Danh mục

Bài giảng Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật: Phần 2

Số trang: 36      Loại file: pdf      Dung lượng: 872.96 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 10,000 VND Tải xuống file đầy đủ (36 trang) 0
Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 2 bài giảng Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật trình bày nội dung chương 4 - Tổ chức công tác can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật. Tài liệu này cũng cung cấp cho sinh viên tình hình về can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật ở Việt Nam. Mời bạn đọc tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật: Phần 2 Chương 4 TỔ CHỨC CÔNG TÁC CAN THIỆP SỚM CHO TRẺ KHUYẾT TẬT1. Thời điểm bắt đầu can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật CTS chủ yếu tập trung vào hai nhóm trẻ : từ 0 đến 3 tuổi và từ 3 đến 6 tuổi, nhưngkhông dừng lại ở 6 tuổi mà còn có thể kéo dài tới khi trẻ vào trường phổ thông nếu điềunày là cần thiết và có lợi cho trẻ. Giai đoạn 0-3 tuổi Đối với trẻ lứa tuổi này công tác CTS chủ yếu tập trung vào vai trò của cha mẹ trẻ.Các chuyên gia CTS là người tư vấn và hướng dẫn phụ huynh cách giáo dục và hỗ trợ conmình. Nếu trẻ đến nhà trẻ trong giai đoạn này thì các cô bảo mẫu cũng nhận được tư vấn vàhướng dẫn từ các chuyên gia CTS. Tất nhiên mọi hoạt động CTS ở đây đều dựa trên 5 giaiđoạn cơ bản của quá trình CTS nói chung như đã trình bày ở trên. Giai đoạn 3-6 tuổi ở giai đoạn này trẻ là trung tâm của CTS. Chuyên gia CTS không chỉ hướng dẫn, tưvấn cho cha mẹ của trẻ mà còn cho cả giáo viên dạy trẻ trong các lớp mẫu giáo. ở đây vaitrò của giáo viên, cha mẹ trẻ và chuyên gia CTS là như nhau. Đây là giai đoạn rất quan trọng đối với trẻ, vì nếu công tác CTS và giáo dục trướctuổi học cho trẻ được thực hiện tốt thì trẻ sẽ có nhiều thuận lợi và cơ hội để vào trường tiểuhọc. Giai đoạn 6 tuổi trở lên Dịch vụ CTS ở những hình thức và mức độ khác nhau vẫn có thể duy trì đối với trẻtrên 6 tuổi nếu điều đó là cần thiết và thực sự mang lại lợi ích cho sự tiến bộ của trẻ trongquá trình học tập ở trường. Gia đình trẻ, giáo viên và các nhà chuyên môn đều có thể đặt ravấn đề này và cùng bàn bạc giải quyết.2. Đối tượng của can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật Trong chương trình CTS cho TKT thì đối tượng nhằm vào TKT, người thườngxuyên chăm sóc trẻ và các thành viên trong gia đình.2.1.Cách tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm Kiểm tra các nghiên cứu về sự CTS, theo dõi cac chương trình và các cuộc đốithoại với những người can thiệp cũng như các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng các chương trìnhtập trung vào trẻ em khuyết tật được phát triển từ một số quan điểm xã hội học trên diệnrộng và các giả thuyết. Có hai giả thuyết đã tạo ra nền tảng cơ bản cho sự phát triển củachương trình CTS tập trung vào trẻ: (1) Những vấn đề về gen và sinh học có thể được giảiquyết hoặc đơn giản hoá; (2) Những kinh nghiệm đầu đời là rất quan trọng đối với quátrình phát triển của trẻ. Nếu không tin rằng có thể giải quyết hoặc ít nhất làm giảm bớt tìnhtrạng khuyết tật thì không nên nói về chương trình CTS nữa. Hơn nữa, cần phải hiểu rõ tầmquan trọng của sự phát triển trong những năm đầu của đứa trẻ.Hai giả thuyết tạo nền tảng cơ bản cho các chương trình CTS phục vụ cho việc phát sinhcác lí thuyết có liên quan tới việc xây dựng chiến lược chương trình. Sự kết hợp này biểuhiện ý kiến về các nhu cầu và lợi ích ma trẻ thu được từ quá trình tiến triển theo tiền đềchung cho rằng: các kinh nghiệm đầu đời là rất quan trọng và những sắp đặt của môi - 18 -trường sống có thể bù đắp hoặc giảm bớt những trục trặc về sinh học. Nhu cầu cần có mộtcấu trúc đúng đắn sẽ tạo nền tảng cho bước phát triển cao hơn của chương trình. Một cấutrúc đúng đắn chỉ ra rằng những học thuyết về phát triển được những người can thiệp đãqua đào tạo áp dụng một cách hệ thống để có thể thay đổi hành động.Các chương trình tập trung vào trẻ không bỏ qua nhu cầu của gia đình.2.2.Cách tiếp cận tập trung vào người chăm sóc Những cách tiếp cận tập trung vào người chăm sóc là những cach tiếp cận tập trungchủ yếu vào việc cung cấp dịch vụ cho các bậc cha mẹ. Trong nhóm này có hai loạichương trình riêng biệt. Loại đầu tiên cố gắng tạo ra một mối quan hệ về trị liệu y tế vớicha mẹ trẻ, thường là với người mẹ nhằm tạo ra những thay đổi về tâm lý động. VD:Những thay đổi trong quan niệm của người mẹ về bản thân hoặc thay đổi trong cách nhìnnhận và đánh giá đứa trẻ của chính người mẹ. Trong cách tiếp cận này, người ta cho rằngmột khi những thay đổi tâm lý va tinh cảm được tạo ra thì những tương tác của người mẹvà mối quan hệ của người mẹ với trẻ sẽ tự động trở nên tích cực. Cách tiếp cận thứ hại cóthể không tập trung nhìều như vậy vào mối quan hệ mang tính liệu pháp, nhưng các nhàkhoa học tin rằng việc giứp củng cố về mặt cảm xúc và hướng dẫn những người chăm sócsẽ có tác dụng tốt đối với trẻ sơ sinh. Nhóm các chương trình CTS hướng vào người chăm sóc trẻ tập trung chủ yếu vàoviệc đào tạo những chiến lược tương tác giữa người chăm sóc và trẻ em, đặc biệt là tươngtác bằng ngôn ngữ. Cách tiếp cận này mong muốn thay đổi hay củng cố những hành vi củanhững người chăm sóc khi họ chăm sóc trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ của họ trong môi trươnghàng ngày. Cách tiếp cận này không yêu cầu cha mẹ của trẻ phải được đào tạo nhưng họphải biết cách đáp ứng những tín hiệu tự phát trong hành động của trẻ sơ sinh. Rõ ràng là việc l ...

Tài liệu được xem nhiều: