Ảnh hưởng của dung môi, tỷ lệ nguyên liệu với dung môi và thời gian tiếp xúc đến quá trình trích ly polyphenol từ hạt xoạt Cát Chu (Mangifera indica)
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 633.42 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự ảnh hưởng của dung môi (loại dung môi và nồng độ dung môi), tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi và thời gian tiếp xúc đến hàm lượng và hoạt tính kháng oxy hóa riêng của polyphenol tổng được trích ly từ hạt xoài Cát Chu (Mangifera indica) nhằm tìm ra điều kiện thích hợp để trích ly polyphenol. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của dung môi, tỷ lệ nguyên liệu với dung môi và thời gian tiếp xúc đến quá trình trích ly polyphenol từ hạt xoạt Cát Chu (Mangifera indica) Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG MÔI, TỶ LỆ NGUYÊN LIỆU VỚI DUNG MÔI VÀ THỜI GIAN TIẾP XÚC ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY POLYPHENOL TỪ HẠT XOẠT CÁT CHU (MANGIFERA INDICA) *Lê Phan Thùy Hạnh; Trần Quyết Thắng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Email: *hanhlpt@cntp.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự ảnh hưởng của dung môi (loại dung môi và nồng độ dung môi), tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi và thời gian tiếp xúc đến hàm lượng và hoạt tính kháng oxy hóa riêng của polyphenol tổng được trích ly từ hạt xoài Cát Chu (Mangifera indica) nhằm tìm ra điều kiện thích hợp để trích ly polyphenol. Kết quả, điều kiện thích hợp để trích ly polyphenol: dung môi ethanol với tỷ lệ ethanol/nước là 50/50 (v/v); tỷ lệ nguyên liệu: dung môi/nước là 1:30 (w/v); thời gian 4h. Từ khóa: Polyphenol, trích ly, hạt xoài cát chu. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước đứng thứ 13 về diện tích và sản lượng xoài trên thế giới (87.000 ha và gần 1 triệu tấn xoài các loại). Xoài được trồng phổ biến ở 59/63 tỉnh/thành của Việt Nam. Trong đó, xoài Cát Chu chiếm khoảng 59,1%. Phần lớn xoài Cát Chu được xuất khẩu dưới dạng trái tươi (xoài loại 1) và xoài cắt lát qua chế biến (xoài loại 2) được xuất sang Nhật, Singapore, Hàn Quốc và Newzealand (SOFRI, 2013). Với việc chế biến và xuất khẩu xoài Cát Chu ngày càng tăng thì lượng phụ phẩm từ xoài (vỏ, hạt…) được sản sinh ra ngày càng nhiều. Hiện nay, lượng phụ phẩm này chủ yếu được dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, làm phân bón hoặc chỉ thải bỏ ra môi trường. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy polyphenol – hợp chất được tìm thấy trong trái cây thể hiện những đặc tính sinh học quý đặc biệt là khả năng chống oxy hóa, chống viêm, chống dị ứng và khả năng kháng khuẩn (Manach, 2005). Việc tận dụng các phụ phẩm từ xoài (nguyên liệu rẻ tiền) để trích polyphenol để làm dược liệu hay ứng dụng chế biến các sản phẩm thực phẩm chức năng có ý nghĩa thực tiễn lớn. Theo Pinelo et al. (2005), quá trình trích ly bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như phương pháp trích ly, loại dung môi, nồng độ dung môi, thời gian tiếp xúc, nhiệt độ tích ly, tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi và kích thước nguyên liệu. 11 Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát sự ảnh hưởng của loại dung môi trích, nồng độ dung môi, tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi và thời gian đến quá trình trích ly các hợp chất polyphenol và hoạt tính kháng oxy hóa của sản phẩm chiết từ hạt xoài Cát Chu (Mangifera indica). Kết quả của thí nghiệm khảo sát này sẽ làm cơ sở để thiết kế thí nghiệm tối ưu hóa. NGUYÊN/VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Nguyên/vật liệu Hạt xoài Cát Chu Mangifera indica phải tươi, không dập nát, hạt không hư hỏng, sâu mọt, được thu mua ở Huyện Cái Bè, Tiền Giang. Nguyên liệu được loại bỏ phần thịt còn sót lại trên hạt, rửa sạch, để ráo, sấy khô bằng phương pháp sấy thăng hoa ở nhiệt độ - 50oC trong thời gian 72 h. Lúc này, hàm lượng ẩm của nguyên liệu < 7%. Nguyên liệu được nghiền nhỏ trong máy nghiền mẫu và được chia đều vào các túi PE nhỏ với khối lượng khoảng 5 ± 0.03g dùng cho mỗi lần thí nghiệm. Các túi PE chứa mẫu được hàn ghép mí và bảo quản trong tủ đông, t0 < - 20oC. Phương pháp Phương pháp phân tích Xác định hàm lượng polyphenol tổng bằng phương pháp so màu (Phương pháp Folin – Ciocalteau) Theo Singleton và cộng sự (1999), với một ít thay đổi, cụ thể như sau: - Nguyên tắc: Dựa vào phản ứng oxy hóa các hợp chất polyphenol bằng thuốc thử Folin – Ciocalteau, dùng axit gallic làm chất chuẩn. Phản ứng này liên quan đến việc làm giảm hàm lượng polyphenol, các hợp chất này sẽ bị oxy hóa trong môi trường kiềm dẫn đến sự hình thành các ion superioxide, các ion này sẽ lần lượt phản ứng với molybdate để hình thành dạng molybdenum oxide (MoO4+). Mylybdenum oxide là dạng phức chất có màu xanh lam, hấp thụ bước sóng 760 nm. Cường độ màu của hỗn hợp phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ polyphenol trong một phạm vi nhất định. Dựa vào cường độ màu đo được và đồ thị chuẩn của acid gallic với thuốc thử có thể xác định được hàm lượng polyphenol trong mẫu. - Cách tiến hành: + Xây dựng phương trình đường chuẩn acid gallic: Cân 5 mg axit gallic hòa tan trong 100 ml nước cất. Lấy axit gallic vào các bình định mức với lượng: 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80 µg. Hút tiếp 0,5 ml thuốc thử Folin-Ciocaulteur vào từng bình định mức. Sau 3 phút thì cho tiếp 2,5 ml Sodium Cacbonat bão hòa. Thêm nước cất đến vạch định mức, để tối 30 phút. Đo cường độ hấp thu ở bước sóng 760 nm. Từ tương quan giữa số mg axit gallic và cường độ màu đo được, ta dựng được đồ thị chuẩn axit gallic theo phương pháp thống kê. 12 Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 + Xác định hàm lượng polyphenol: Hút 1ml dịch chiết +0,5 ml thuốc thử Folin - Ciocalteau để khoảng 3 phút. Sau đó thêm vào 2,5 ml dung dịch Na2CO3 bão hòa, lắc nhẹ cho đều, định mức bằng nước cất đến vạch, để trong bóng tối 30 phút tiến hành đo độ hấp thụ ở bước sóng 760 nm. Từ kết quả so màu, dựa trên phương trình chuẩn của axit gallic thì xác định được nồng độ của polyphenol. Xác định hoạt tính oxy hóa theo phương pháp 2,2 – diphenyl – 1 - picryl hydrazyl radical (DPPH) (Molyneux, P., 2004) - Nguyên tắc: Dựa vào khả năng bắt giữ gốc tự do DPPH của chất có tác dụng chống oxy hóa. Khi dung dịch DPPH được trộn với dung dịch của chất có khả năng nhường nguyên tử hydro thì gốc tự do tại vị trí nguyên tử nitơ trong DPPH sẽ p ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của dung môi, tỷ lệ nguyên liệu với dung môi và thời gian tiếp xúc đến quá trình trích ly polyphenol từ hạt xoạt Cát Chu (Mangifera indica) Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 ẢNH HƯỞNG CỦA DUNG MÔI, TỶ LỆ NGUYÊN LIỆU VỚI DUNG MÔI VÀ THỜI GIAN TIẾP XÚC ĐẾN QUÁ TRÌNH TRÍCH LY POLYPHENOL TỪ HẠT XOẠT CÁT CHU (MANGIFERA INDICA) *Lê Phan Thùy Hạnh; Trần Quyết Thắng Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM Email: *hanhlpt@cntp.edu.vn TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá sự ảnh hưởng của dung môi (loại dung môi và nồng độ dung môi), tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi và thời gian tiếp xúc đến hàm lượng và hoạt tính kháng oxy hóa riêng của polyphenol tổng được trích ly từ hạt xoài Cát Chu (Mangifera indica) nhằm tìm ra điều kiện thích hợp để trích ly polyphenol. Kết quả, điều kiện thích hợp để trích ly polyphenol: dung môi ethanol với tỷ lệ ethanol/nước là 50/50 (v/v); tỷ lệ nguyên liệu: dung môi/nước là 1:30 (w/v); thời gian 4h. Từ khóa: Polyphenol, trích ly, hạt xoài cát chu. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước đứng thứ 13 về diện tích và sản lượng xoài trên thế giới (87.000 ha và gần 1 triệu tấn xoài các loại). Xoài được trồng phổ biến ở 59/63 tỉnh/thành của Việt Nam. Trong đó, xoài Cát Chu chiếm khoảng 59,1%. Phần lớn xoài Cát Chu được xuất khẩu dưới dạng trái tươi (xoài loại 1) và xoài cắt lát qua chế biến (xoài loại 2) được xuất sang Nhật, Singapore, Hàn Quốc và Newzealand (SOFRI, 2013). Với việc chế biến và xuất khẩu xoài Cát Chu ngày càng tăng thì lượng phụ phẩm từ xoài (vỏ, hạt…) được sản sinh ra ngày càng nhiều. Hiện nay, lượng phụ phẩm này chủ yếu được dùng để sản xuất thức ăn chăn nuôi, làm phân bón hoặc chỉ thải bỏ ra môi trường. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy polyphenol – hợp chất được tìm thấy trong trái cây thể hiện những đặc tính sinh học quý đặc biệt là khả năng chống oxy hóa, chống viêm, chống dị ứng và khả năng kháng khuẩn (Manach, 2005). Việc tận dụng các phụ phẩm từ xoài (nguyên liệu rẻ tiền) để trích polyphenol để làm dược liệu hay ứng dụng chế biến các sản phẩm thực phẩm chức năng có ý nghĩa thực tiễn lớn. Theo Pinelo et al. (2005), quá trình trích ly bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau như phương pháp trích ly, loại dung môi, nồng độ dung môi, thời gian tiếp xúc, nhiệt độ tích ly, tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi và kích thước nguyên liệu. 11 Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 Mục tiêu của nghiên cứu là khảo sát sự ảnh hưởng của loại dung môi trích, nồng độ dung môi, tỷ lệ nguyên liệu so với dung môi và thời gian đến quá trình trích ly các hợp chất polyphenol và hoạt tính kháng oxy hóa của sản phẩm chiết từ hạt xoài Cát Chu (Mangifera indica). Kết quả của thí nghiệm khảo sát này sẽ làm cơ sở để thiết kế thí nghiệm tối ưu hóa. NGUYÊN/VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Nguyên/vật liệu Hạt xoài Cát Chu Mangifera indica phải tươi, không dập nát, hạt không hư hỏng, sâu mọt, được thu mua ở Huyện Cái Bè, Tiền Giang. Nguyên liệu được loại bỏ phần thịt còn sót lại trên hạt, rửa sạch, để ráo, sấy khô bằng phương pháp sấy thăng hoa ở nhiệt độ - 50oC trong thời gian 72 h. Lúc này, hàm lượng ẩm của nguyên liệu < 7%. Nguyên liệu được nghiền nhỏ trong máy nghiền mẫu và được chia đều vào các túi PE nhỏ với khối lượng khoảng 5 ± 0.03g dùng cho mỗi lần thí nghiệm. Các túi PE chứa mẫu được hàn ghép mí và bảo quản trong tủ đông, t0 < - 20oC. Phương pháp Phương pháp phân tích Xác định hàm lượng polyphenol tổng bằng phương pháp so màu (Phương pháp Folin – Ciocalteau) Theo Singleton và cộng sự (1999), với một ít thay đổi, cụ thể như sau: - Nguyên tắc: Dựa vào phản ứng oxy hóa các hợp chất polyphenol bằng thuốc thử Folin – Ciocalteau, dùng axit gallic làm chất chuẩn. Phản ứng này liên quan đến việc làm giảm hàm lượng polyphenol, các hợp chất này sẽ bị oxy hóa trong môi trường kiềm dẫn đến sự hình thành các ion superioxide, các ion này sẽ lần lượt phản ứng với molybdate để hình thành dạng molybdenum oxide (MoO4+). Mylybdenum oxide là dạng phức chất có màu xanh lam, hấp thụ bước sóng 760 nm. Cường độ màu của hỗn hợp phản ứng tỉ lệ thuận với nồng độ polyphenol trong một phạm vi nhất định. Dựa vào cường độ màu đo được và đồ thị chuẩn của acid gallic với thuốc thử có thể xác định được hàm lượng polyphenol trong mẫu. - Cách tiến hành: + Xây dựng phương trình đường chuẩn acid gallic: Cân 5 mg axit gallic hòa tan trong 100 ml nước cất. Lấy axit gallic vào các bình định mức với lượng: 20; 30; 40; 50; 60; 70; 80 µg. Hút tiếp 0,5 ml thuốc thử Folin-Ciocaulteur vào từng bình định mức. Sau 3 phút thì cho tiếp 2,5 ml Sodium Cacbonat bão hòa. Thêm nước cất đến vạch định mức, để tối 30 phút. Đo cường độ hấp thu ở bước sóng 760 nm. Từ tương quan giữa số mg axit gallic và cường độ màu đo được, ta dựng được đồ thị chuẩn axit gallic theo phương pháp thống kê. 12 Hội nghị Khoa học An toàn dinh dưỡng và An ninh lương thực lần 2 năm 2018 + Xác định hàm lượng polyphenol: Hút 1ml dịch chiết +0,5 ml thuốc thử Folin - Ciocalteau để khoảng 3 phút. Sau đó thêm vào 2,5 ml dung dịch Na2CO3 bão hòa, lắc nhẹ cho đều, định mức bằng nước cất đến vạch, để trong bóng tối 30 phút tiến hành đo độ hấp thụ ở bước sóng 760 nm. Từ kết quả so màu, dựa trên phương trình chuẩn của axit gallic thì xác định được nồng độ của polyphenol. Xác định hoạt tính oxy hóa theo phương pháp 2,2 – diphenyl – 1 - picryl hydrazyl radical (DPPH) (Molyneux, P., 2004) - Nguyên tắc: Dựa vào khả năng bắt giữ gốc tự do DPPH của chất có tác dụng chống oxy hóa. Khi dung dịch DPPH được trộn với dung dịch của chất có khả năng nhường nguyên tử hydro thì gốc tự do tại vị trí nguyên tử nitơ trong DPPH sẽ p ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
An toàn dinh dưỡng Quá trình trích ly polyphenol Hoạt tính kháng oxy hóa riêng của polyphenol Hạt xoài Cát Chu Hoạt động chế biến và xuất khẩu xoàiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu sản xuất trà túi lọc chức năng từ rong mơ
117 trang 34 0 0 -
Nghiên cứu quy trình sản xuất chả cá rô phi
5 trang 28 0 0 -
Hiệu quả mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tỉnh Hậu Giang năm 2017
7 trang 17 0 0 -
15 trang 14 0 0
-
Đánh giá hiện trạng nhiễm khuẩn của thức ăn thông dụng trước cổng trường
10 trang 14 0 0 -
Nghiên cứu công nghệ sản xuất bột chuối
9 trang 13 0 0 -
Những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm tươi sống an toàn phạm vi thành phố Hồ Chí Minh
7 trang 13 0 0 -
9 trang 13 0 0
-
Hành lang pháp lý về an toàn thực phẩm liên quan đến dinh dưỡng và sức khỏe người tiêu dùng
9 trang 13 0 0 -
Vị thế của Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu
6 trang 12 0 0