Danh mục

Giáo trình miễn dịch học ứng dụng part 9

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 843.36 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (19 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

mỗi nồng độ huyết thanh gây nhiễm cho 5 đối tượng, mỗi đối tượng 0,2ml rồi theo dõi trong 96 giờ. Hàm lượng kháng thể trong huyết thanh được biểu diễn thông qua hiệu giá kháng thể và đơn vị trung hoà (đvth). Hiệu giá kháng thể chống virus là độ pha loãng lớn nhất của huyết thanh ngăn cản hoàn toàn sự gây nhiễm hay chết phôi hoặc động vật thí nghiệm. Đơn vị trung hoà được tính như sau: Nếu lượng kháng thể trung hòa có trong huyết thanh thí nghiệm trung hòađư ợc 1EID50 (LD50, TCID50)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Giáo trình miễn dịch học ứng dụng part 9 tế bào, mỗi nồng độ huyết thanh gây nhiễm cho 5 đối tượng, mỗi đối tượng 0,2ml rồi theo dõi trong 96 giờ. Hàm lượng kháng thể trong huyết thanh được biểu diễn thông qua hiệu giá kháng thể và đơn vị trung hoà (đvth). Hiệu giá kháng thể chống virus là độ pha loãng lớn nhất của huyết thanh ngăn cản hoàn toàn sự gây nhiễm hay chết phôi hoặc động vật thí nghiệm. Đơn vị trung hoà được tính như sau: Nếu lượng kháng thể trung hòa có trong huyết thanh thí nghiệm trung hòađư ợc 1EID50 (LD50, TCID50) virus ở thể tích tương đương th ì trong mẫu huyết thanh đó chứa 1 đơn vị trung hòa. Ví dụ: nếu 0,1 ml huyết thanh ở độ pha loãng 1/4 trung hoà hết 0,1ml virus chứa 50EID50 (LD50, TCID50) (vì khi pha 0,2ml virus với 0,2ml huyết thanh để trung hòa đã làm thể tích tăng lên gấp đôi nên nồng độ virus giảm xuống một nửa), có ngh là 0,1ml huy ết ĩa thanh ở độ pha loãng 1/4 có chứa 50 đvth, như vậy trong 0,1 ml huyết thanh đặc sẽ có 50 x 4 = 200 (đvth), do đó 1ml huyết thanh đặc chứa 200 x 10 = 2000 (đvth). C như cách th ứ ũng nhất, nếu mẫu huyết thanh thí nghiệm trung hòa đư ợc từ 50 đvth trở lên, phản ứng trung hòa là dương tính. Tuy nhiên, để bảo hộ được động vật, hàm lượng kháng thể trong huyết thanh miễn dịch phải càng cao càng tốt và tùy thuộc vào từng trường hợp. Trong trường hợp xác định hiệu lực của vacxin dịch tả vịt, theo tác giả Woolcock P.R. và cộng sự (1991) khi làm phản ứng trung hoà theo phương pháp huyết thanh pha loãng, virus cố định; vào ngày 21 sau khi tiêm vacxin, nếu đơn vị trung hòa của huyết thanh đạt trên 32000 đvth thì vacxin có hiệu lực bảo hộ - Ứng dụng phản ứng trung hoà trong chẩn đoán bệnh truyền nhiễm: Dịch tả vịt, viêm gan vịt, lở mồm long móng, dịch tả lợn, Marek.  Ph¶n øng trung hoµ trªn thá chÈn ®o¸n bÖnh Dịch tả lợn - Nguyên lý: Dựa vào tính gây bệnh khác nhau trên thỏ và lợn của 2 chủng virus dịch tả lợn cường độc và nhược độc, nhưng chúng lại có chung đặc tính kháng nguyên. + Chủng virus cường độc dịch tả lợn: gây bệnh cho lợn nhưng không độc cho thỏ, nếu tiêm cho thỏ gây được miễn dịch . + Chủng virus nhược độc dịch tả lợn: không độc với lợn nhưng độc với thỏ, nếu tiêm cho thỏ làm thỏ sốt. Dùng bệnh phẩm nghi dịch tả lợn tiêm cho thỏ nếu bệnh phẩm có virus dịch tả lợn cường độc, thỏ sẽ được miễn dịch, trong máu có kháng thể trung hoà virus dịch tả lợn. Tiêm tiếp cho thỏ bằng virus dịch tả lợn nhược độc, virus này sẽ bị kháng thể trung hoà có trong máu thỏ trung hoà hết nên không gây sốt cho thỏ. - Tiến hành: Dùng bệnh phẩm là lách của lợn nghi mắc bệnh, nghiền với nước sinh lý thành 2 nồng độ 1/10 và 1/100 tiêm bắp thịt cho 2 thỏ khoẻ mạnh: + Thỏ 1: tiêm 1ml huyễn dịch 1/10 + Thỏ 2: tiêm 1ml huyễn dịch 1/100 Sau 5 - 10 ngày, dùng giống virus nhược độc dịch tả lợn qua thỏ pha thành 2 nồng độ 1/10 và 1/100 tiêm bắp thịt cho 2 thỏ trên: + Thỏ 1: tiêm 1ml huyễn dịch 1/10 + Thỏ 2: tiêm 1ml huyễn dịch 1/100 Kết quả là hai thỏ này không sốt. Lấy máu của hai thỏ này tiêm qua 2 thỏ khoẻ khác, 2 thỏ này cũng không sốt chứng tỏ virus dịch tả lợn nhược độc đã bị trung hoà bởi kháng thể dịch tả lợn. Kháng thể này có được là do trong bệnh phẩm có virus dịch tả lợn cường độc kích thích sản xuất ra, chứng tỏ lợn đã mắc bệnh. - 152 - Trong khi lô đối chứng: Tiêm máu hoặc lách của lợn khỏe, 10 ngày sau tiêm tiếp bằng virus dịch tả lợn nhược độc, 2 thỏ này có phản ứng sốt.  Ph¶n øng trung hoµ trªn gµ vµ trªn ph«i gµ chÈn ®o¸n virus Newcastle * Trung hoà trên gà thí nghiệm: - Dùng hai lô gà: Một lô thí nghiệm và một lô đối chứng. Lô thí nghiệm được tiêm vacxin Newcastle; Lô đối chứng không được tiêm vacxin. Sau 5 - 7 ngày cả hai lô đều được tiêm bệnh phẩm của gà nghi mắc bệnh Newcastle vào dưới da hay bắp thịt đùi của gà. - Nếu bệnh phẩm chứa virus Newcastle thì ở lô thí nghiệm gà không bị chết, gà vẫn phát triển bình thư ờng. Điều này là do sau khi tiêm vacxin gàãđcó kháng th ể chống virus Newcastle, nên kháng thể đã trung hoà hết virus có trong bệnh phẩm. Trong khi đó ở lô đối chứng gà bị chết, bởi vì gà ở lô này không được tiêm vacxin nên không có kháng thể bảo hộ chống virus. * Trung hoà trên môi trường tế bào, trên phôi gà. Dùng hai lô: 1 lô thí nghiệm và 1 lô đối chứng. - Lô thí nghiệm: Được tiêm hoặc cấy hỗn dịch bệnh phẩm sau khi đã đư ợc hỗn hợp với 1 lượng kháng huyết thanh Newcastle tương đương để ở 370C/1 - 2h - Lô đối chứng: Chỉ được tiêm hoặc cấy hỗn dịch bệnh phẩm nghi có virus Newcastle Kết quả: Nếu trong bệnh phẩm có chứa virus Newcastle thì các lô thí nghiệm là phôi gà, tế bào vẫn phát triển và sống bình thường vì virus có trong ...

Tài liệu được xem nhiều: