Thông tin tài liệu:
Bài giảng Chương 1: Miễn dịch học ứng dụng trong phòng bệnh trình bày về lịch sử phát hiện và danh pháp (khái niệm về vacxin, nguyên lý, đặc tính cơ bản của một vacxin, các loại vacxin, chất bổ trợ). Mời các bạn tham khảo bài giảng để hiểu rõ hơn về những nội dung này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chương 1: Miễn dịch học ứng dụng trong phòng bệnh
I. LỊCH SỬ PHÁT HIỆN VÀ DANH PHÁP
• Vacxin có chức năng tạo miễn dịch cho cơ thể
người và động vật để chống lại các bệnh truyền
nhiễm.
• Từ xa xưa, con người đã nhận thấy có những
bệnh truyền nhiễm chỉ gặp ở một số loài động
vật và trong cùng một vụ dịch có thể có cá thể
mắc nặng, có cá thể mắc nhẹ. Mặt khác, có
những bệnh sau khi bị bệnh qua khỏi thì vĩnh
viễn không bị mắc lại, tức là con người đã biết
tới những gì mà ngày nay chúng ta gọi miễn
dịch.
• Đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, con
người đã có một quá trình đấu tranh phòng
chống để giành giật lấy sự sống.
• Để phòng chống bệnh dại, nhà khoa học nổi tiếng
nhất người Hy Lạp (384 – 322 trước Công nguyên)
đã đề nghị chặt bỏ tổ chức bị chó dại cắn.
• Đấu tranh phòng chống bệnh đậu mùa, người ta đã
biết lấy vẩy mụn đậu mùa phơi khô, tán nhỏ cho
người lành hít để gây bệnh nhẹ, tạo nên một tình
trạng miễn dịch. Phương pháp này mang lại những
hiệu quả nhất định nhưng điều nguy hiểm nhất là
không kiểm soát được liều lượng nên có thể gây chết
người hoặc tạo ra ổ dịch trong cộng đồng.
• Năm 1798, Edward Jenner, một thầy thuốc vùng
Gloucestershive (thuộc Anh) đã dùng dịch mủ trong
mụn đậu bò để chủng cho người tạo trạng thái miễn
dịch chống bệnh đậu mùa. Đây là phát minh quan
trọng trong sự phát triển của miễn dịch học, tức là
mở đầu cho sự nghiên cứu về khả năng bảo vệ đặc
hiệu của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
• Sau đó, Luis Pasteur, trên cơ sở này đã thành
công trong việc chế tạo vacxin phòng bệnh nhiệt
thán, bệnh tụ huyết trùng gia cầm và bệnh dại.
• Để ghi nhận sự kiện này, trong một hội nghị về
danh pháp quốc tế người ta đề nghị gọi tất cả
các chế phẩm sinh học có nguyên lý phòng bệnh
như vậy với mọt tên chung là vacxin, xuất phát
từ từ vaccinia – tên của virus đậu bò.
• Danh pháp gồm 2 từ ghép: từ đầu: vacxin
từ sau: tên bệnh
• Hiện nay các thuật ngữ về các sản phẩm sinh
học dùng trong thú y thay đổi giữa các quốc gia.
Ví dụ:
• ở Mỹ:
– Thuật ngữ vacxin được dùng để chỉ những sản
phẩm chứa virus hoặc nguyên trùng sống hay
nhược độc, vi khuẩn sống hoặc các axit nucleic.
– Các sản phẩm chứa vi khuẩn chết và các vi sinh
vật khác được gọi tên như bacterin, chất chiết
của vi khuẩn (bacterial extract), các chất dưới
đơn vị (sub units), độc tố vi khuẩn (toxoid).
• Châu Âu:
– Các sản phẩm dùng trong thú y được gọi là “các
sản phẩm sử dụng cho động vật nhằm tạo ra
miễn dịch chủ động hoặc bị động hoặc để chẩn
đoán tình trạng miễn dịch”.
• Trong chương này, thuật ngữ vacxin bao gồm tất cả
các sản phẩm tạo ra để kích thích sinh miễn dịch chủ
động cho cơ thể động vật chống lại bệnh, việc sử
dụng này phù hợp với thuật ngữ quốc tế, không liên
quan đến các sản phẩm sinh học sinh miễn dịch thụ
động, chất kích thích miễn dịch, chất điều trị dị ứng
hoặc chẩn đoán bệnh.
• Vacxin được coi là thành tựu vĩ đại nhất của y học
hiện đại. Công tác tiêm chủng đã được thực hiện ở tất
cả các quốc gia và đã thực sự trở thành tấm lá chắn
để phòng chống nhiều bệnh truyền nhiễm ở người và
động vật. Tuy nhiên vẫn còn nhiều bệnh truyền nhiễm
hiểm nghèo do các vi sinh vật, đặc biệt là do virus gây
ra vẫn chưa tìm được vacxin dự phòng.
• Hiện nay, việc nghiên cứu để cải tạo các vacxin hiện
có, chế tạo các vacxin mới đang là mục tiêu phấn đấu
của các nhà khoa học.
1.2. Khái niệm về vacxin
• Vacxin là một chế phẩm sinh học trong đó chứa
chính mầm bệnh hoặc kháng nguyên của mầm
bệnh gây ra một bệnh truyền nhiễm nào đó cần
phòng (nếu là mầm bệnh thì phải được giết hoặc
làm nhược độc bởi các yếu tố vật lý, hóa học và
sinh vật học).
• Khi sử dụng cho động vật, vacxin tạo ra một đáp
ứng miễn dịch chủ động giúp động vật chống lại
được sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng.
1.3. Nguyên lý
• Vacxin tạo ra trong cơ thể sống một đáp ứng
miễn dịch.
• Hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động, sinh
ra kháng thể dịch thể đặc hiệu hoặc kháng thể tế
bào chống lại những nhóm quyết định kháng
nguyên của yếu tố gây bệnh.
• Cơ thể sử dụng vacxin xuất hiện trạng thái miễn
dịch thu được chủ động nhân tạo có khả năng
chống lại sự xâm nhiễm của yếu tố gây bệnh
tương ứng.
1.4. Đặc tính cơ bản của một vacxin
Vacxin phải đảm bảo 4 đặc tính cơ bản là:
Tính sinh miễn dịch hay tính mẫn cảm
(immunogenicity)
• Đó là khả năng gây ra đáp ứng miễn dịch dịch
thể hoặc tế bào hay cả hai.
• Tính sinh miễn dịch phụ thuộc vào kháng nguyên
và cơ thể nhận kích thích.
• Có nghĩa là phụ thuộc vào tính lạ của kháng
nguyên, đường đưa của kháng nguyên và cơ địa
của mỗi cá thể động vật.
. Tính kháng nguyên hay tính sinh kháng thể
• Một vacxin khi đưa vào cơ thể phải có khả năng
kích thích cơ thể sinh ra kháng thể.
• Các yếu tố gây bệnh có thể có nhiều Epitop
khác nhau. Trong đó có thể có Epitop quá nhỏ
(Hapten) không có tính ...