Danh mục

Giáo trình miễn dịch học ứng dụng part 2

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 459.59 KB      Lượt xem: 31      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 14,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Những nghiên cứu mới đây chứng minh rằng các coclet ADN có hiệu quả trong việc làm trung gian gây đáp ứng miễn dịch với các gen biểu thị bởi các ADN plasmid. Đáp ứng miễn dịch tế bào mạnh đối với protein do ADN mã hoá xảy ra sau khi tiêm bắp một lần ADN. Đường uống cũng tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh như khi tiêm bắp. Bảng 1.4 : Đáp ứng miễn dịch tế bào do coclet ADN Hoạt tính ly giải Tăng sản Đường gây Liều lượng tế bào đặc hiệu tế bào lách nhiễm (μg/chuột...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình miễn dịch học ứng dụng part 2 Những nghiên cứu mới đây chứng minh rằng các coclet ADN có hiệu quả trong việc làm trung gian gây đáp ứng miễn dịch với các gen biểu thị bởi các ADN plasmid. Đáp ứng miễn dịch tế bào mạnh đối với protein do ADN mã hoá xảy ra sau khi tiêm bắp một lần ADN. Đường uống cũng tạo ra đáp ứng miễn dịch mạnh như khi tiêm bắp. Bảng 1.4 : Đáp ứng miễn dịch tế bào do coclet ADN Hoạt tính ly giải Tăng sản Đường gây Liều lượng Công thức tế bào đặc hiệu tế bào lách nhiễm (μg/chuột nhắt) kháng nguyên (chỉ số kích thích) Coclet đơn giản Tiêm bắp 1,5 43,1 4,3 Coclet đơn giản Tiêm bắp 13,0 82,2 4,3 Tiêm bắp Coclet protein 1,5 77,6 3,2 Tiêm bắp Coclet protein 13,0 96,5 4,3 Coclet đơn giản Uống 3,0 72 Không làm Coclet đơn giản Uống 15,0 88 Không làm V. YÊU CẦU CỦA MỘT VACXIN Để đáp ứng được yêu cầu phòng bệnh, một loại vacxin phải đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu sau đây: - Vacxin phải chứa các kháng nguyên và các kháng nguyên đó phải được hệ thống miễn dịch coi là mục tiêu cần tấn công. - Các kháng nguyên trong vacxin phải kích thích sinh đáp ứng miễn dịch phòng hộ, ngh ĩa là kháng nguyên không kích thích sinh các đáp ứng miễn dịch không phòng hộ. Sự phòng hộ phải đạt được khi cơ thể tiếp xúc với mầm bệnh và lý t ưởng nhất sự phòng hộ này phải kéo dài. - Vacxin phải kích thích đáp ứng miễn dịch mạnh và tốt nhất là không cần chất bổ trợ. - Vacxin kích thích sinh đáp ứng miễn dịch tốt mà không cần dùng nhắc lại (bổ sung) và tốt nhất là đường dùng vacxin đơn giản. - Vacxin phải an toàn, đây là tiêu chuẩn đánh giá khi sử dụng vacxin trên chính đối tượng được hưởng, tức là vacxin không gây nên bệnh, các phản ứng có hại, hoặc gây chết ở con vật được dùng vacxin. - Vacxin phải thuần khiết tức là vacxin chỉ chứa duy nhất một hay một vài loại kháng nguyên được dùng làm vacxin mà không bị nhiễm tạp các loại khác. - Về mặt thực tế: giá một liều vacxin phải thấp, ổn định về mặt sinh học, dễ sử dụng, ít tác dụng phụ. VI. PHÂN LOẠI VACXIN Có thể chia vacxin làm 4 loại sau: - Vacxin chết (vô hoạt) - Vacxin sống - Vacxin dưới đơn vị - Vacxin thế hệ mới sản xuất bằng công nghệ gen. 6.1. Vacxin chết Là loại kinh điển nhất, nguyên tắc là làm chết yếu tố gây bệnh (virus hoặc vi khuẩn) nhưng vẫn giữ được tính mẫn cảm và tính kháng nguyên, vacxin loại này chủ yếu gây đáp ứng miễn dịch kiểu dịch thể.  Phương pháp làm chết yếu tố gây bệnh: Có 2 phương pháp: hóa học và vật lý. - 19 - - Phương pháp hóa học: Dùng các hóa chất như formol để giết chết vi khuẩn. Ví dụ: vacxin tụ huyết trùng lợn vô hoạt, vacxin đóng dấu lợn vô hoạt. Với virus có thể dùng các chất khử có hoạt tính cao như Ethylenimine hay β propiolacton. Những hóa chất này vô hoạt hoàn toàn virus nhưng không làm biến đổi protein cấu trúc. Ví dụ: Vacxin bại liệt Salk dạng tiêm ở người Vacxin dại bất hoạt dùng β propiolacton Vacxin lở mồm long móng dùng Ethylenimine - Phương pháp lý học: Dùng sức nóng, tia xạ (X, UV).  Ưu, nhược điểm của vacxin chết: - Ưu điểm: Không độc, không gây ô nhiễm môi trường, tính an toàn cao. - Nhược điểm: . Thời gian duy trì miễn dịch ngắn do lượng kháng nguyên cố định và ít dần chứ không nhân lên được như vacxin sống. . Liều lượng tiêm lớn do đó khó tiêm và dễ gây áp xe. . Miễn dịch xuất hiện chậm, gây miễn dịch tế bào kém. . Không can thiệp trực tiếp vào ổ dịch . Phải đưa vacxin nhiều lần, tăng nguy cơ dị ứng. Do làm bất hoạt mầm bệnh cường độc để chế vacxin, nên nếu bất hoạt không tốt mầm bệnh sẽ có nguy cơ bùng phát thành dịch. Ví dụ: một vụ dịch bại liệt xảy ra ở Mỹ mà nguyên nhân là do sử dụng vacxin bại liệt vô hoạt nhưng không triệt để nên virus bại liệt cường độc có cơ hội bùng phát thành dịch. 6.2. Vacxin sống Vacxin sống là loại vacxin được sản xuất nhờ chủng virus hay vi khuẩn còn sống, hầu như không có tính gây bệnh cho động vật được tiêm phòng nh ưng có kh năng gây đáp ứng miễn dịch ả mạnh, chúng nhân lên trong cơ thể vật chủ và tiếp tục tạo ra sự kích thích của kháng nguyên trong một kho ...

Tài liệu được xem nhiều: