Bài giảng Kinh tế học vi mô 2 - Bài 2: Lựa chọn trong điều kiện rủi ro
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế học vi mô 2 - Bài 2: Lựa chọn trong điều kiện rủi ro Bài 2: Lựa chọn trong điều kiện rủi ro BÀI 2 LỰA CHỌN TRONG ĐIỀU KIỆN RỦI RO Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn. Đọc tài liệu: 1. PGS.TS. Phạm Văn Minh (2011), Giáo trính Kinh tế học vi mô 2, NXB Lao động xã hội. 2. PGS.TS. Vũ Kim Dũng – PGS.TS. Phạm Văn Minh (2011), Hướng dẫn thực hành Kinh tế học vi mô 2, NXB Lao động xã hội. 3. PGS.TS. Vũ Kim Dũng – PGS.TS. Nguyễn Văn Công (2012), Giáo trình kinh tế học tập 1, NXB Đại học Kinh tế quốc dân. Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email. Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Trong thực tế rất nhiều các quyết định của các cá nhân được thực hiện trong điều kiện rủi ro hay không chắc chắn. Một số người đi vay để thanh toán cho những khoản mua sắm lớn như mua nhà, mua ô tô hay đi học đại học ở nước ngoài, họ đều lập kế hoạch trả nợ bằng các khoản thu nhập tương lai của mình. Nhưng thu nhập tương lai của đa số mọi người lại là không chắc chắn. Bởi vậy khi ra những quyết định lớn về tiêu dùng hay đầu tư cần phải tính đến tình huống này để từ đó có các biện pháp đối phó với rủi ro hay không chắc chắn. Trong bài này, trước hết ta giới thiệu các trạng thái khác nhau của thông tin, tiếp đó ta sẽ tập trung nghiên cứu hai trạng thái của thông tin là rủi ro và không chắc chắn. Về thông tin rủi ro ta sẽ tìm cách mô tả thông tin rủi ro, xem xét các thái độ đối với rủi ro, các phương pháp ra quyết định trong điều kiện rủi ro, các cách làm giảm bớt rủi ro, và vận dụng phân tích rủi ro vào việc lựa chọn danh mục đầu tư. Cuối cùng ta sẽ nghiên cứu các phương pháp ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn. Mục tiêu Giúp người học hiểu rõ bản chất về rủi ro và các quyết định đối phó với rủi ro. Các phương pháp làm giảm thiểu rủi ro và vai trò của thông tin. 18 TX KHMI02_Bai 2_v1.0014107222 Bài 2: Lựa chọn trong điều kiện rủi ro Tình huống dẫn nhập Trong thực tế rất nhiều các quyết định của các cá nhân được thực hiện trong điều kiện rủi ro hay không chắc chắn. Một số người đi vay để thanh toán cho những khoản mua sắm lớn như mua nhà, mua ô tô hay đi học đại học ở nước ngoài, họ đều lập kế hoạch trả nợ bằng các khoản thu nhập tương lai của mình. Nhưng thu nhập tương lai của đa số mọi người lại là không chắc chắn. Bởi vậy khi ra những quyết định lớn về tiêu dùng hay đầu tư cần phải tính đến tình huống này để từ đó có các biện pháp đối phó với rủi ro hay không chắc chắn. Vậy chúng ta sẽ ra quyết định như thế nào để giảm thiểu rủi ro? TX KHMI02_Bai 2_v1.0014107222 19 Bài 2: Lựa chọn trong điều kiện rủi ro 2.1. Mô tả rủi ro Thông tin có thể ở một trong ba trạng thái sau: chắc chắn, rủi ro, không chắc chắn. Chắc chắn là tình huống trong đó một quyết định có một kết quả, người ra quyết định biết kết quả đó một cách chắc chắn. Với dạng thông tin này, việc ra quyết định rất dễ dàng. Tuy nhiên trong thực tế dạng thông tin này không phổ biến. Hai dạng sau của thông tin – rủi ro và không chắc chắn là những dạng thông tin thường gặp. Ta sẽ xem lần lượt xem xét hai dạng thông tin này dưới đây. Rủi ro là tình huống trong đó một quyết định có nhiều kết quả, người ra quyết định biết tất cả các kết quả đồng thời biết xác suất xảy ra chúng. Ví dụ khi tung đồng xu bạn biết đồng xu có thể rơi ngửa hoặc rơi sấp, nhưng không biết chắc chắn nó sẽ rơi ngửa hay rơi sấp. Tuy nhiên bạn biết là nếu tung đồng xu nhiều lần thì sẽ có 50% số lần nó rơi ngửa và 50% số lần nó rơi sấp. Xác suất là một khái niệm rất khó công thức hóa vì việc lý giải nó phụ thuộc vào bản chất của những sự kiện không chắc chắn và vào những gì mà người có liên quan tin tưởng. o Xác suất khách quan là tần suất xuất hiện của một sự kiện nhất định. Xác suất khách quan bao gồm xác suất “biết trước” (tiên nghiệm) và xác suất “biết sau” (hậu nghiệm). Xác suất biết trước là xác suất có thể tính được bằng kiến thức có trước. Ví dụ, nếu một đồng xu có hai mặt và đồng xu đó là đồng xu cân thì xác suất rơi sấp và rơi ngửa là như nhau và bằng 0,5. Xác suất biết sau là xác suất chỉ có thể biết được sau khi đã xảy ra. Ví dụ, trong 30 ngày của tháng tư chỉ có 10 ngày mưa trong 10 năm qua thì xác suất biết sau của một ngày mưa trong tháng tư là 0,33. Tuy nhiên nhiều quyết định kinh tế là độc nhất nên không có xác suất khách quan. Trong trường hợp đó phải sử dụng xác suất chủ quan. o Xác suất chủ quan là nhận thức về kết quả xảy ra. Nó phụ thuộc vào kỳ vọng, sở thích, kinh nghiệm và sự đánh giá về tương lai của người ra quyết định. Có thể ước lượng được xác suất chủ quan bằng cách đề nghị người ra quyết định so sánh một tình huống thực cần phải xem xét với một tình huống giả thiết mà xác suất khách quan đã biết. Nhưng chắc chắn là các cá nhân khác nhau trong cùng một tổ chức có thể gán những xác suất khác nhau cho cùng một kết quả hoặc cùng một cá nhân có thể đưa ra những xác suất khác nhau khi được hỏi vào những thời gian khác nhau. Giá trị kỳ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng Kinh tế học vi mô 2 Kinh tế học vi mô 2 Lựa chọn trong điều kiện rủi ro Quyết định đối phó với rủi ro Vai trò của thông tinGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng Kinh tế học vi mô 2 - Bài 6: Các mô hình độc quyền tập đoàn
10 trang 150 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 5: Nền kinh tế mở trong dài hạn
22 trang 56 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 3: Lạm phát – thất nghiệp
24 trang 50 0 0 -
Ôn tập môn Quản trị Hành chính văn phòng - TS. Bùi Quang Xuân
6 trang 38 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 4: Mô hình cổ điển – nền kinh tế trong dài hạn
25 trang 35 0 0 -
Bài giảng Hệ thống thông tin quản lý - Chương 1: Những khái niệm cơ bản
39 trang 31 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 7: Tranh luận về chính sách kinh tế vĩ mô
6 trang 29 0 0 -
Bài giảng Quản trị học: Chương 10 - Bùi Thị Quỳnh Ngọc
14 trang 27 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 2: Chính sách kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế mở
24 trang 26 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 6: Mô hình tăng trưởng kinh tế
26 trang 26 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vi mô - Bài 3 Lựa chọn trong điều kiện rủi ro
15 trang 26 0 0 -
Bài giảng Tin học đại cương: Chương 1 - Thông tin
29 trang 25 0 0 -
Đề cương môn học: Thông tin khoa học và công nghệ
19 trang 24 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - Chương 0: Giới thiệu về môn học
5 trang 23 0 0 -
Bài giảng quản trị học - Chương 4
30 trang 22 0 0 -
Bài giảng Quản trị văn phòng - ĐH. Tôn Đức Thắng
42 trang 22 0 0 -
Vai trò của thông tin trong đánh giá sản phẩm
3 trang 21 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vi mô 2: Chương 5 - TS. Phan Thế Công (2013)
28 trang 20 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vĩ mô 2 - ThS. Phạm Thị Ngọc Vân
192 trang 20 0 0 -
Bài giảng Kinh tế học vi mô 2 - Bài 4: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
12 trang 19 0 0