Danh mục

Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp

Số trang: 64      Loại file: pdf      Dung lượng: 586.74 KB      Lượt xem: 46      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Phần 1 của tập bài giảng Quy hoạch sử dụng đất cung cấp cho sinh viên những nội dung về: vị trí, vai trò, nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất; đất đai và vai trò của nó đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người; bản chất và quy luật phát triển của quy hoạch sử dụng đất; vị trí vai trò và nội dung - trình tự xây dựng quy hoạch sử dụng đất cấp vĩ mô;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Quy hoạch sử dụng đất: Phần 1 - Trường ĐH Lâm nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trường đại học lâm nghiệp ThS. Nguyễn Xuân Hùng Bài Giảng Quy hoạch sử dụng đất 2015 Bài mở đầu I. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) 1. Đất đai và vai trò, tính chất đặc trưng của nó Đất đai là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn sống của con người và tất cả các sinh vật trên trái đất. Đất đai với những tính chất đặc trưng: Là tài nguyên có giới hạn về số lượng, có vị trí phân bố cố định trong không gian với các điều kiện về địa chất, địa hình, khí hậu thời tiết… hết sức đa dạng và phong phú, tạo ra sự khác biệt về giá trị giữa các mảnh đất nằm ở các vị trí khác nhau (khi xã hội loài người càng phát triển thì sự khác biệt này càng lớn). 2. QHSDĐ và vị trí, vai trò của nó Đất đai là vật mang sự sống trên trái đất. Khi con người chưa xuất hiện, đất đai (bao gồm cả mặt nước) là địa bàn sinh sống và phát triển của các loài động thực vật và sinh vật nói chung. Con người xuất hiện và xã hội loài người ngày càng phát triển, con người từ chỗ sử dụng đất không có quy hoạch dần dần các nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng và đa dạng (ở, xây dựng công trình, phát triển các ngành sản xuất Nông – Lâm nghiệp…) đòi hỏi con người phải bố trí sử dụng đất sao cho hiệu quả. QHSDĐ ra đời và ngày càng hoàn thiện, phát triển. Với vị trí, vai trò quan trọng của đất đai, vấn đề quản lý, bảo vệ lãnh thổ, quản lý sử dụng đất đai là hết sức quan trọng đối với mỗi quốc gia. Chính sách về đất đai là một phần quan trọng trong các chính sách chung của mỗi quốc gia, trong đó QHSDĐ và kế hoạch sử dụng đất (KHSDĐ) là một trong những nội dung quan trọng của quản lý Nhà nước về đất đai. 3. Quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam ở Việt Nam, chính sách về đất đai được quy định trong hiến pháp và các văn bản luật đất đai. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992, điều 18 đã nêu rõ: ' Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả'. Các văn bản luật đất đai đã được ban hành, thực hiện và ngày càng được hoàn thiện: Luật đất đai năm 1988; Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật đất đai năm 1998, năm 2001 và gần đây nhất là luật đất đai năm 2003. QHSDĐ và KHSDĐ là những nội dung cơ bản, quan trọng trong 13 nội dung quản lý nhà nước về đất đai (Điều 6 - Luật đất đai năm 2003). 4. Nhiệm vụ của QHSDĐ 1 QHSDĐ có những nhiệm vụ, hoạt động chủ yếu sau: - Thành lập các đơn vị sử dụng đất (SDĐ)mới, hoàn thiện các đơn vị SDĐ hiện đang tồn tại, giải quyết khắc phục những bất hợp lý trong việc bố trí sử dụng đất, đề xuất chỉnh lý và sửa đổi ranh giới đất đai giữa các đơn vị, các khu vực (khu dân cư, đô thị …), các loại đất và đề xuất thực hiện việc giao đất và thu hồi đất. - Tổ chức lãnh thổ nội bộ các đối tượng quy hoạch, các đơn vị sử dụng đất, QHSDĐ theo đơn vị, theo đối tượng và theo ngành sử dụng đất. Đối với đất Nông - Lâm nghiệp quy hoạch sử dụng các loại đất Nông - Lâm nghiệp, các phương thức sản xuất kinh doanh, phát hiện các nguồn đất khai hoang đưa vào sử dụng, các biện pháp thâm canh trong Nông lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất và các giải pháp bảo vệ đất chống xói mòn, bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sinh thái… - Xây dựng các bản đồ QHSDĐ cho các đối tượng quy hoạch. 5. Đối tượng của quy hoạch sử dụng đất Về quy mô, QHSDĐ và lập KHSDĐ được tiến hành cho tất cả các đối tượng từ cấp vĩ mô tới cấp vi mô, bao gồm các cấp đơn vị hành chính quản lý lãnh thổ từ toàn quốc tới tỉnh, huyện, xã, các khu, vùng kinh tế, các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp, các thôn bản, hộ gia đình. Có thể phân chia ra: - Cấp vĩ mô: Gồm các cấp đơn vị quản lý hành chính (toàn quốc, tỉnh, huyện), các vùng, khu kinh tế, khu công nghiệp trọng điểm, các tổ chức đơn vị quản lý sản xuất kinh doanh quy mô lớn. - Cấp vi mô: Xã, thôn bản, hộ gia đình, trang trại. II. Vị trí, mục tiêu, yêu cầu và nội dung của môn học 1. Sự ra đời của môn học QHSDĐ - QHSDĐ là một hệ thống các biện pháp kinh tế - kỹ thuật - pháp chế của nhà nước về tổ chức sử dụng đất hợp lý, đầy đủ, toàn diện có hệ thống và đạt hiệu quả cao, thông qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất của các đối tượng quy hoạch, việc tổ chức sử dụng lao động và các tư liệu sản xuất khác có liên quan đến đất và các biện pháp tác đọng thích hợp (Phương thức sử dụng đất, phương thức canh tác), nhằm nâng cao hiệu quả SDĐ, hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất, duy trì nâng cao sức sản xuất của đất, bảo vệ môi trường sinh thái. - Với tính chất và vai trò quan trọng như vậy, cùng với sự phát triển của xã hội loài người, QHSDĐ đã không ngừng phát triển và hoàn thiện, từ thực tiễn được tổng kết thành lý luận và trở thành môn học được đưa vào giảng dạy trong các nhà trường. 2 2. Vị trí môn học quy hoạch sử dụng đất - Đây là một trong những môn khoa học chuyên môn chủ yếu trong chương trình đào tạo kỹ sư ngành quản lý đất đai. - Ngoài ra nó còn được giảng dạy trong quá trình đào tạo các ngành, các lĩnh vực có liên quan. 3. Mục tiêu của môn học Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cơ sở lý luận cũng như các bước công việc tổ chức thực hiện công tác QHSDĐ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất Nông - Lâm nghiệp cho các đối tượng quy hoạch. 4. Yêu cầu của môn học Sau khi học xong môn học sinh viên cần phải: - Biết sử dụng các kiến thức tổng hợp, liên ngành, vận dụng sáng tạo những cơ sở lý luận để phân tích đánh giá điều kiện cơ bản, từ đó đề xuất phương án QHSDĐ phù hợp tối ưu, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đố ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: