Danh mục

Bài giảng Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Hoàng Minh Đạo

Số trang: 60      Loại file: ppt      Dung lượng: 627.50 KB      Lượt xem: 20      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do Hoàng Minh Đạo biên soạn giúp các bạn nắm được: Nguyên tắc phát triển bền vững, tổng quan môi trường toàn cầu, tổng quan về hiện trạng môi trường nước ta, thách thức của sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển đất nước, luật và nghị quyết về môi trường, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, định hướng phát triển bền vững Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường - Hoàng Minh Đạo  Bộ Tài nguyên và Môi trường Chủ trương, chính sách của đảng và nhà  nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Hoàng Minh Đạo Phó Vụ trưởng Vụ Môi trường Hà Nội, tháng 6 năm 2006 NỘI DUNG BÀI GIẢNG • Nguyên  tắc  phát  triển  bền  vững,  khái  niệm  và  những quan điểm • Tổng quan về môi trường toàn cầu • Tổng quan về hiện trạng môi trường nước ta  • Những thách thức  đối với sự nghiệp bảo vệ môi  trường  và  phát  triển  bền  vững  đất  nước  trong  thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước • Luật Bảo vệ môi trường 2005 • Nghị quyết  41 của Bộ Chính trị và Quyết  định  34 của Chính phủ • Chiến  lược  Bảo  vệ  môi  trường  quốc  gia  đến  năm 2010 và định hướng đến năm 2020  • Định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam 1. Nguyên tắc phát triển bền vững, khái niệm và những  quan điểm  Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng  các yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại  cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau. Nội  hàm  của  phát  triển  bền  vững  có  thể  được  đánh giá bằng những tiêu chí nhất  định về kinh tế,  tình trạng xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và  chất lượng môi trường.  Phát  triển  bền  vững  chỉ  có  thể  có  một  khi  có  được  sự  cân  bằng  hợp  lý  giữa  ba  mặt:  kinh  tế,  xã  hội và môi trường.  Những nguyên tắc cơ bản về phát triển bền vững 1. Con người là trung tâm của phát triển bền vững.  2. Phải coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, kết hợp hài  hoà xã hội, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ  môi trường. 3. Bảo vệ và cải thiện môi trường phải  được coi là một yếu tố  không thể tách rời của quá trính phát triển. 4. Phát triển phải  đảm bảo  đáp  ứng một cách công bằng nhu cầu  của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới sự phát triển của  các thế hệ tương lai. 5. Khoa học và công nghệ là nền tảng và  động lực cho phát triển  nhanh, bền vững đất nước. 6. Phát  triển  bền  vững  là  sự  nghiệp  của  toàn  dân,  của  các  bộ,  ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương. 7. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế là quan trọng đối với sự phát  triển bền vững đất nước. 8. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế­xã hội, bảo vệ môi trường  với đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Nhiều tổ chức quốc tế đã khuyến nghị những nguyên  tắc hoạt động để đảm bảo  phát triển bền vững 1. Thực hiện phát triển chỉ trong khả năng cho phép của những  hệ thống tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên;  2. Coi  trọng  hàng  đầu  nguyên  tắc  phòng  ngừa  nhằm  tránh  những hậu quả nghiêm  trọng có thể xảy ra.  3. áp dụng nguyên tắc người dùng, người gây ô nhiễm phải trả  tiền  4.  áp  dụng  nguyên  tắc  trao  quyền  sao  cho  những  quyết  định  phát triển 5. Tăng cường sự tham gia của cộng đồng  6. Tăng cường công tác thông tin và truyền thông 7.  Thực  hiện  đánh  giá  tác  động  môi  trường  từ  giai  đoạn  sớm  nhất trong mọi chính sách và quyết định phát triển. 8. áp dụng nguyên tắc công bằng giữa các thế hệ trong tất cả  các quyết định phát triển để không có nhóm hoặc cộng động  nào  chịu  bất  lợi  nghiêm  trọng  bởi  những  hành  động  phát  triển của nhóm/cộng đồng khác. 2. TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU Những thành tựu đã đạt được kể từ  Hội nghị Stockholm 1972 Tuyên  bố  Rio    và  chương  trình  nghị  sự  21  tại  Hội  nghị  thượng  đỉnh trái  đất về Môi trường và phát triển, 1992.  ở Việt  Nam,  Chương  trình  này  đã  được  trình  Thủ  tướng  Chính  phủ  xem xét phê duyệt. Tuyên bố Johannesburg về phát triển bền vững   ­  Khẳng  định  đã  có  những  bước  tiến  quan  trọng  hướng  tới  sự  hợp tác giữa các nước và sự đồng thuận toàn cầu, chỉ ra những  thách thức mà nhân loại đang phải đối mặt   ­ Cam kết chú trọng và quan tâm giải quyết các vấn  đề bức xúc  đe doạ đến phát triển bền vững của loài người   ­ Kêu gọi các nước phát triển thực hiện các mục tiêu quốc tế về  hỗ trợ phát triển chính thức (ODA),  ủng hộ các nước kém phát  triển,  dân  bản  địa,  khuyến  khích  sự  tham  gia  của  các  cộng  đồng  trong  xây  dựng  chính  sách  và  quyết  định  phát  triển  bền  vững. Những thách thức đối với môi trường toàn cầu  Suy thoái đất ngày càng trầm trọng   Suy  thoái  đa  dạng  sinh  họcnhiều  hệ  sinh  thái  rừng  đang  tiếp  tục  bị  suy  thoái,  tốc  độ  mất  và  suy giảm đa dạng sinh học ngày càng tăng   Ô nhiễm không khí và suy thoái nước: diễn ra ở  mức độ trầm trọng hơn   Nhiều tài nguyên không tái tạo  được  đang cạn  dần.    Tài  nguyên  biển  bị  khai  thác  tuỳ  tiện.  Nhiều  vùng biển ven bờ bị ô nhiễm từ  đất liền, từ các  hoạt động vận chuyển, khai thác trên biển. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: