Danh mục

Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 3

Số trang: 20      Loại file: pdf      Dung lượng: 226.06 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 3 Thiên mười hai: DỊ PHÁP, PHƯƠNG NGHI LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: Y giả trị bệnh, cùng một bệnh mà phép chữa không giống nhau lại cùng đều khỏi, là vì sao” [1]. Kỳ Bá thưa rằng: Đó là do địa thế khác nhau [2]. Tí như Đông phương, là một khu vực cái khí của trời đất bắt đầu phát sinh từ đó. Nơi đó sản xuất cá và muối, nên gần bể, người sinh ở nơi đó hay ăn cá và ưa vị mặn. Ở đã lấy làm quen,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 3 Y Học Cổ Truyền Nam Kinh TỐ VẤN part 3 Thiên mười hai: DỊ PHÁP, PHƯƠNG NGHI LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: Y giả trị bệnh, cùng một bệnh mà phép chữa không giống nhau lại cùng đều khỏi, là vì sao” [1]. Kỳ Bá thưa rằng: Đó là do địa thế khác nhau [2]. Tí như Đông phương, là một khu vực cái khí của trời đất bắt đầu phát sinh từ đó. Nơi đó sản xuất cá và muối, nên gần bể, người sin h ở nơi đó hay ăn cá và ưa vị mặn. Ở đã lấy làm quen, ăn đã lấy làm ngon. Cá ăn nhiều khiến người hay có chứng nhiệt trung (nóng ruột) vị mặn thắng được huyết, nên người ở đó phần nhiều sắc đen mà thớ thịt thưa doãng. Thường mắc phải bệnh ung thũng (mụn nh ọt) (1). Về phép trị, nên dùng Biêm Thạch. Cho nên Biêm thạch sản xuất ở phương Đông (2) [3]. Tây phương là một khu vực sản loài kim ngọc, sa thạch cũng tụ họp nơi đó. Khí của trời đất chủ về thâu dẩn. Người sinh ở nơi đó thường ở nơi cao có nhiều gió, thủ y thổ lạnh lẽo và cứng rắn. Dân thường mặc áo lông, ăn những vị đậm béo, nên tạng người béo chặt và nhiều mỡ... Do đó, tà khí không thể phạm được vào thận thể, tật bệnh chỉ có thể tà bên trong phát ra (1) [4]. Về phép điều trị, nên dùng độc dược (các thứ t huộc có chất độc). Cho nên độc dược cũng sản xuất ở Tây phương (2). Bắc phương là một khu vực bế tàng của trời đất. Đất ở đó phần nhiều cao như gò núi, gió rét cắt da, nước đóng thành băng. Người sinh nơi đó thường tụ họp quây quần và uống sữa. Do đó, tàng hàn, sinh ra chứng mãn (đầy). Phép chữa nên dùng ngải cứu, cho nên ngải cứu cũng sản ra ở phương Bắc (1) [5]. Nam phương là một khu vực trưởng dưỡng của trời, đất, dương khí rất thịnh ở nơi đó. Đất ở đó thấp và thủy thổ ẩm ướt, thường tụ nhiều vụ lộ (sa mù và mốc). Người sinh nơi đó ưa ăn vị chua và các thức ướp (như tương, mắm), Tạng người thớ thịt mịn đặc và hiện sắc đỏ, phần nhiều mắc bệnh loạn tý (1). Về phép trị, nên dùng “vi châm”. Cho nên “cửu châm” cũng sản xuất tại phương Nam (2) [6]. Trung ương, đất bằng phẳng và ẩm thấp, là một khu vực trời đất sinh ra muôn vật đông nhiều. Người sinh nơi đó, ăn uống nhiều thứ mà không bị vất vả lắm, nên thường mắc bệnh nuy, quyết, hàn, nhiệt (1) [7]. Về phép chữa nên dùng “đạo dẫn án cược “ cho nên phép đạo, dẫn, án cược cũng sán xuất ở Trung ương (2). Cho nên thánh nhân tùy theo các địa phương, các khí hậu để thi dụng các phương pháp trị liệu, đều được thích nghi (đúng). Vì thế nên, phép trị khá c mà bệnh đều khỏi. Thiên mười ba: DI TINH BIẾN KHÍ LUẬN Hoàng Đế hỏi rằng: Tôi nghe đời xưa trị bệnh, làm cho di ích tinh, biến hóa khí... chỉ cần dùng phép Chúc do mà thôi. Đến đời nay trị bệnh, dùng độc dược để trị bên trong, dùng châm thạch để trị bên ngoài... Thế mà có người khỏi, có người không khỏi, là vì sao? [1] Kỳ Bá thưa rằng: Về đời vãng cổ, người ở lẫn vào khoảng cầm thú, động tác (làm mạnh) để cho khỏi hàn, Âm cư (núp dưới bóng râm) để cho khỏi nắng. Bên trong không có gì hệ lụy, bên ngoài không có sự gì bó buộc. Đó là một thời đại điềm đạm, ý chí hoàn toàn thỏa thích, tà không thể lọt vào sâu. Vì thế nên không cần dùng độc dược để trị bên trong, dùng châm thạch để trị bên ngoài... Mà chỉ dùng Chúc do cũng có thể khỏi [2]. Đến đời nay thời khác hẳn. Sự ưu hoạn làm rầy bên trong, việc nhọc nhằn làm lụy bên ngoài, đã trái với khí của bốn mùa, lại ngược cả sự “thích nghi” của hàn thử (rét nóng). Gió độc thổi tới luôn, hư tà quanh sớm tối...Bên trong vào sâu tới Phủ, Tàng, cốt, tủy, bên ngoài làm thương đến không khiếu, bì phu. Vì thế nên bệnh nhẹ hóa nặng, bệnh nặng thời chết, dù cho Chúc do cũng không công hiệu [3]. Hoàng Đế khen phải, rồi lại hỏi rằng: Tôi muốn khi trị bệnh, biết rõ được sống chết, phân biệt được hiềm nghi, tìm tới điều cốt yếu, không hề thiếu sót... Làm thế nào được như vậy? [4] Kỳ Bá thưa rằng: Xem sắc, chẩn mạch, là một điều kiện rất cần thiết. Phải hợp với năm hành là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, và thời tiết của bốn mùa, gió của 8 phương...Đều có thể do sắc và mạch để xét đoán [5]. Về đời Trung cổ, đối với việc trị bệnh, đợi bệnh đến rồi mới trị. Dùng thang dịch (thuốc nước) điều trị trong 10 ngày, để trừ khử các chứng bệnh thuộc về “tám gió, năm tý” (1) [6]. Nếu qua mười ngày mà vẫn không khỏi sẽ phải dùng các cành của loài thảo tô, thảo cai (cành và rễ), cả gốc lẫn ngọn để điều trị. Tiêu, bản đã được, ta sẽ tiêu tán [7]. Đến đời gần đây thời không được thế nữa. Không biết nhận khí hậu của bốn mùa, không hiểu lẽ âm dương, không biết đường thuận nghịch. Khi bệnh đã thành rồi, mới dùng “vi châm” để trị bên ngoài, dùng thang dịch để trị bên trong, bọn thô công lại càng liều lĩnh, cho là bệnh có thể dùng phép “công” khiến cho bệnh cũ chưa khỏi, bệnh mới lại sinh ra...đó thật là cái lỗi không chịu xét rõ sắc và mạch, không nhận đí ch được tinh khi thịnh hay hư, và cái lẽ “tiêu bản”, nên mới đến như vậy [8]. Hoàng Đế hỏi rằng: Xin cho biết lẽ cốt yếu thế nào? [9] ...

Tài liệu được xem nhiều: