Yếu tố thời gian trong người đua diều và ngàn mặt trời rực rỡ của Khaled Hosseini
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 794.19 KB
Lượt xem: 7
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu cách sử dụng và vai trò của yếu tố thời gian trong Người đua diều và Ngàn mặt trời rực rỡ (hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, bán chạy nhất của Khaled Hosseini những năm gần đây). Nhờ đó, hai mạch chuyện kể về lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội và đời tư của đất nước và con người Afghanistan trở nên đa diện, chân thực, hấp dẫn hơn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố thời gian trong người đua diều và ngàn mặt trời rực rỡ của Khaled Hosseini TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 YẾU TỐ THỜI GIAN TRONG NGƯỜI ĐUA DIỀU VÀ NGÀN MẶT TRỜI RỰC RỠ CỦA KHALED HOSSEINI Nguyễn Thị Hạnh1 TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu cách sử dụng và vai trò của yếu tố thời gian trong Người đua diều và Ngàn mặt trời rực rỡ (hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, bán chạy nhất của Khaled Hosseini những năm gần đây). Nhờ đó, hai mạch chuyện kể về lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội và đời tư của đất nước và con người Afghanistan trở nên đa diện, chân thực, hấp dẫn hơn. Từ khóa: Thời gian, xác tín, Người đua diều, Ngàn mặt trời rực rỡ, Khaled Hosseini. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khaled Hosseini (sinh năm 1965 tại Kabul, Afghanistan, hiện sống ở Mỹ) không còn là cái tên xa lạ với bạn đọc Việt Nam. Sau cuốn tiểu thuyết đầu tay Người đua diều (2003), tác phẩm bán chạy nhất thế giới và xuất bản ở 70 quốc gia, “Hosseini đã chỉ ra một cuốn sách hấp dẫn bắt đầu như thế nào - với cách viết giản dị, tinh tế khiến người đọc cứ phải tiếp tục lật trang” (The Philadelphia Inquirer), cuốn tiểu thuyết thứ hai của Hosseini, Ngàn mặt trời rực rỡ (2007) xuất bản trên 40 nước và “không ai đọc cuốn sách này mà không bị cuốn theo nó, chìm đắm trong nó, thổn thức cùng nó” (Mariella Frostrup). Một trong những yếu tố làm nên thành công và sức hấp dẫn của những tác phẩm này, chúng tôi chưa thấy đề cập tới trong các công trình nghiên cứu, chính là sự hiện diện của yếu tố thời gian. Bằng độ xác tín cao, thời gian hiện diện không chỉ thuần túy là thời gian tái hiện sự kiện mà còn có khả năng kết nối nhiều dòng chảy câu chuyện bên trong của truyện kể. 2. NỘI DUNG Người đua diều bắt đầu từ tình bạn thân thiết giữa hai đứa trẻ, Amir và Hassan, con trai của người giúp việc cho cha của Amir. Đua diều không chỉ thuần túy là một trò chơi của bọn chúng mà trở thành biểu tượng cho khát vọng, ý chí, bản lĩnh quật cường của người dân Afghanistan. Bên cạnh câu chuyện đời tư, một mạch truyện song hành là những “biên niên chính trị xã hội” và “văn hóa của một xứ sở thầm lặng trước giờ vẫn còn khuất trong bóng tối, một đất nước bỗng trở thành tâm điểm của chính trị toàn cầu trong thiên niên kỉ mới” (Publisher Weekly). Ngàn mặt trời rực rỡ kể về cuộc đời hai người phụ nữ Afghanistan là Mariam và Laila. Họ có người chồng chung là ông Rasheed. Cả ba sống cùng nhau. Mariam và Laila đều là những con người bất hạnh, mất mát, hứng chịu nhiều nỗi đau của đời tư và những tàn dư lạc hậu của xã hội. Sau nhiều hiểu lầm, giận dỗi, hai người phụ nữ ấy đã dần thông hiểu, yêu thương, sẻ chia và bảo vệ nhau. Chứng kiến hành 1 Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức; Email: nguyenthihanh@hdu.edu.vn 47 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 động bạo lực của Rasheed, bà vợ cả Mariam, vốn điển hình cho người phụ nữ cam chịu, đã giết chết Rasheed, giải thoát cho Laila, chịu án tử hình. Còn Laila, điển hình cho người phụ nữ Afghanitan không cam chịu, mạnh mẽ, bản lĩnh đã tìm được hạnh phúc. