Yếu tố dinh dưỡng trong chăn nuôi heo
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố dinh dưỡng trong chăn nuôi heo Yếu tố dinh dưỡng trong chăn nuôi heo ...Giá trị sinh vật học của protein phụ thuộc vào loại thức ăn (protein động vật cao hơn thực vật) vào loại gia súc sử dụng thức ăn, vào phương pháp chế biến sử dụng thức ăn. Có hai biện pháp chính nhằm nâng cao giá trị sinh vật học của protein trong thức ăn. 1. Thức ăn dành cho heo - Thức ăn đậm đặc Thức ăn đậm đặc là loại thức ăn đã được chế biến sẵn, có ít nhất từ ba nguồn nguyên liệu, phối hợp theo những công thức nhất định, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cho từng đối tượng vật nuôi, độ tuổi, năng suất sản phẩm khác nhau. Hiên nay thức ăn đậm đặc đã trở nên phổ biến không chỉ trong chăn nuôi gia súc, gia cầm, mà cả cho thuỷ sản, động vật quý hiếm khác. * Đặc điểm của thức ăn đậm đặc là: tổng hợp từ nhiều nguồn nguyên liệu và đều qua chế biến nên hàm lượng dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, hấp thu, hợp vệ sinh và tiện lợi trong bảo quản, vận chuyển và sử dụng. Sản xuất công nghiệp nên giá thành hạ. Hiệu quả chăn nuôi cao khi sử dụng hợp lý thức ăn đậm đặc. * Phân loại thức ăn đậm đặc. Dựa vào thành phần thức ăn đậm đặc mà phân ra các loại• Thức ăn đậm đặc. Thành phần chính là thức ăn tinh, có trộn thêm khoáng, vitamin, kháng sinh và các chất có hoạt tính sinh học khác. Khi sử dụng trộn thêm với thức ăn thô, xanh, củ quả, nhiều nước để có khẩu phần hoàn chỉnh.• Thức ăn siêu đậm đặc. Thành phần gồm đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng theo nhu cầu của đối tượng vật nuôi. Khi sử dụng chỉ cần cho vật nuôi ăn theo hướng dẫn trên bao bì và uống đủ nước. 1 • Thức ăn đậm đặc bổ sung là hỗn hợp nhằm bổ sung khoáng, vitamin, kháng sinh, kích tố, hoặc các hoạt chất sinh học khác. Khi sử dụng chỉ bổ sung với lượng nhỏ (theo hướng dẫn) để hiệu quả sử dụng khẩu phần tăng lên. Trên cơ sở hiểu biết cơ bản về các loại thức ăn trên đây, người chăn nuôi sẽ lựa chọn và chế biến, bảo quản, sử dụng cho phù hợp với từng đối tượng vật nuôi và điều kiện chăn nuôi cụ thể. 2. Tác dụng thành phần dinh dưỡng trong thức ăn - Tác dụng của protein Protein là thành phần quan trọng cấu tạo nên các tổ chức; giữ chức năng sinh học quan trọng trong các enzyme trao đổi chất, các hormon, các chất kháng thể. Thức ăn protein sau khi được tiêu hóa, hấp thu dưới dạng các acid amin. Các acid amin sẽ theo máu về gan tuần hoàn tới các mô bào. Ngoài các acid amin có nguồn gốc từ thức ăn, máu còn tiếp nhận các acid amin là sản phẩm của quá trình phân giải protein trong các tổ chức. Các acid amin tham gia vào quá trình chuyển hóa trong cơ thể Cơ thể động vật khác với cơ thể thực vật là nó không tự tổng hợp được toàn bộ các acid amin. Những acid amin cơ thể không tự tổng hợp được mà phải lấy từ nguồn thức ăn bên ngoài vào gọi là các acid amin không thay thế (cần thiết, thiết yếu). Tùy theo loại gia súc, giai đoạn sinh trưởng, phát dục và mối quan hệ chuyển hóa lẫn nhau mà số lượng các acid amin không thay thế ở các loại gia súc có khác nhau. Các acid amin không thay thế ở gia súc, gia cầm Acid amin Lợn Gà Lysine + + Methionine + + Tryptophan + + Valine + + Leucine + + Isoleucine + + Threonine + + Phenylalanine + + Histidine + + Arginine + Ngoài ra, đối với gà, các acid amin glycine, glutamic, proline, tyrosine, cystine là những acid amin không thay thế trong những điều kiện nhất định. 2 So với nhu cầu của gia súc, thức ăn thường thiếu lysine, methionine và tryptophan.Vấn đề bổ sung các acid amin không thay thế cho gia súc bằng con đường thức ănlà vấn đề rất cần thiết, nếu thêm các acid amin còn thiếu vào khẩu phần thức ăn giasúc thì nhu cầu protein của gia súc sẽ giảm thấp hơn so với khi chưa bổ sung. Giữaprotein động vật và protein thực vật có thành phần các acid amin không thay thếkhác nhau.Thành phần acid amin không thay thế trongmột số loại thức ănAcidamin Leu- Histi- Leu- Trypto- Phenyl- Methi- Threo- Izoleu- Valine cine dine cine phan alanine onine nine cineThứcănLúa 2,1 2,7 1,2 5,7 4,5 2,5 3,3 6,8 3,6mìNgô 2,2 2,0 0,8 5,0 5,0 3,1 3,7 22,0 4,0Ðỗ 2,3 5,8 1,2 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
kỹ thuật chăn nuôi chăm sóc gia súc bệnh trong chăn nuôi bảo quản thức ăn chăn nuôi dinh dưỡng trong chăn nuôi heo dinh dưỡng cho heoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Một số đặc điểm ngoại hình và sinh lý sinh dục của chuột lang nuôi làm động vật thí nghiệm
5 trang 139 0 0 -
5 trang 125 0 0
-
Giáo trình chăn nuôi gia cầm - Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên
230 trang 71 1 0 -
NGHỀ CHĂN NUÔI NGAN AN TOÀN SINH HỌC
28 trang 67 0 0 -
Đặc Điểm Sinh Học Của Sò Huyết
5 trang 67 0 0 -
Bài giảng Chăn nuôi trâu bò - Chương 4: Chăn nuôi trâu bò cái sinh sản
12 trang 67 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò (ĐH Nông nghiệp I HN) - Tài liệu tham khảo
3 trang 57 1 0 -
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 3
11 trang 49 0 0 -
Chăm sóc thỏ mẹ và thỏ mới sinh
3 trang 49 0 0 -
8 trang 48 0 0
-
Quy trình bón phân hợp lý cho cây ăn quả
2 trang 43 0 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò - Mở đầu
5 trang 42 0 0 -
Kỹ thuật nuôi thương phẩm cá tra trong ao
4 trang 36 0 0 -
2 trang 35 0 0
-
Giáo trình thức ăn gia súc - Chương 1
5 trang 34 0 0 -
Tình hình nhiễm Anaplasma platys trên chó tại thành phố Cần Thơ
5 trang 33 2 0 -
Giáo trình Chăn nuôi trâu bò - Chương 1
0 trang 33 0 0 -
Bài giảng Kỹ thuật nuôi cá sấu
18 trang 32 0 0 -
Câu Hỏi Thường Gặp Về Nuôi Tôm Sú
22 trang 30 0 0 -
272 trang 30 1 0