng hoá đa dạng, giá cả hợp, phương thức thanh toán hiện đại, thuận tiện, cách thức phục vụ chuyên nghiệp... như Metro, BigC, Parkson,... đã từng bước thâm nhập và có“chỗ đứng” vững chắc trong lòng người tiêu dùng Việt Nam. Nghiên cứu về bán lẻ đã được đề cập khá nhiều từ các công trình nghiên cứu khoa học. (Lê, 2002) “Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. (Nguyễn, 2005) “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống siêu thị của nước ta hiện nay”. (Đinh, 2006) “Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta”. (Trần, 2005) 'Tổ chức hoạt động marketing bán lẻ hàng tiêu dùng của các công ty thương mại trên thị trường đô thị lớn nước ta'. (Phạm, 2008) “Giải pháp phát triển các loại hình tổ chức bán lẻ văn minh, hiện đại ở Việt Nam”. ( N gu yễ n B. T. , 20 12 ) “Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”. Đa số các đề tài tập trung nghiên cứu về hiện trạng thị trường bán lẻ, phát triển hệ thống kênh phân phối, phát triển mô hình kinh doanh bán lẻ. Bài viết này tìm hiểu về xu hướng tiêu dùng đối với các mặt hàng bán lẻ từ cơ sở đó giúp các doanh nghiệp đưa ra các giải pháp phát triển hoạt động của mình và cũng là cơ sở để xây dựng ngành quản trị bán hàng ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu phát triển của xã hội. 1. Mức độ nhạy cảm với giá Theo khảo sát của Nielsen, người tiêu dùng Việt Nam có mức độ nhạy cảm với khuyến mại nhất Châu Á với tỷ lệ 87%. Hơn phân nửa người tiêu dùng hiếm khi thay đổi địa điểm mua sắm nhưng tích cực tìm kiếm hàng khuyến mại. Chia theo mặt hàng cho thấy đối với sản phẩm nước giải khát và thực phẩm là nhóm hàng mà khách hàng sẽ thay đổi khi có sự thay đổi về 17 giá. Trong đó, nước ngọt có ga có tỷ lệ nhạy cảm về giá lớn nhất 64%. Nhóm sản phẩm chăm sóc cá nhân và sữa cho trẻ em ít có sự biến động theo giá nhất. Số liệu cụ thể được minh họa ở biểu đồ sau. Hình 1. Biểu đồ về hành vi mua sắm thay đổi theo giá 2. Mức độ quan tâm đến sản phẩm Nhìn chung, người tiêu dùng có khuynh hướng trung thành với nhãn hàng yêu thích, bằng cách mua số lượng ít hơn hoặc dung tích lớn hơn. Sản phẩm bao bì lớn là xu hướng chủ đạo trong ngành Thực phẩm, Chăm sóc/Vệ sinh nhà cửa, và Chăm sóc cơ thể. Xu hướng dùng hàng cao cấp tiếp tục tăng trong ngành Chăm sóc cơ thể và Chăm sóc nhà cửa. Trong khi đó, các Nhãn hàng riêng ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt trong các ngành Thực phẩm, Giấy, Chăm sóc nhà cửa và Chăm sóc cơ thể. Theo số liệu nghiên cứu của Neilsen 73% tin rằng các nhãn hàng riêng có chất lượng tương đương với các nhãn hàng khác, 75% liên hệ thương hiệu cửa hàng với chất lượng của nhãn hàng riêng. Hình 2. Biểu đồ biểu hiện mức độ trung thành với sản phẩm 18 3. Xu hướng thị trường Theo kết quả khảo sát của Neilsen, thị trường nông thôn chiếm 47% giá trị FMCG và có triển vọng rất lớn. Kênh phân phối hiện đại đóng góp 1/4 tổng giá trị ngành hàng FMCG và gia tăng mạnh mẽ ở hầu hết các ngành hàng. Sức mạnh thương hiệu của “Hàng Việt Nam” – được hỗ trợ bởi các nhà sản xuất trong nước và sự hưởng ứng từ người tiêu dùng. Thị trường ngày càng cạnh tranh với các sản phẩm Mới và Có tính sáng tạo. Những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng theo cách sáng tạo hơn sẽ có khả năng nổi bật. Hình 3. Xu hướng thị trường 4. Hình thức phân phối Kênh phân phối hiện đại gia tăng về cả số lượng cửa tiệm và tầm quan trọng đối với thị trường FMCG. Kênh hiện đại đóng góp lớn trong các nhóm sản phẩm tiêu thụ hàng tháng như Thực phẩm, Chăm sóc / Vệ sinh nhà cửa và Chăm sóc cơ thể. So với các nước Châu Á trong khu vực, kênh phân phối hiện đại ở Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng phát triển. Hình 4. Dung lượng thị trường các nước Trong điều kiện kinh tế hiện tại, việc hiểu được những GIÁ TRỊ được người tiêu dùng quan t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: