Danh mục

Ba vị Thành hoàng thời Lý trên đất Thọ Xuân qua tư liệu thần tích

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 339.35 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thờ cúng Thành hoàng làng là tín ngưỡng phổ biến ở các làng xã người Việt. Thành hoàng của các làng Việt cổ không chỉ là vị thần bảo vệ thành và hào của làng, mà còn là người có công với dân, với nước trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâm hoặc là người có công lập ra làng hay truyền dạy một nghề nào đó cho dân làng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ba vị Thành hoàng thời Lý trên đất Thọ Xuân qua tư liệu thần tích NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI BA VỊ THÀNH HOÀNG THỜI LÝ TRÊN ĐẤT THỌ XUÂN QUA TƯ LIỆU THẦN TÍCH ThS. Lê Xuân Sơn1 Tóm tắt: Thờ cúng Thành hoàng làng là tín ngưỡng phổ biến ở các làng xã người Việt.Thành hoàng của các làng Việt cổ không chỉ là vị thần bảo vệ thành và hào của làng, mà cònlà người có công với dân, với nước trong các cuộc kháng chiến đánh đuổi giặc ngoại xâmhoặc là người có công lập ra làng hay truyền dạy một nghề nào đó cho dân làng... Thọ Xuânlà vùng đất lịch sử, đất quý hương của triều đại Hậu Lê, vậy nên việc xuất hiện và tồn tại cácvị Thành hoàng làng có công trạng với nhân dân và các triều đại phong kiến là vấn đề màchúng tôi muốn tìm hiểu đặc biệt là ba vị Thành hoàng làng thời Lý trên vùng đất này. Từ khóa: Thành hoàng làng, thời Lý, Thọ Xuân. 1. Đặt vấn đề Thọ Xuân là vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa, là quê hương của nhiều danh nhân, hàokiệt, đặc biệt là vùng đất phát tích của hai vương triều Tiền Lê và Hậu Lê. Trong bài viết này,tác giả bàn đến ba vị thần Thành hoàng làng thời Lý được người dân Thọ Xuân thờ phụng,qua đó thấy được đóng góp của vùng đất Thọ Xuân đối với công cuộc bảo vệ và xây dựng đấtnước thời kỳ này. Vua Lý Thái Tổ sau khi lên ngôi với những quyết sách trị vì đúng đắn không chỉ đưa đấtnước ra khỏi khó khăn từ cuối thời Tiền Lê mà với tầm nhìn của bậc đế vương đã tạo nêncuộc dời đô vĩ đại từ kinh đô Hoa Lư ra đất Thăng Long (Hà Nội) năm 1010. Để đảm bảo sựcai quản thống nhất của triều đình, đối với những vùng đất xa xôi như Ái Châu, nhà Lý thihành chính sách “ràng buộc lỏng lẻo”, đồng thời sử dụng quan lại là người địa phương đểthiết lập chế độ cai quản. Chính vì vậy, thời Lý, xứ Thanh đóng góp cho triều đình không ítdanh tướng được sử sách lưu danh như: Đào Cam Mộc, Lê Phụng Hiểu, Nguyễn Tuyên…Những vị Thành hoàng được giới thiệu trong bài viết gồm Lương Công Đoán, Lý Kim Ngôvà Lê Phụng Hiểu hiện đang được thờ phụng trên vùng đất Thọ Xuân đã góp phần khẳng địnhsự đóng góp của người dân nơi đây cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước thời Lý. Ở các đình, miếu thờ thần đều có thần phả, còn gọi là Ngọc phả. Đây là cuốn sách ghichép sự tích các vị thần được thờ (thần tích). Thần tích của các vị thần ở Việt Nam phần lớndo Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính sưu tập và soạn thảo vào năm Hồng Phúc (1572), đờivua Lê Anh Tông, lúc đó đang đóng đô tại Yên Trường (Thanh Hóa) vì ngoài Bắc đang nằmdưới sự quản lý của nhà Mạc. Sau này được Quản giám bách thần, Hùng Lĩnh thiếu khanhNguyễn Hiền sao chép lại vào thời Vĩnh Hựu (1735-1739). Một số thần phả xuất hiện vào đờivua Tự Đức (1848-1882). Các loại thần phả còn lại đến ngày nay, có nhiều lớp thông tin khácnhau chồng chất, thêm bớt, hiện đại hóa thần tích qua các lần sao chép lại hoặc mới biên soạn.Về mặt văn bản, phần lớn các thần tích còn lại đến ngày nay đều thấy ghi là soạn thảo vàonăm Hồng Phúc nguyên niên và được sao lục nhiều lần vào cuối thời Lê và thời Nguyễn.1 Phòng Công tác Chính trị HSSV - Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 81 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Thần tích về ba vị Thành hoàng mà chúng tôi đề cập đến trong bài viết gồm: Thần tíchThành hoàng làng Yên Lược (nay là làng Yên Lược, xã Thọ Minh, huyện Thọ Xuân) là nơithờ Thành hoàng Lương Công Đoán - được nhà Lý phong sắc: “Đương cảnh Thành hoàngquản đô hộ, phủ đại tướng quân thượng đẳng phúc thần Đại vương”; Thần tích Thành hoàngtrang Phúc Hà (nay là làng Phú Xá, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân) thờ Thành hoàng KimNgô - được nhà Lý phong sắc là “Lý Kim Ngô: Thượng đẳng phúc thần Đại vương”;và thầntích về Lê Phụng Hiểu. Cả ba thần tích còn lưu lại có nói đến sự đóng góp và ghi nhận củanhà Lý đối với công cuộc bình Chiêm, dẹp Tống và giúp dân làm ăn. Ba thần tích chứa đựng thông tin về sự sinh thành, sự nghiệp và công trạng của các vịThành hoàng gắn với bối cảnh lịch sử, văn hóa của đất nước thời Lý. Do vậy, đây là nguồn tưliệu bổ sung cho việc nghiên cứu về thời Lý trên đất Thọ Xuân nói riêng và ở Việt Nam nóichung. Tuy nhiên, các thần tích được xây dựng đậm màu sắc huyền thoại, tô đậm công trạngvà sự hiển linh của các vị thần. Bởi thế, ngoài giá trị lịch sử, các thần tích còn cho thấy nhữngquan niệm tâm linh phong phú của người Việt đương thời. 2. Các thần tích về Thành hoàng làng thời Lý ở Thọ Xuân 2.1. Thần tích Thành hoàng làng Yên Lược Vào thời Lý Thái Tông (1028 - 1054), tại xã Hồng Lạc, huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng,trấn Hải Dương, có một gia đình họ Lương mấy đời làm nôn ...

Tài liệu được xem nhiều: