Danh mục

Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 2

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 178.79 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 2Thiên tám: LINH LAN BÍ ĐIỂN LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: Xin cho biết 12 Tạng có những nhiệm vụ gì và quí tiện như thế nào? (1) (63) Kỳ Bá thưa răng: (64) Tâm là một cơ quan quân chủ, thần minh do đó mà sinh ra (2) (65). Phế là một cơ quan tương truyền, chi tiết do đó mà sinh ra (3) (66) Can là một cơ quan Tướng quân, mưu lự do đó mà sinh ra (4) (67) Đởm là một cơ quan Trung chính, quyết đoán...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 2Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 2 Thiên tám: LINH LAN BÍ ĐIỂN LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: Xin cho biết 12 Tạng có những nhiệm vụ gì và quí tiện như thế nào? (1) (63) Kỳ Bá thưa răng: (64) Tâm là một cơ quan quân chủ, thần minh do đó mà sinh ra (2) (65). Phế là một cơ quan tương truyền, chi tiết do đó mà sinh ra (3) (66) Can là một cơ quan Tướng quân, mưu lự do đó mà sinh ra (4) (67) Đởm là một cơ quan Trung chính, quyết đoán do đó mà sinh ra (5) (68). Chiên trung là một cơ quan thần sứ, hỷ lạc do đó mà sinh ra (6) (69) Tỳ Vị là một cơ quan thương lẫm (kho đụn), năm vị đó mà sinh ra (7) (70) Đại trường là một cơ quan truyền đạo (đưa dẫn, bài tiết) sự biến hóa do đó mà ra(8). (71) Tiểu trường là một cơ quan thụ thinh (chứa đựng), hóa vật do đó mà sinh ra (9) (72) Thận là một cơ quan Tác cường, kỹ xảo do đó mà sinh ra (10) (73). Tam tiêu là một cơ quan quyết độc, thủy đạo do đó mà sinh ra (11) (74) Bàng quang là một cơ quan châu đô, tân dịch chứa ở đó, khi hóa thì sẽ tiết ra (12)(75). Phàm 12 cơ quan ở trên, không nên để cho „tương thất‟ (13) (76) Cho nên, nếu chủ „minh‟ thì dưới yên. Lấy lẽ đó để dưỡng sinh thì sống lâu, trọn đờikhông bị đau ốm, lấy lẽ đó để trị thiên hạ, thì thái bình (14) (77). Chủ không minh thì 12 cơ quan sẽ nguy, sứ đạo (tứ tâm) vít lấp, thân hình bị thương.Lấy lẽ đó để dưỡng sinh thì sinh đau ốm, lấy lẽ đó để trị thiên hạ, thì rối loạn. Nên phảirăn giữa lắm mới được (15) (78). Chí đạo rất huyền vi, biến hóa thật vô cùng, ai biết tới gốc nguồn (1) (79) Ở trong cõi mờ tối, ai người biết mấu chốt? Lo nghĩ suốt đêm ngày, sao cho đượcnên hay (2)? (80). Cái số hoảng hốt, nảy ra từ hào ly; cái số hào ly, nảy ra từ độ lượng; từ nghìn suyđến vạn, rồi càng suy càng lớn thêm mãi, cho tới khối thể cùng cực, thân hình mớiđược chính (3) (81). Hoàng Đế nói rằng: Thiện lắm thay! Tôi nghe cái đạo „tinh, quang‟ thực là cái đức lớn của bực đại thánh.Muốn làm cho tuyên minh đạo ấy, nếu không trai giới, chọn ngày tốt, không giám thừanhân (4) (82). Đế liền chọn ngày tốt, để bài luận trên đây vào trong nhà Linh lan (5) (83). Thiên chín: LỤC TIẾT TẠNG TƯỢNG LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi nghe: Trời do cái tiết „sáu sáu‟ để làm nên một năm; người do cái số „chín chín‟để „chế hội‟; tính ra người cũng ba trăm sáu mươi nhăm tiết, để hợp với trời đất, đã lâurồi. Nghĩa đó như sao, xin cho biết (1). Kỳ Bá thưa rằng: Cái tiết „sáu sáu‟ và „chín chín‟ chế hội, là cốt để phân rõ „thiên độ‟ và ghi rõ „khí số‟(2) (2). Thiên độ cốt là chỉ để đo sự vận hành của nhật nguyệt(3). Khí số cốt để ghi cái côngdụng của hóa sinh (3).(4) Thiên là dương, địa là Âm; nhật là dương, nguyệt là Âm; sự vận hành có phận kỷ,mỗi một chu có đường lối (5). Nhật vận hành được một độ, thì nguyệt vận hành đượcmười hai độ, mà còn lẻ nữa (6). Cho nên tính cả tháng thiếu, tháng đủ, cộng ba trămsáu mươi nhăm ngày mà thành một năm, chứa các khí „doanh, sóc, hư‟ lại mà thành ratháng nhuận (4).(7) Lập cây thẳng làm nêu để nhận phương hướng, tính kỹ những giờ khắc thừa...Đó làhoàn tất cái nhiệm vụ thiên độ (5) (8). Hoàng Đế hỏi rằng (9): Tôi đã được nghe thiên độ rồi. Xin cho nghe khí số, hợp lại với nhau như thế nào? (1) Kỳ Bá thưa rằng (10) : Trời lấy „sáu sáu‟ làm tiết, đất lấy „chín chín‟ chế hội (2) Trời có mười ngày, chọn sáu lần mười ngày mà chu giáp, thì thành một năm (11). Những bực thông thiên đời xưa, biết được cái gốc về sự số ng của con người, là gốcở Âm dương. Cái khí đó ở đất thì là chín châu, ở người thì là chín khiếu, đề thông vớitam khí (4). Cho nên sinh ra năm tạng, mà khí thì có ba (5). Do ba mà thành đất, do ba mà thànhngười (6). Ba mà nhân với ba, hợp lại thì thánh chín, chín chia ra làm chín dã (khu vực), chín đãchia ra làm chín tạng (7). Cho nên ở con người, về hữu hình có bốn tạng về „thân có năm tạng‟, hợp lại thànhchín tạng để ứng với chín „dã‟ ở trên (8). Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi được nghe cái tiết „sáu sáu‟ và cái số „chín chín‟ rồi. Trên kia phu tử nói: „chứakhí...Thành nhuận‟. Vậy chẳng hay thế nào là khí? (1) Kỳ Bá thưa răng: Năm ngày là một „hậu‟, ba „hậu‟ là một „khí‟ sáu „khí‟ là một mùa; bốn mùa là mộtnăm...Mà đều theo khí của mùa để làm chủ trị (2). Năm vận cùng rập theo nhau, để cùng đi, cứ đến chọn cái tháng cuối năm, hết vòngrồi lại bắt đầu. Mùa đã lập, khí tán bố, như vòng không chỗ nói. Về „hậu‟ cũng mộtkhuôn phép ấy (3) Cho nên nói rằng „không biết sự „da lÂm‟ trong một năm, sự suy hay thịnh của khí, vàhư thực bởi đâu phát sinh...Không thể gọi là „lương công‟ (4). Hoàng Đế hỏi rằng: Bắt đầu năm vận, quanh đi như vòng không đầu mối. Vậy về „thái quá‟ và „bất cập‟như thế nào (1). Kỳ Bá thưa rằng: Năm khí thay đổi, đều có „sở thắng‟, „thịnh‟ hay „hư‟ xảy ra là cái lệ thường (2). Hoàng Đế hỏi rằng: Năm khí thay đổi, đều có ...

Tài liệu được xem nhiều: