Thông tin tài liệu:
Theo truyền thuyết, Hoàng Đế là cha đẻ của châm cứu. Trong Hoàng Đế Nội Kinh, thân thể gồm 12 kinh mạch và nguồn sinh lực là khí lưu thông qua chúng. Nội Kinh còn mô tả 10 kinh mạch nối liền lục phủ ngũ tạng đến da. Trên da có các huyệt vị mà ta có thể dùng kim châm (gọi là châm huyệt) hay đốt ngải cứu. Dụng cụ ban đầu để châm chưa phải bằng kim loại, mà bằng đá, gọi là biếm. Hứa Thận đã giải thích trong Thuyết Văn Giải Tự rằng: «Biếm là...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y dược của Trung Quốc – Phần 2
Y dược của Trung Quốc – Phần 2
5. CHÂM CỨU
Theo truyền thuyết, Hoàng Đế là cha đẻ của châm cứu. Trong Hoàng
Đế Nội Kinh, thân thể gồm 12 kinh mạch và nguồn sinh lực là khí lưu thông
qua chúng. Nội Kinh còn mô tả 10 kinh mạch nối liền lục phủ ngũ tạng đế n
da. Trên da có các huyệt vị mà ta có thể dùng kim châm (gọi là châm huyệt)
hay đốt ngải cứu. Dụng cụ ban đầu để châm chưa phải bằng kim loại, mà
bằng đá, gọi là biếm. Hứa Thận đã giải thích trong Thuyết Văn Giải Tự rằng:
«Biếm là dùng đá, châm để trị bệnh.» Nghĩa là ban đầu người ta dùng mảnh
đá sắc bén để rạch vỡ những chỗ tụ máu hoặc có mủ.
Biếm để trị bệnh
Về sau người ta dùng que bằng xương hoặc tre để châm. Kim châm
bằng kim loại chỉ phát triển khi người ta nắm vững kỹ thuật dã kim. Người
ta cho rằng kim châm bằng kim loại tốt sẽ có hiệu quả tinh tế tác động tốt
đến dòng khí và tinh trong thân thể. Phát hiện khảo cổ sớm nhất về kim
châm là ở ngôi mộ Tây Hán, khai quật năm 1968 ở Hà Bắc. Trong đó có bốn
chiếc kim bằng vàng còn nguyên vẹn và năm chiếc kim bạc bị gẫy.
Kim châm được dùng kết hợp với ngải cứu đầu tiên vào đời Hán mặc
dù thao tác không hoàn toàn giống như ngày nay. Truyện của thần y Biển
Thước cho ta thấy ông đã dùng kim (châm) và đá quý (ngọc thạch) để trị
bệnh về máu huyết. Hoàng Đế Nội Kinh, nhất là phần Linh Khu, là y điển
bàn nhiều về châm cứu, do Linh Khu ngày xưa cũng có tên là Châm Kinh.
Châm và cứu khởi phát từ sự tổng hợp các y thuật ban sơ với những ý tưởng
mới mẻ về sinh lý học, mà điều này về sau hưng thịnh thành bộ môn dưỡng
sinh.
Thần y Biển Thước (Tần Việt Nhân)
Nguồn gốc của cứu có thể là do kinh nghiệm của người cổ đại thấy
rằng khi ngồi bên bếp lửa, hơi nóng của lửa có thể tiêu trừ một số bệnh.
Cũng có thể trong sinh hoạt hàng ngày họ bị phỏng lửa, nhưng bù lại họ tình
cờ được khỏi một thứ bệnh nào đó. Có lẽ vì thế mà cách trị bằng hơi nóng đã
xuất hiện. Trong ngôi Hán mộ số 3 khai quật ở Mã Vương Đôi (Trường Sa)
năm 1974, có bốn văn bản ghi chép về kinh mạch và phương pháp cứu. Chất
liệu ban đầu được dùng để cứu vị tất đã là ngải. Người ta đã thử nhiều chất
liệu và cây cỏ khác nhau, và cuối cùng nhận thấy ngải cứu có ưu điểm hơn
cả. Ngải cất trữ lâu năm lại tốt hơn ngải còn tươi.
Những phát hiện khảo cổ gần đây về đời Tây Hán giúp ta khám phá
sự thực hành châm cứu với kinh mạch. Hai văn bản chép tay mô tả rằng thân
thể có 11 mạch mà tên của các mạch này cũng tương tự như tên các mạch
trong lý thuyết cổ điển. Một hình nhân nhỏ bằng gỗ sơn mài màu đen (được
chôn trễ lắm là khoảng năm 118 tcn) bên trên có vẽ các mạch màu đỏ. Hình
nhân được tạo tác một cách tượng trưng về cấu trúc xương, cơ bắp, và hệ
động-tĩnh mạch, nhưng không cho thấy các huyệt châm cứu. Hai văn bản và
hình nhân này là những nỗ lực chính thức hoá các ý tưởng về kinh nghiệm
và việc làm giảm đau đớn.
Trước khi phát hiện được hình nhân gỗ này, người ta đã phát hiện
được các hình nhân bằng đồng và giám định niên đại là có từ đời Bắc Tống.
Những hình nhân đồng rỗng ruột này thể hiện hệ thống kinh mạch và các
huyệt vị, và dùng để dạy y thuật. Hình nhân được phủ một lớp sáp màu
vàng, bên trong được đổ nước. Khi học sinh châm kim xuyên qua lớp sáp và
xoi đúng vào một huyệt thì nước chảy ra ngoài.
Châm cứu hình thành một bộ phận Trung y «cao cấp» cho giới thượng
lưu. Châm cứu rất phổ biến trong triều đình đời Đường và là môn học chính
thức trong Thái Y Viện đời Tống. Tuy nhiên có lúc các y sư phỉ báng châm
cứu là nguy hiểm, là công việc của phụ nữ hay của thầy lang không chuyên.
Năm 1822 (niên hiệu Đạo Quang đời Thanh), châm cứu bị cấm dạy trong
Thái Y Viện. Và với sự lấn át ngày càng mạnh của Tây y vào đầu thế kỷ
XX, sự thực hành châm cứu càng ít đi tuy rằng nó không bao giờ bị triệt
tiêu. Suốt chiến dịch đề cao di sản dân tộc vào cuối thập niên 1950 của Mao
Trạch Đông, châm cứu được hồi sinh với việc thành lập các cơ sở trị liệu,
dưỡng đường, và các trung tâm dạy châm cứu.
6. DƯỠNG SINH
Tại Trung Quốc, dưỡng sinh bao gồm các sự thực hành để thân thể
khang kiện và tinh thần minh mẫn. Dưỡng sinh cũng liên quan đến Đạo dẫn,
vốn là sự luyện tập trị liệu ở mức độ cao hơn. Trong các kinh điển đời Chiến
Quốc, thuật ngữ «dưỡng sinh» thường xuất hiện trong các lý luận về nhân
tính. Mạnh Tử (372-289 tcn) tin tưởng vào việc nuôi dưỡng mầm thiện trong
tâm mỗi người. Đối với ông, trau dồi đức dũng và nhân tức là dưỡng khí với
các kỹ thuật hô hấp đúng đắn. Trên những miếng ngọc đời Chiến Quốc đã
ghi khắc những mô tả sớm nhất về các phép thực hành tăng cường khí để
cho ảnh hưởng của thiên nhiên tác động vào thân thể.
Toạ thiền
Trong những thế kỷ sau đó, một số thế gia sĩ tộc đã sưu tập các y điển
và thể nghiệm những bí pháp nhằm kiện khang cũng như tăng cường tinh và
khí. Khi xu hướng này được đề cao cực độ, ...