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh Laila hạnh phúc trong sự đổi thay của một “Kabul xanh trở lại”. Để tái hiện lại cuộc đời, số phận của con người và đất nước Afghanitan, nhà văn Hosseini đã sử dụng yếu tố thời gian như một “kênh” quan trọng và dường như nếu thiếu nó cả hai câu chuyện sẽ kém hấp dẫn và những tầng ý nghĩa sâu xa. Thời gian hiện diện trong tiểu thuyết của Hosseini cũng hết sức phong phú, có lúc nó được dùng để đặt tên chương, có lúc nó hiện diện trong mạch chảy câu chuyện liên quan đến từng số phận nhân vật và có lúc nó có vai trò tái hiện và tái tạo lại lịch sử, xã hội của nhà nước Afghanitan trong suốt mấy thập kỉ. Dưới đây, bài viết sẽ đi vào khảo sát, lập bảng thống kê, phân tích cụ thể những thao tác xử lí yếu tố thời gian của tác giả và những hiệu quả thẩm mĩ của chúng. 2.1. Thời gian hiện diện trong các tên chương Điểm tương đồng thú vị là cả hai cuốn tiểu thuyết này của nhà văn người Afghanistan đều đặt tên chương theo hai kiểu: hoặc không có tên hoặc lấy thời gian cụ thể đặt tên chương. Người đua diều gồm 25 chương, trong đó 21 chương không đặt tên và 4 chương lấy thời gian để định danh, cụ thể: Bảng 1. Bảng thống kê các chương có tên và không có tên trong Người đua diều Phân loại Chương không có tên Chương có tên 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 12, Thời gian Thời gian và địa điểm Chương cụ thể 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 1, 10, 14 11 Tổng 21 chương ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố thời gian trong người đua diều và ngàn mặt trời rực rỡ của Khaled Hosseini TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 YẾU TỐ THỜI GIAN TRONG NGƯỜI ĐUA DIỀU VÀ NGÀN MẶT TRỜI RỰC RỠ CỦA KHALED HOSSEINI Nguyễn Thị Hạnh1 TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu cách sử dụng và vai trò của yếu tố thời gian trong Người đua diều và Ngàn mặt trời rực rỡ (hai cuốn tiểu thuyết nổi tiếng, bán chạy nhất của Khaled Hosseini những năm gần đây). Nhờ đó, hai mạch chuyện kể về lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội và đời tư của đất nước và con người Afghanistan trở nên đa diện, chân thực, hấp dẫn hơn. Từ khóa: Thời gian, xác tín, Người đua diều, Ngàn mặt trời rực rỡ, Khaled Hosseini. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khaled Hosseini (sinh năm 1965 tại Kabul, Afghanistan, hiện sống ở Mỹ) không còn là cái tên xa lạ với bạn đọc Việt Nam. Sau cuốn tiểu thuyết đầu tay Người đua diều (2003), tác phẩm bán chạy nhất thế giới và xuất bản ở 70 quốc gia, “Hosseini đã chỉ ra một cuốn sách hấp dẫn bắt đầu như thế nào - với cách viết giản dị, tinh tế khiến người đọc cứ phải tiếp tục lật trang” (The Philadelphia Inquirer), cuốn tiểu thuyết thứ hai của Hosseini, Ngàn mặt trời rực rỡ (2007) xuất bản trên 40 nước và “không ai đọc cuốn sách này mà không bị cuốn theo nó, chìm đắm trong nó, thổn thức cùng nó” (Mariella Frostrup). Một trong những yếu tố làm nên thành công và sức hấp dẫn của những tác phẩm này, chúng tôi chưa thấy đề cập tới trong các công trình nghiên cứu, chính là sự hiện diện của yếu tố thời gian. Bằng độ xác tín cao, thời gian hiện diện không chỉ thuần túy là thời gian tái hiện sự kiện mà còn có khả năng kết nối nhiều dòng chảy câu chuyện bên trong của truyện kể. 2. NỘI DUNG Người đua diều bắt đầu từ tình bạn thân thiết giữa hai