Danh mục

Giáo trình miễn dịch học ứng dụng part 4

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 418.07 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 20,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

. Đối với thành phần tụ huyết trùng: Gây miễn dịch bằng cách tiêm dưới da cho một số chuột nhắt trắng (16 - 18g) mỗi con 1/10 liều vacxin quy định. Sau 10 - 20 ngày, 10 chuột miễn dịch cùng với 5 chuột đối chứng được thử thách với vi khuẩn tụ huyết trùng lợn cường độc, liều 1MLD vào dưới da. Theo dõi trong 10 ngày, vacxin được xem là đạt tiêu chuẩn đối với thành phần Tụ huyết trùng nếu: - Chuột đối chứng chết hết, chuột miễn dịch sống không ít hơn 5 con. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình miễn dịch học ứng dụng part 4 . Đối với thành phần tụ huyết trùng: Gây miễn dịch bằng cách tiêm dưới da cho một số chuột nhắt trắng (16 - 18g) mỗi con 1/10 liều vacxin quy định. Sau 10 - 20 ngày, 10 chuột miễn dịch cùng với 5 chuột đối chứng được thử thách với vi khuẩn tụ huyết trùng lợn cường độc, liều 1MLD vào dưới da. Theo dõi trong 10 ngày, vacxin được xem là đạt tiêu chuẩn đối với thành phần Tụ huyết trùng nếu: - Chuột đối chứng chết hết, chuột miễn dịch sống không ít hơn 5 con. - Hoặc chuột đối chứng chết 4, chuột miễn dịch sống không ít hơn 7 con. . Đối với thành phần đóng dấu: Gây miễn dịch bằng cách tiêm dưới da cho một số chuột nhắt trắng (16 - 18g) mỗi con 1/10 liều vacxin qui định. Sau 10 - 20 ngày, 12 chuột miễn dịch cùng với 6 chuột đối chứng được thử thách với vi khuẩn đóng dấu lợn cường độc, liều 1000 MLD cho chuột miễn dịch và 10 MLD cho chuột đối chứng vào dưới da. Theo dõi trong 10 ngày, vacxinđư ợc xem là đạt tiêu chuẩn đối với thành phần đóng dấu nếu chuột đối chứng chết hết, chuột miễn dịch sống ít nhất 9 con 3.1.4.Quy trình kiểm nghiệm vacxin phó thương hàn lợn vô hoạt.  Ph¹m vi ¸p dông: Quy trình này áp dụng cho việc kiểm nghiệm vacxin vô hoạt chế từ các chủng vi khuẩn Salmonella cholera suis, có hoặc không có chất bổ trợ, dạng lỏng. . Mẫu: theo 10 TCN 160 - 92 . Kiểm tra thuần khiết: theo 10 TCN 161 - 92 . Kiểm tra an toàn: Phương pháp trọng tài: Tiêm dưới da cho 3 lợn mới cai sữa, mỗi con 1 liều vacxin sử dụng. Theo dõi trong 21 ngày, lợn có thể có phản ứng nhẹ (kém ăn, nơi tiêm hơi sưng) nhưng sau 2 - 3 ngày phải trở lại bình thư ờng. Không được có các triệu chứng nặng khác (ỉa chảy, sốt, kéo dài, gầy yếu). Phương pháp thay thế: Tiêm dưới da cho 3 chuột lang (250 - 400g) mỗi con 3/5 liều vacxin sử dụng. Theo dõi trong 10 ngày, động vật phải sống khoẻ. . Kiểm tra hiệu lực: Dùng 1 trong 2 phương pháp sau:  Phương pháp dùng chuột lang: Gây miễn dịch bằng cách tiêm dưới da cho 5 chuột lang (250 - 400g) mỗi con 1/5 liều vacxin sử dụng. Sau 7 ngày chuột được miễn dịch lần thứ 2 với liều vacxin như lần 1. Sau 14 ngày kể từ lần tiêm thứ 2, chuột miễn dịch cùng với 2 chuột đối chứng được thử thách với chủng vi khuẩn cường độc phó thương hàn lợn tương ứng, liều 1 MLD vào dưới da. Theo dõi trong 3 tuần chuột đối chứng phải chết hết trong khi chuột miễn dịch sống ít nhất 3 con.  Phương pháp dùng bồ câu: Gây miễn dịch bằng cách tiêm bắp thịt cho 5 bồ câu (250 - 350g) mỗi con 1/5 liều vacxin sử dụng. Sau 14 - 21 ngày, bồ câu được miễn dịch cùng với 2 bồ câu đối chứng được thử thách với chủng vi khuẩn cường độc phó thương hàn lợn tương ứng, liều 1 MLD vào bắp thịt. Theo dõi trong 21 ngày, bồ câu đối chứng chết hết trong khi miễn dịch sống ít nhất 3 con. 3.1.5. Quy trình kiểm nghiệm vacxin phòng bệnh E.coli ở lợn  Ph¹m vi ¸p dông: Quy trình này áp dụng cho việc kiểm nghiệm vacxin vô hoạt được chế tạo từ các chủng Escherichia coli. Vacxin có chất bổ trợ, dạng lỏng. - 57 - . Mẫu: theo 10 TCN 160 - 92 Vacxin thú y - Quy trình lấy mẫu và sử dụng mẫu trong kiểm nghiệm. . Kiểm tra vô trùng: theo 10 TCN 161 - 92 Vacxin thú y - Quy trình kiểm tra vô trùng. . Kiểm tra an toàn:  Vacxin phải được kiểm tra an toàn trên động vật chủ: Ít nhất 2 lợn khỏe mạnh trọng lượng 25 - 30kg/con được tiêm 2 liều vacxin theo đường tiêm ghi trên nhãn. Lợn được theo dõi ít nhất 7 ngày, không được có bất cứ phản ứng bất thường nào ở vị trí tiêm hoặc triệu chứng lâm sàng của bệnh do vacxin gây ra.  Phương pháp thay thế: Sử dụng một trong hai phương pháp sau: + Chọn ít nhất 5 chuột nhắt trắng trọng lượng 18 - 20g/con, mỗi con được tiêm vào xoang bụng hoặc dưới da 0,5ml vacxin. Tất cả chuột phải hoàn toàn khỏe mạnh sau thời gian 7 ngày theo dõi. + Chọn ít nhất 2 chuột lang trọng lượng 300 - 400 g/con, mỗi con được tiêm 2 liều vacxin vào xoang bụng. Tất cả chuột đều phải hoàn toàn khỏe mạnh sau thời gian 7 ngày theo dõi. . Hiệu lực: Vacxin được kiểm tra hiệu lực bằng một trong các cách sau đây:  Cách 1: - Chọn 5 chuột lang trọng lượng 300 - 400g/con được tiêm 1/2 liều vacxin qui định (1ml vacxin phải có n x 109 CFU trong đó: n: Số kháng nguyên trong vacxin, (CFU: Colony Form Unit) 1 vào bắp thịt. F 0 - Sau 14 ngày gây miễn dịch lần 2 cùng liều lượng và đường tiêm, 14 ngày sau lần miễn dịch lần 2, lấy máu làm phản ứng ngưng kết chậm trong ống nghiệm với kháng nguyên K nhuộm màu TTC 4% (Triphenyl Tetraosolium Chloride) của các chủng có trong vacxin. Huyết thanh đối chứng được lấy trước khi miễn dịch. - Huyết thanh pha loãng theo cấp số 2 hoặc pha loãng gấp 2 lần. Vacxin đạt tiêu chuẩn hiệu lực nếu huyết thanh của ít nhất 3/5 chuột lang miễn dịch ...

Tài liệu được xem nhiều: