Danh mục

Bài tham luận: Phương pháp dạy và học thực hành theo học chế tín chỉ

Số trang: 29      Loại file: ppt      Dung lượng: 282.00 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài tham luận: Phương pháp dạy và học thực hành theo học chế tín chỉ đòi hỏi nhiệm vụ của giảng viên; nhiệm vụ của sinh viên; các bước để xây dựng một giờ thực hành (TC);...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài tham luận: Phương pháp dạy và học thực hành theo học chế tín chỉ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG BÀI THAM LUẬNPHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC THỰC HÀNH THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ GV: Trịnh Thị Quý Bộ môn: Chăn nuôi thú y Khoa: Nông Lâm NgưPHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THỰC HÀNH THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈNGÀNH NÔNG LÂM NGƯ- TRƯỜNG ĐH HÙNG VƯƠNG TRONG ĐIỀU KIỆN HIỆN NAY Khoa NLN là một khoa bao gồm các ngành: CNTY, Trồng trọt và Lâm nghiệp. Đặc thù: đây là những ngành thực nghiệm nên đòi hỏi phải có nhiều kiến thức thực tế, vì vậy thực hành là một mảng có vai trò quan trọng đối với các ngành nghề trên. Các ngành trên mới được thành lập, Nhà trường cũng đang từng bước trang bị cơ sở vật chất thực hành cho các môn học của Khoa. Cho nên bước đầu còn chưa đảm bảo được các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho thực hành. Xong các cụ đã có câu: “ Cái khó ló cái khôn”. Tùy từng điều kiện thực tế mà chúng ta xây dựng các giờ thực hành cho phù hợp (đặc biệt là khi chúng ta chuyển sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ). Khi xây dựng một giờ học thực hành có hiệu quả ta phải xác định rõ nhiệm vụ của giảng viên và sinh viên. 1. Nhiệm vụ của giảng viên Giảng viên dạy thực hành phải chuẩn bị kịch bản cho từng buổi hướng dẫn thực hành, thực tập, thí nghiệmtheoyêucầutừngmônhọc,trongđócónêu cácvấnđềvềantoànlaođộngliênquan; Xây dựng và giao cho sinh viên chuẩn bị nội dung, vấnđềtrướckhitriểnkhaithựchành,thựctập,thí nghiệm 1. Nhiệm vụ của giảng viên Chỉ đạo hoặc/vàchuẩnbịcácđiều kiệncầnthiết đểsinhviênlàmthựchành,thựctập,thínghiệm; Hướngdẫnsinhviênlàmthựchành,thựctập,thí nghiệm; Theodõi,đánhgiákếtquảthựchành,thựctập,thí nghiệmcủasinhviên. 2. Nhiệm vụ của sinh viên Hoàn thành công tác chuẩn bị cho thực hành, thực tập, thí nghiệm theo yêu cầu của giảng viên, đề xuất vấn đề, câu hỏi cần hỏi giảng viên; Làm các bài thực hành, thực tập, thí nghiệm theo yêu cầu môn học và hướng dẫn của giảng viên. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn lao động; 2. Nhiệm vụ của sinh viên Viết báo cáo thực hành, thực tập, thí nghiệm và nộp cho giảng viên đúng hạn; Hoàn chỉnh báo cáo thực hành, thực tập, thí nghiệm theo góp ý, đánh giá của giảng viên. 3. Các bước để xây dựng một giờ thực hành (TC)Bước 1. Xác định mục tiêu dạy học của tiết học phùhợp với hình thức tổ chức thực hiện giờ tín chỉ.Bước 2. Trên cơ sở đề cương môn học, hình thứctổ chức thực hiện giờ tín chỉ lập kế hoạch chi tiết vàgiáo án để xây dựng các kịch bản lên lớp.Chuẩn bị các trang thiết bị vật chất và động vật thínghiệm cho giờ thực hành.Bước 3. Lựa chọn các phương pháp phù hợp với từngnội dung của từng bài.Kết hợp nhiều phương pháp trong một giờ học nhằm lấyưu điểm của phương pháp này khắc phục những nhượcđiểm của phương pháp kia và tạo sự linh hoạt, đa dạngtrong một giờ học;Trong quá trình lựa chọn các phương pháp phù hợp,giảng viên cần kết hợp yếu tố kiểm tra - đánh giá thườngxuyên trong suốt quá trình dạy - học. Kiểm tra - đánh giáthường xuyên là một phương pháp bổ trợ rất hiệu quảcho các PPDH. Ví dụ một số giờ thực hành đặc thù của ngành chăn nuôi thú y. Các môn học chuyên ngành của ngành chăn nuôi thú y thì hầu hết các môn đều có nội dung thực hành: Để chuẩn bị tốt nội dung thực hành ta cần phải tiến hành: Bước 1: Xác định được mục tiêu thực hành của môn học để xây dựng đề cương và kế hoạch cho phần thực hành của môn học phù hợp với hình thức tổ chức thực hiện giờ tín chỉ. Bước 2: Chuẩn bị các trang thiết bị vật chất và động vật thí nghiệm cho giờ thực hành. Ví dụ: Học phần tổ chức phôi thai học: cần có những tiêu bản để xem cấu trúc vi thể của các tổ chức trong cơ thể. Học phần giải phẫu động vật cần có các mô hình khung xương của động vật: trâu, bò, lợn, gà…để cho sinh viên quan sát và xác định vị trí, cấu tạo và chức năng của các cơ quan trên cơ thể động vật. Học phần vi sinh vật cần phải có kính hiển vi, các loại thuốc nhuộm, các tiêu bản, lam kính, la men kính, các môi trường, hóa chất để quan sát hình thái của các loại vi khuẩn, tính chất bắt màu và đặc tính sinh hóa… Học phần Chăn nuôi trâu bò: cần có động vật sống để xác định khối lượng, bình tuyển giống và mổ khảo sát thân thịt. Học phần Thú y cơ bản cần đến các dụng cụ để chẩn đoán bệnh cho gia súc, gia cầm, động vật sống để tiến hành các thao tác khám thử… Giảng viên phát cho sinh viên tài liệu thực hành trước, yêu cầu sinh viên về nghiên cứu trước ở nhà để có thể nắm được nội dung thực hành. Đồng thời giảng viên h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: