Thông tin tài liệu:
Bài giảng "Giải phẫu bộ máy tiêu hóa" cung cấp cho người học các kiến thức: Khái niệm về quá trình tiêu hóa, hệ thống tiêu hóa, ống tiêu hóa, cấu tạo dạ dày của động vật nhai lại, cấu tạo ruột non của người, tuyến tiêu hóa,... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Giải phẫu bộ máy tiêu hóaGiải phẫu bộ máy tiêu hóaTheo các bạn quá trình tiêu hóa là gì?1. Khái niệm Quá trình tiêu hoá là quá trình:- Biến đổi, phân giải thức ăn từ những chất phức tạp thành những chất đơn giản- được hấp thu qua ruột chuyển vào máu đi nuôi cơ thể,- còn phần cặn bã được thải ra ngoài. Theocác bạn bộ máy tiêu hóa gồm mấy phần?1. Khái niệm Bộ máy tiêu hoá gồm 2 phần:- Ống tiêu hoá: Là ống dài từ miệng đến hậu môn chia làm nhiều đoạn to nhỏ khác nhau để thực hiện nhiệm vụ khác nhau.- Tuyến tiêu hoá: tuyến nước bọt, gan, tuỵ, dạ dày, ruột tiết dịch tham gia vào quá trình tiêu hoá.Hệ tiêu hóa ở bò Các bạn hãy cho biết ống tiêu hoá được tính bắt đầu từ bộ phận nào và kết thức ở đâu?2. Ống tiêu hoá 2.1 Xoang miệng- Phía trước là môi- Hai bên là má- Trên là vòm khẩu cái- Dưới là xương hàm dưới- Sau là màng khẩu cái- Trong miệng có lưỡi và răng.Cấu tạo xoang miệng2. Ống tiêu hoá2.2. Yết hầu (họng)Là một xoang ngắn, hẹp nằm sau xoang miệng và màng khẩu cái, trước thực quản và thanh quản.2.3. Thực quản Là ống dẫn thức ăn từ yết hầu xuống dạ dày.Hệ tiêu hóa của chó2. Ống tiêu hoá2.4. Dạ dày:- Là đoạn phình to, hình túi của ống tiêu hoá.- Gồm 2 loại: dạ dày đơn và kép Quan sát và mô tả đặc điểm cấu tạo dạ dày đơn của gia súc?Cấu tạo dạ dày đơn2. Ống tiêu hoá* Dạ dày đơn: (lợn, chó, ngựa...) Hình thái:- Giống 1 cái túi hình trăng khuyết nằm trong xoang bụng, sau cơ hoành và gan.- Có 2 đầu, 2 cạnh, 2 mặt.- Được chia làm 3 khu: Thượng, thân hạ vị. Chức năng: Tiêu hoá cơ học là chính, một phần tiêu hoá hoá học.Quan sát và cho biếtdạ dày của loài nhailại (dạ dày kép) khácdạ dày đơn như thếnào?CẤU TẠO DẠ DÀY Ở ĐỘNG VẬT NHAI LẠIHệ tiêu hóa ở bò sữa2. Ống tiêu hoá* Dạ dày kép: (trâu, bò, dê, cừu. lạc đà). Gồm 4 túi- Dạ cỏ: To nhất trong 4 túi,+ Chức năng: là nơi chứa thức tạm thời, lên men nhờ vi sinh vật làm mềm cỏ để dễ tiêu hoá.- Dạ tổ ong: là túi nhỏ nằm dưới túi trái dạ cỏ, phía trước thông với dạ cỏ, phía sau thông với lá lách.+ Chức năng: sàng lọc ngoại vật, ợ đẩy thức ăn lên miệng nhai lại.- Dạ lá sách: túi lớn thứ 2, nằm bên phải dạ tổ ong, trước túi phải dạ cỏ.+ Chức năng: nghiền ép thức ăn sau khi nhai lại thành những lớp mỏng nhuyễn đưa xuống dạ múi khế.- Dạ múi khế: là dạ tiêu hoá hoá học2. Ống tiêu hoá2.5. Ruột non Là ống dài, gấp đi gấp lại nhiều lần nối từ hạ vị dạ dày đến van manh hồi tràng.- chiều dài tuỳ loài gia súc khác nhau. VD: trâu bò 30-40m, lợn 10 -13m.Chia làm 3 đoạn ranh giới không rõ ràng.- Tá tràng: là đoạn nối tiếp sau dạ dày.- Khổng tràng: dài nhất cuộn đi cuộn lại thành một khối lớn phía sau dạ dày.- Hồi tràng: là phần nối với manh tràng của ruột già.* Chức năng:- Tiêu hoá hoá học- Phân giải thức ăn thành những chất đơn giản hấp thụ qua những tế bào biểu mô vào máu và bạch huyết.Cấu tạo ruột non người