Danh mục

Bài giảng bộ môn Dược lý học: Số phận thuốc trong cơ thể

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 235.05 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 17,000 VND Tải xuống file đầy đủ (16 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuốc được đưa vào cơ thể bằng nhiều đường. Sau khi hấp thu để tác dụng dược lý, thuốc được coi là vật lạ, cơ thể sẽ tìm mọi cách để thải trừ. Chương này sẽ trình bày về "Số phận thuốc trong cơ thể". Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng bộ môn Dược lý học: Số phận thuốc trong cơ thể SỐ PHẬN THUỐC TRONG CƠ THỂ Thuốc được đưa vào cơ thể bằng nhiều đường. Sau khi hấp thu để tác dụng dược lý, thuốc được coi là vật lạ, cơ thể sẽ tìm mọi cách để thải trừ. Sơ đồ ( 1 ) cho thấy sự vận chuyển của thuốc trong cơ thể từ lúc hấp thu đến khi bị thải trừ. Huyết tương Mô Tích lũy Hấp thu Thuốc - protein (uống, tiêm...) Nơi tác dụng Protein + Thuốc Thuốc Thuốc Thuốc-receptor Hoạt tính Tiêm tĩnh mạch Chuyển hóa Chất chuyển Chất chuyển hóa hóa Thải trừ Nơi khác Thận Mật Hình 1 : Sự vận chuyển của thuốc trong cơ thể Trong quá trình hấp thụ, phân phối, chuyển hoá, tích luỹ và thải trừ, thuốc phải vượt qua nhiều màng sinh học để sang vị trí mới. Có ba giai đoạn chính : - Hấp thu : thuốc từ nơi tiếp nhận ( uống, tiêm dưới da, tiêm bắp... ) được chuyển vào đại tuần hoàn. 1 - Phân phối : trong máu, thuốc kết hợp với protein - huyết tương : phần không kết hợp vào sẽ chuyển vào các mô, rồi gắn với receptor đặc hiệu để phát huy đặc tính. - Chuyển hoá và thải trừ : thuốc được chuyển hoá, chất chuyển hoá sẽ thải trừ qua thận, qua mật hoặc qua các nơi khác. Có nhiều cách để vượt qua màng sinh học. 1. VẬN CHUYỂN THUỐC QUA MÀNG SINH HỌC. 1.1. Khuếch tán thụ đông : Màng bào tương có bản chất là lipoprotein, muốn khuếch tán qua màng, thuốc cần : - Ít bị i on hoá. - Có nồng độ cao ở bề mặt màng. - Tan trong lipid, nước. Tỷ lệ tan lipid/ nước cao. Với những thuốc có bản chất là một acid yếu ( acid barbituric, Aspirin ) và những chất có bản chất là một base yếu như Strychnin, Quinin... thì sự khuếch tán qua màng phụ thuộc vào hằng số phân ly của thuốc và vào pH của môi trường theo phương trình của Henderson- Hasselbach. + Cho một acid. nồng độ phân tử pKa = pH + lg nồng độ ion N không ion hóa lg = pKa - pH ( màng ) N ion hóa N không ion hóa = đối log ( pKa - pH ) N ion hóa N không ion hóa tăng khi ( pKa - pH ) tăng N ion hóa pKa không đổi. Vậy ( pKa - pH ) tăng khi pH giảm. Vậy những thuốc có bản chất là acid yếu, hấp thu qua màng sinh học tăng, khi pH càng acid và ngược lại ( vì thuốc không ion hoá mới hấp thu qua màng ). - Vận dụng : điều trị ngộ độc thuốc ngủ, nâng pH máu bằng NaHCO3 12,5 %. +Cho một base : nồng độ ion hóa pKa = pH + lg nồng độ phân tử 2 Ngược lại với những thuốc có bản chất là acid, những thuốc có bản chất là base yếu tăng hấp thu qua màng khi ( pKa - pH ) giảm. ( pH tăng ) - Vận dụng : Điều trị ngộ độc Morphin ( là 1 base yếu, đi từ pH cao đến pH thấp ) dù dùng đường tiêm cũng phải rửa dạ dày. Chu kỳ máu ruột : dạ dày Morphin  máu ruột 1.2. Lọc : Màng sinh học có những ống dẫn. Những thuốc không tan trong lipid và tan được trong nước, có phân tử lượng thấp ( < 100 - 200 ) sẽ chui qua ống dẫn bằng áp lực thuỷ tĩnh (áp lực lọc ). Đường kính của ống dẫn khác nhau tuỳ loại màng, hệ số lọc cao nhất là ở mao mạch tiểu cầu thận; ở màng mao mạch cơ thì hệ số đó thấp hơn 100 lần; ở màng tế bào, sức lọc càng kém hơn. Kết quả của lọc phụ thuộc vào đường kính ống dẫn, số lượng ống dẫn, vào các bậc thang thuỷ tĩnh, điện hoá hoặc vào thẩm thấu ở hai bên màng sinh học, những bậc thang này tạo điều kiện để thuốc di chuyển từ bên này sang bên kia màng. 1.3. Vận chuyển tích cực : Hình thức này được thực hiện nhờ chất vận chuyển ( carirer ) nằm ở màng sinh học. Chất vận chuyển có ái lực cao với thuốc, tạo phức với thuốc, dẫn dắt thuốc từ bên này sang bên kia màng. Sau đó chất vận chuyển quay lại nơi cũ để ...

Tài liệu được xem nhiều: