Danh mục

Bài giảng Thiết kế yếu tố hình học đường ô tô: Chương 5 - TS. Lê Văn Bách

Số trang: 16      Loại file: pdf      Dung lượng: 943.59 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 5 - Thiết kế cảnh quan và phối hợp các yếu tố tuyến đường ô tô. Chương này gồm có những nội dung chính sau: Mục đính thiết kế cảnh quan đường ô tô, sự kết hợp giữa đường và cảnh quan môi trường, đi tuyến theo đường tang và tuyến clothoide, sự phối hợp các yếu tố của tuyến. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Thiết kế yếu tố hình học đường ô tô: Chương 5 - TS. Lê Văn BáchTS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ CHƯƠNG 5THIẾT KẾ CẢNH QUAN VÀ PHỐI HỢP CÁC YẾU TỐ TUYẾN ĐƯỜNG Ô TÔ5.1 MỤC ĐÍNH THIẾT KẾ CẢNH QUAN ĐƯỜNG Ô TÔ Khi thiết kế bất kỳ một tuyến đường nào cũng phải tranh thủ tạo ra các điềukiện đường thuận lợi nhất cho người lái xe có khả năng phát huy hết khả năngđộng lực của ô tô. Muốn vậy cần phải đảm bảo cho tuyến đường rõ ràng, minh bạch, tầm nhìnđảm bảo, thoáng đãng để người lái xe yên tâm lái xe với tốc độ cao. Tuyến đường là một đường không gian hài hoà, đều đặn phù hợp với cảnhquan môi trường xung quanh đồng thời lợi dụng cảnh quan để tô điểm cho đường,gây cho người lái xe những chú ý cần thiết và nhận rõ hướng tuyến. Mục tiêu chủ yếu của việc thiết kế cảnh quan đường ôtô là đảm bảo chotuyến đường thiết kế được hài hoà, đều đặn về mặt thị giác, tránh những phối cảnhkhông gian không tốt (bị bóp méo, bị gãy khúc) gây ra cho người lái xe phán đoánsai về điều kiện xe chạy, đảm bảo xe chạy an toàn êm thuận với tốc độ cao và cóphối cảnh hấp dẫn trong hành lang của tuyến đường thiết kế, theo cách đó sẽ làmgiảm được mức đơn điệu và tăng cường an toàn giao thông. Sự hài hoà của tuyến đường được thể hiện ở hai khía cạnh đó là sự hài hoà bêntrong và sự hài hoà bên ngoài: - Sự hài hoà bên trong (internal harmony) mô tả sự hài hoà nội tại của bản thân con đường khi nó lên dốc, xuống dốc hoặc chuyển hướng và mái dốc taluy của đường lên xuống quan hệ như thế nào với tim đường. Có nghĩa là người thiết kế phải hình dung, tưởng tượng để trong quá trình thiết kế phải phối hợp các yếu tố Bình đồ, Trắc dọc và Trắc ngang như thế nào. Đây là vấn đề trừu tượng, rất khó khăn nếu chỉ dùng giấy và bút mà người ta phải nhờ đến sự trợ giúp của máy tính…. - Sự hài hoà bên ngoài (external hamorny) mô tả sự phối hợp giữa đường ôtô và môi trường bên ngoài. Kết quả của sự hài hoà bên ngoài là con đường và môi trường tạo nên một vẻ đẹp kiến trúc trên nguyên tắc tôn trọng môi trường hơn là phá vỡ nó.Nhiệm vụ thiết kế cảnh quan:1. Kết hợp hài hoà giữa các yếu tố của tuyến đảm bảo cho xe chạy thuận lợi, antoàn với tốc độ cao.2. Đảm bảo hướng nhìn đúng của người lái.3. Định tuyến và các yếu tố của tuyến sao cho không sinh ra các chỗ sai lệch vềquang học. V-1TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ4. Đảm bảo tuyến kết hợp hài hoà với cảnh quan xung quanh không ảnh hưởngnhiều đến môi trường sinh thái.5 Bảo vệ các di tích lịch sử và văn hoá, các vùng đất nông nghiệp quý giá.5.2 SỰ KẾT HỢP GIỮA ĐƯỜNG VÀ CẢNH QUAN MÔI TRƯỜNG5.2.1 Nguyên tắc chung về thiết kế cảnh quan Cảnh quan là tổng hợp các tác nhân điển hình về thiên nhiên xuất hiện nhiềulần trong khu vực chọn tuyến như địa hình, địa vật, cây cỏ, ao hồ,... có ảnh hưởngđến việc chọn tuyến đường. Các loại cảnh quan đặc trưng: Vùng đồng bằng-Thảo nguyên, vùng đồi vàvùng núi.Nguyên tắc chung thiết kế cảnh quan:- Đảm bảo cho tuyến đường trở thành một đường không gian đều đặn, êm thuận.Trong không gian đường không bị bóp méo, không gây sai lạc về thị giác, hướngtuyến phải rõ ràng- Thiết kế quang học trên đường còn thông báo cho lái xe rõ các tình huống trênđường với một lượng thông tin vừa phải. Khi thiếu thông tin phải tìm cách bổ sungbằng các biển báo, gương phản chiếu hoặc trồng cây,...5.2.2 Nguyên tắc đi tuyến ở vùng đồng bằng và thảo nguyên Đặc điểm của địa hình vùng này là điều hoà, không có chênh lệch lớn về caođộ. Địa hình thoải, dốc nhẹ không gặp các chướng ngại vật lớn về địa hình. Nguyên tắc đi tuyến là kết hợp với môi trường, không cắt nát địa hình,không nên làm các đoạn thẳng dài quá mà bố trí xen kẽ bằng các đường cong cóbán kính lớn để giảm tai nạn do đường đơn điệu gây ra.5.2.3 Nguyên tắc đi tuyến vùng đồi Vùng đồi có đặc điểm là địa hình có nhiều thay đổi. Muốn giảm bớt khốilượng công tác, tuyến nên đi theo các đường cong lớn gắn với địa hình. Những taluy đào đắp nên có dạng thoải cong để tạo nên sự uốn lượn từ từ giữa nền đườngvà địa hình hai bên.5.1.4 Nguyên tắc đi tuyến vùng núi Vùng núi là nơi cắm tuyến khó khăn, để tuyến phù hợp tốt nhất với thiênnhiên và tiết kiệm khối lượng đào đắp, khi cắm tuyến có thể sử dụng các tiêuchuẩn kỹ thuật giới hạn. Thiết kế các yếu tố của đường như nền, mặt đường, các đường cong, tườngchắn một cách hài hoà, phù hợp với cảnh quan để thu hút hành khách chú ý và đểlại dấu ấn của con người chinh phục thiên nhiên. V-2TS. LÊ VĂN BÁCH THIẾT KẾ YẾU TỐ HÌNH HỌC ĐƯỜNG Ô TÔ Có thể th ...

Tài liệu được xem nhiều: