Danh mục

B-learning và quá trình đánh giá trong dạy học hướng đến phát triển năng lực của người học

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 105.12 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này sẽ đề cập đến việc sử dụng đánh giá như là một quá trình học tập trong dạy học với mô hình B-learning nhằm phát triển năng lực của người học. Các công cụ đánh giá trong dạy học B-learning, quá trình kết hợp giữa kiểm tra đánh giá và phương pháp dạy học, mô hình tổ chức dạy học như thế nào nhằm làm cho quá trình đánh giá không chỉ là đánh giá kết quả học tập mà còn là đánh giá cho học tập và đánh giá như là một quá trình học tập, cùng với các kết quả ban đầu cũng được đưa ra.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
B-learning và quá trình đánh giá trong dạy học hướng đến phát triển năng lực của người họcJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0264Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 8D, pp. 130-137This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn B-LEARNING VÀ QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CỦA NGƯỜI HỌC Nguyễn Thế Dũng Viện Sư phạm Kỹ thuật, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tóm tắt. Bài báo này sẽ đề cập đến việc sử dụng đánh giá như là một quá trình học tập trong dạy học với mô hình B-learning nhằm phát triển năng lực của người học. Các công cụ đánh giá trong dạy học B-learning, quá trình kết hợp giữa kiểm tra đánh giá và phương pháp dạy học, mô hình tổ chức dạy học như thế nào nhằm làm cho quá trình đánh giá không chỉ là đánh giá kết quả học tập mà còn là đánh giá cho học tập và đánh giá như là một quá trình học tập, cùng với các kết quả ban đầu cũng được đưa ra. Từ khóa: Đánh giá trong dạy học; B-learning; Công cụ và kĩ thuật đánh giá; Đánh giá xác thực; Mô hình tổ chức dạy học; Dạy học định hướng hành động; Năng lực của người học.1. Mở đầu Chương trình giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạyhọc, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụngtri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết cáctình huống của cuộc sống và nghề nghiệp. Theo đó, việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc “tạora kiến thức”, “truyền đạt, chuyển giao kiến thức” mà còn làm cho người học học cách đáp ứnghiệu quả các yêu cầu cơ bản liên quan đến môn học và có khả năng vượt ra ngoài phạm vi mônhọc, nhằm chủ động thích ứng cuộc sống trong tương lai. Do đó cần phải có những thay đổi trongphương pháp và hình thức tổ chức dạy học. Quá trình đổi mới phương pháp dạy học cần gắn liềnvới đổi mới về đánh giá quá trình dạy học cũng như đổi mới việc kiểm tra và đánh giá thành tíchhọc tập của người học. Theo quan điểm phát triển năng lực việc đánh giá kết quả học tập khônglấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá, mà cần chútrọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau. Đã có nhiều kết quả nghiên cứu về đánh giá học tập theo năng lực (Nguyễn Công Khanh,2014), (Phạm Hữu Tòng, 2012),. . . tuy vậy còn có nhiều vấn đề cần đặt ra như: Định hướng đổimới quá trình đánh giá kết quả học tập theo các công đoạn chủ yếu của tiến trình đánh giá kết quảhọc tập môn học, cũng như các định hướng đổi mới về việc xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giánăng lực của người học sẽ như thế nào, có các đặc điểm gì? Dạy học với B-learning sẽ hỗ trợ cáccông cụ đánh giá như thế nào trên môi trường trực tuyến và qua đó phát triển được năng lực gì củangười học? Đánh giá để xác nhận năng lực của người học đòi hỏi mất nhiều thời gian công sức,Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 01/10/2015Liên hệ: Nguyễn Thế Dũng, e-mail: zungnguyen2003@yahoo.com130 B-learning và quá trình đánh giá trong dạy học hướng đến phát triển năng lực của người họcvậy cần kết hợp với phương pháp dạy học và mô hình tổ chức dạy học như thế nào để quá trìnhđánh giá có hiệu quả hơn?2. Nội dung nghiên cứu2.1. Đổi mới quá trình đánh giá kết quả học tập theo năng lực Cũng đã có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến định hướng đổi mới kiểm tra đánh giá địnhhướng năng lực. Trong phần này, chúng ta sẽ đề xuất một số định hướng đổi mới về việc xây dựngcâu hỏi, bài tập đánh giá năng lực của người học, cũng như các định hướng đổi mới quá trình đánhgiá kết quả học tập theo các công đoạn chủ yếu của tiến trình đánh giá kết quả học tập môn học. Đánh giá theo quan điểm phát triển năng lực không chỉ giới hạn vào khả năng tái hiện trithức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp, do đóviệc thay đổi quan niệm và cách xây dựng các nhiệm vụ học tập, câu hỏi và bài tập có một vai tròquan trọng. Với tiếp cận năng lực, quan điểm về xây dựng nhiệm vụ học tập có một số đặc điểm như:Nhiệm vụ trọng tâm không phải là các thành phần tri thức hay kĩ năng riêng lẻ mà là sự vận dụngcó phối hợp các tri thức, kĩ năng khác nhau, trên cơ sở một vấn đề mới đối với người học. Tiếpcận năng lực không định hướng theo nội dung học trừu tượng mà luôn theo các tình huống sát vớithực tiễn của người học. Nội dung học tập mang tính bối cảnh, tính tình huống và tính thực tiễn.Chương trình dạy học lúc này sẽ được xây dựng trên cơ sở chuẩn năng lực của môn học. Hệthốngbài tập chính là công cụ để người học luyện tập nhằm hình thành năng lực và là công cụ để giáoviên đánh giá năng lực và biết được mức độ đạt chuẩn của người học trong quá trình dạy học. ...

Tài liệu được xem nhiều: