Danh mục

Báo cáo tiểu luận: Quy hoạch đô thị bền vững

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 913.94 KB      Lượt xem: 58      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Báo cáo tiểu luận: Quy hoạch đô thị bền vững TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP HỒ CHÍ MINH KHOA MÔI TRƯỜNG BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN HỌC: ĐÔ THỊ HÓA VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỀ TÀI: QUY HOẠCH ĐÔ THỊ BỀN VỮNG CBGD: TS VÕ LÊ PHÚ HỌC VIÊN: TRÂN BÁ XINH MSHV: 12260693 1 MỤC LỤC I. KHÁI NIỆM CHUNG II. HỆ THỐNG PHÁP LÝ HIỆN HÀNH III. GIẢI PHÁP QUY HOẠCH ĐÔ THỊ BỀN VỮNG IV. KẾT LUẬN 2 I. KHÁI NIỆM CHUNG 1.1 Những khái niệm cơ bản Trong Luật Quy hoạch Đô thị 2009, định nghĩa một số khái niệm như sau: - “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”. - Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật. - Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở. - Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. - Nhiệm vụ quy hoạch là các yêu cầu về nội dung nghiên cứu và tổ chức thực hiện được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt làm cơ sở để lập đồ án quy hoạch đô thị. - Đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị. - Quy hoạch chung là việc tổ chức không gian, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở cho một đô thị phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và phát triển bền vững. - Quy hoạch phân khu là việc phân chia và xác định chức năng, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị của các khu đất, mạng lưới công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội trong một khu vực đô thị nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch chung. - Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung. - Không gian đô thị là không gian bao gồm các vật thể kiến trúc đô thị, cây xanh, mặt nước trong đô thị có ảnh hưởng trực tiếp đến cảnh quan đô thị. 3 Trong chuyên đề nghiên cứu về Phân tích chính sách đô thị hóa trong quá trình đô thị hóa tác động đến phát triển bền vững ở Việt Nam thuộc Chương trình Thiên niên kỷ 21 do UNDP tài trợ, đã đề xuất mười nhóm tiêu chí bền vững trong quá trình đô thị hóa: 1. Phân bố và quy hoạch đô thị phù hợp với các vùng địa lý và điều kiện sinh thái tự nhiên, bảo vệ môi trường; N 2. Nền kinh tế đô thị phát triển ổn định và bền vững nhằm tạo nhiều việc làm đô thị ổn định, bền vững cho mọi thành phần kinh tế và mọi người dân đô thị; 3. Trình độ dân trí đô thị và nguồn lực phát triển đủ mạnh; 4. Trình độ quản lý phát triển đô thị đủ mạnh và bền vững; 5. Dịch vụ đô thị đáp ứng yêu cầu cuộc sống đô thị ngày càng cao; 6. Cơ sở hạ tầng xã hội đô thị đầy đủ, ổn định và phát triển bền vững; 7. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị đầy đủ, ổn định và phát triển bền vững; 8. Lồng ghép quy hoạch môi trường trong quy hoạch đô thị; 9. Huy động sự tham gia của cộng đồng người dân đô thị trong công tác quy hoạch, phát triển và quản lý đô thị; 10. Hợp tác, phối hợp điều hành vùng hợp lý, hiệu quả, cùng có lợi và cùng phát triển. 1.2 Những vấn đề phát triển đô thị ở Việt Nam Việt Nam là một nước đang phát triển, do đó phải đối mặt với những vấn đề về đô thị hóa giống như nhiều quốc gia khác. Để tiến hành công tác quy hoạch một cách hiệu quả, chúng ta cần phải thu thập đầy đủ những số liệu cần thiết và phân tích đặc điểm về tình trạng dân số, kinh tế, xã hội cũng như mức độ đô thị hóa. 1. Hiện trạng phát triển đô thị ở Việt Nam Thống kê số lượng và quy mô đô thị ở Việt Nam Dựa trên kết quả phân tích số liệu mẫu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, hệ thống đô thị hiện nay bao gồm 753 khu đô thị, trong đó có hai thành phố loại đặc biệt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 9 khu đô thị loại I, 12 khu đô thị loại II, 45 khu đô thị loại III, 41 khu đô thị loại IV và 643 khu đô thị loại V. - Việt Nam có mức độ đô thị hóa thấp. Sự phát triển của các thành phố ở Việt Nam gặp khó khăn do thiếu các cơ hội nghề nghiệp cũng như hệ thống hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ xã hội yếu kém - bao gồm nhà ở, điện, nước sạch, giao thông, bệnh viện và trường học không đáp ứng được nhu cầu của cư dân. 4 - Sự tăng trưởng dân số đô thị Việt Nam tập trung chủ yếu ở các trung tâm đô thị lớn. Theo số liệu Tổng điều tra, trong thập niên qua, tỷ lệ dân số đô thị Việt Nam đã tăng từ 23,7% năm 1999 lên tới 29,6% năm 2009. Điều đó có nghĩa là dân cư đô thị chiếm 25,4 triệu người trong tổng số 85,8 triệu dân toàn quốc năm 2009. Hình 1.1 Tỷ lệ dân số sống ở các khu vực đô thị năm 1999 Nguồn: Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số & nhà ở TW (2010) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: