Do TS Trương Quang Dũng biên soạn, được dùng để giảng dạy ở ĐH Sài Gòn và HUTECH,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng: lý thuyết môn Quản trị học QUẢN TRỊ HỌC CHƯƠNG I. NHÀ QUẢN TRỊ VÀ CÔNG VIỆC QUẢN TRỊ I. ĐẶC ĐIỂM CỦA QUẢN TRỊ 1. Khái niệm quản trị Về nội dung, thuật ngữ quản trị có nhiều cách hiểu khác nhau, sau đây là mộtvài cách hiểu: - Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm phối hợpcác hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một ngườihoạt động riêng rẽ không thể nào đạt được. Với cách hiểu này, không thể có hoạtđộng quản trị khi mỗi người tự mình hoạt động, hoạt động quản trị chỉ phát sinh khicon người kết hợp với nhau thành tổ chức. - Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị nhằmthực hiện các mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện biến động củamôi trường. Với cách hiểu này, quản trị là một quá trình, trong đó chủ thể quản trị làcác tác nhân tạo ra các tác động quản trị; đối tượng quản trị tiếp nhận các tác độngcủa chủ thể quản trị tạo ra; mục tiêu của quản trị phải được đặt ra cho cả chủ thểquản trị và đối tượng quản trị, được xác định trước khi thực hiện sự tác động quảntrị 2. Đặc điểm của quản trị - Đối tượng tác động chủ yếu của quản trị là con người. - Mục tiêu thường đòi hỏi phải đạt hiệu quả cao. - Quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. + Tính khoa học: quản trị phải dựa trên các quy luật khách quan (tự nhiên, kỹthuật và xã hội); dựa trên các nguyên tắc quản trị và sử dụng các kỹ thuật quản trị. + Tính nghệ thuật: biểu hiện trong một số lĩnh vực như nghệ thuật sử dụngngười, nghệ thuật giải quyết các khó khăn, nghệ thuật giao tiếp, phê bình, sử dụngthời gian... 3. Quản trị cơ sở kinh doanh và quản trị cơ quan hành chính Đối với các cơ sở kinh doanh, lợi nhuận được dùng để đo lường thành quả thìđối với các cơ quan hành chính rất khó để đo lường thành quả hoạt động. Vì vậy,các mục tiêu, quy chế, quy định… thường được sử dụng để quản trị các cơ quanhành chính. II. NHÀ QUẢN TRỊ 1. Khái niệm: nhà quản trị là người chỉ huy, có một chức danh nhất định tronghệ thống quản trị và có trách nhiệm định hướng, tổ chức, điều khiển và kiểm trahoạt động của những người khác. Nhà quản trị là người ra quyết định và tổ chứcthực hiện quyết định. 1 2. Các cấp quản trị. Các nhà quản trị thường chia thành 3 cấp: - Nhà quản trị cấp cao: là các nhà quản trị hoạt động ở cấp cao nhất trong tổchức. Nhiệm vụ của họ là lập và tổ chức thực hiện các quyết định chiến lược, pháttriển và duy trì tổ chức. Họ chịu trách nhiệm về thành quả cuối cùng của tổ chức.Các chức danh của họ thường là chủ tịch, giám đốc, hiệu trưởng…… - Nhà quản trị cấp trung: ở dưới quyền các nhà quản lý cấp cao. Nhiệm vụcủa họ là đưa ra các quyết định chiến thuật để thực hiện các kế hoạch, phối hợpcác hoạt động để hoàn thành mục tiêu chung. Các chức danh của họ thường làtrưởng phòng, trưởng ban…. - Nhà quản trị cấp thấp: ở cấp bậc cuối cùng trong hệ thống cấp bậc quản trị.Nhiệm vụ của họ là đưa ra các quyết định tác nghiệp nhằm hướng dẫn, đốc thúc,điều khiển nhân viên trong các công việc hàng ngày. Các chức danh của họ thườnglà tổ trưởng, trưởng nhóm…. 3. Các chức năng quản trị Chức năng quản trị được hiểu là một loại hoạt động quản trị, được tách riêngtrong quá trình phân công và chuyên môn hóa lao động quản trị, thể hiện phươnghướng hay giai đoạn tiến hành các tác động quản trị nhằm hoàn thành mục tiêuchung của tổ chức. Hiện nay có nhiều cách phân loại các chức năng quản trị, nhưngnhìn chung các chức năng quản trị chủ yếu như sau: - Chức năng hoạch định: là chức năng đầu tiên trong quá trình quản trị. Hoạtđộng này bao gồm việc xác định rõ hệ thống mục tiêu của tổ chức, xây dựng và lựachọn chiến lược tổng thể để thực hiện các mục tiêu này và thiết lập một hệ thốngcác kế hoạch để hội nhập và phối hợp các hoạt động của tổ chức. - Chức năng tổ chức: chủ yếu là thiết kế cơ cấu của tổ chức, bao gồm xácđịnh những việc phải làm, những ai sẽ làm những việc đó, những bộ phận nào cầnđược thành lập, quan hệ phân công phối hợp và trách nhiệm giữa các bộ phận và hệthống quyền hành trong tổ chức nên xác lập như thế nào. - Chức năng điều khiển: là chức năng thực hiện sự kích thích, động viên, chỉhuy, phối hợp con người, thực hiện các mục tiêu quản trị và giải quyết các xung độttrong tập thể nhằm đưa tổ chức đi theo đúng quỹ đạo dự kiến của tổ chức. - Chức năng kiểm tra: là chức năng cuối cùng của nhà quản trị. Để đảm bảocông việc thực hiện như kế hoạch dự kiến, nhà quản trị cần theo dõi xem tổ chứccủa mình hoạt động như thế nào. Hoạt động kiểm tra bao gồm việc xác đ ịnh cácmục tiêu, thu thập thông tin về kết quả thực hiện thực tế, so sánh kết quả thực hiệnthực tế với các mục tiêu đã đặt ra và tiến hành các điều chỉnh nếu có sai lệch, nhằmđưa t ...