đứa trẻ, Amir và Hassan, con trai của người giúp việc cho cha của Amir. Đua diều không chỉ thuần túy là một trò chơi của bọn chúng mà trở thành biểu tượng cho khát vọng, ý chí, bản lĩnh quật cường của người dân Afghanistan. Bên cạnh câu chuyện đời tư, một mạch truyện song hành là những “biên niên chính trị xã hội” và “văn hóa của một xứ sở thầm lặng trước giờ vẫn còn khuất trong bóng tối, một đất nước bỗng trở thành tâm điểm của chính trị toàn cầu trong thiên niên kỉ mới” (Publisher Weekly). Ngàn mặt trời rực rỡ kể về cuộc đời hai người phụ nữ Afghanistan là Mariam và Laila. Họ có người chồng chung là ông Rasheed. Cả ba sống cùng nhau. Mariam và Laila đều là những con người bất hạnh, mất mát, hứng chịu nhiều nỗi đau của đời tư và những tàn dư lạc hậu của xã hội. Sau nhiều hiểu lầm, giận dỗi, hai người phụ nữ ấy đã dần thông hiểu, yêu thương, sẻ chia và bảo vệ nhau. Chứng kiến hành 1 Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức; Email: nguyenthihanh@hdu.edu.vn 47 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 52.2020 động bạo lực của Rasheed, bà vợ cả Mariam, vốn điển hình cho người phụ nữ cam chịu, đã giết chết Rasheed, giải thoát cho Laila, chịu án tử hình. Còn Laila, điển hình cho người phụ nữ Afghanitan không cam chịu, mạnh mẽ, bản lĩnh đã tìm được hạnh phúc. Kết thúc tác phẩm là hình ảnh Laila hạnh phúc trong sự đổi thay của một “Kabul xanh trở lại”. Để tái hiện lại cuộc đời, số phận của con người và đất nước Afghanitan, nhà văn Hosseini đã sử dụng yếu tố thời gian như một “kênh” quan trọng và dường như nếu thiếu nó cả hai câu chuyện sẽ kém hấp dẫn và những tầng ý nghĩa sâu xa. Thời gian hiện diện trong tiểu thuyết của Hosseini cũng hết sức phong phú, có lúc nó được dùng để đặt tên chương, có lúc nó hiện diện trong mạch chảy câu chuyện liên quan đến từng số phận nhân vật và có lúc nó có vai trò tái hiện và tái tạo lại lịch sử, xã hội của nhà nước Afghanitan trong suốt mấy thập kỉ. Dưới đây, bài viết sẽ đi vào khảo sát, lập bảng thống kê, phân tích cụ thể những thao tác xử lí yếu tố thời gian của tác giả và những hiệu quả thẩm mĩ của chúng. 2.1. Thời gian hiện diện trong các tên chương Điểm tương đồng thú vị là cả hai cuốn tiểu thuyết này của nhà văn người Afghanistan đều đặt tên chương theo hai kiểu: hoặc không có tên hoặc lấy thời gian cụ thể đặt tên chương. Người đua diều gồm 25 chương, trong đó 21 chương không đặt tên và 4 chương lấy thời gian để định danh, cụ thể: Bảng 1. Bảng thống kê các chương có tên và không có tên trong Người đua diều Phân loại Chương không có tên Chương có tên 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 12, Thời gian Thời gian và địa điểm Chương cụ thể 13, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 1, 10, 14 11 Tổng 21 chương ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Người đua diều Ngàn mặt trời rực rỡ Khaled Hosseini Nghệ thuật tiểu thuyết Con người AfghanistanTài liệu liên quan:
-
55 trang 43 0 0
-
Motif nghệ thuật trong tác phẩm của James Joyce và Franz Kafka
7 trang 35 0 0 -
7 trang 29 0 0
-
Kết cấu tự sự trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau năm 1986
14 trang 21 0 0 -
Yếu tố tự truyện trong tiểu thuyết 'hoa bươm bướm' và 'người về đầu non' của Võ Hồng
5 trang 20 1 0 -
William Faulkner và những thể nghiệm văn chương
7 trang 16 0 0 -
99 trang 15 0 0
-
Khóa luận tốt nghiệp: Nghệ thuật tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh
74 trang 12 0 0 -
26 trang 12 0 0
-
Giọng điệu nghệ thuật trong nho lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử
10 trang 11 0 0