Danh mục

Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 413.94 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 1 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết thông tin đến quý độc giả việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết nội dung nghiên cứu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BẢO TỒN, PHÁT HUY CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI NÂNG CAO, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU Trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu văn hóa, việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống là nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” đã lan tỏa và được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo các tầng lớp nhân dân, sau 09 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, nông thôn Việt Nam đang chuyển mình và có những diện mạo mới ở tất cả các lĩnh vực với kết quả 4.458/8.914 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bước sang giai đoạn xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn kiểu mẫu, việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống càng cần được quan tâm hơn bao giờ hết, để mục tiêu “Xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng an ninh, trật tự được giữ vững” dần được hiện thực hóa. Văn hóa là những nét đặc trưng của mỗi quốc gia, dân tộc, được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử và được tạo thành từ những không gian văn hóa và văn hóa tộc người. Vị trí địa lý nước ta rất đa dạng, trải dài từ Bắc vào Nam với các vùng, miền (Miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long), trong các vùng miền đó, nông thôn vẫn đang chiếm đa số12, thành phần dân tộc phong phú bao gồm 54 dân tộc anh em, văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc có những nét độc đáo riêng. Từ những đặc trưng về vị trí địa lý và thành phần dân tộc của nước ta, không gian văn hóa được chia thành 06 tiểu vùng với những đặc trưng riêng (Tây Bắc, Đông Bắc, Châu thổ Bắc Bộ, Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ), từ những nét khái quát này, bức tranh về văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam đã hiện lên với sự đa dạng, phong phú về loại hình, số lượng; độc đáo, đặc sắc về nội dung, hình thức. Đó không chỉ là những giá trị văn hóa ông cha ngàn đời để lại, là tài sản vô giá, mà còn là sản phẩm văn hóa - du lịch phục vụ thiết thực nhu cầu sinh hoạt văn hoá cộng đồng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương và trong xây dựng nông thôn mới. Thời gian qua, những kết quả xây dựng nông thôn mới đã mang đến những đổi thay tích cực, đời sống vật chất dần được nâng lên, nhu cầu về văn hóa tinh thần được đáp ứng, mức độ giao lưu tiếp xúc được mở rộng. Tuy nhiên, trong những nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân chung sức xây dựng nông thôn mới, còn nhiều trăn trở về những tác động tiêu cực của quá trình giao lưu, hội nhập tới văn hóa truyền thống từ nhiều góc độ khác nhau, thậm chí có cả những mâu thuẫn, xung đột: Đó là bài toán giữa tăng trưởng với bền vững, đô thị hóa với bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu bền vững cần chú trọng bảo tồn song song các 12 Tổng điều tra dân số năm 2019, công bố ngày 11/7/2019, vùng nông thôn chiếm 65,64% 77 giá trị văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, gắn với bảo vệ và xây dựng cảnh quan môi trường. Nông thôn Việt Nam, đơn vị nhỏ nhất là làng (thôn, ấp, bản...), nhưng trong đó lại chứa đựng những sức mạnh lớn lao, đó là chiếc nôi sinh thành văn hóa dân tộc. Làng xã vốn là hạt nhân của quốc gia. Mỗi làng xã đã giữ gìn bảo lưu những hệ giá trị văn hóa dân gian phong phú, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể được hình thành, kiểm nghiệm và trở thành bản sắc cũng từ đây, do đó đối với văn hóa truyền thống, bảo tồn và phát huy theo nguyên tắc tôn trọng chủ thể văn hóa và thực hiện trong không gian văn hóa truyền thống cộng đồng cần được tôn trọng và quan tâm thỏa đáng. Khái niệm về văn hóa vật thể và phi vật thể chỉ là tương đối, bởi trong các giá trị văn hóa vật thể đã chứa đựng những giá trị văn hóa phi vật thể và ngược lại, ví dụ: Thứ nhất, về không gian nông thôn truyền thống, 1 ngôi làng ở vùng đồng bằng bắc bộ, những nét văn hóa vật thể bao gồm: Cổng làng, nhà cửa, cảnh quan “cây đa, bến nước sân đình”, đường làng, ngõ xóm…; và trong không gian ấy chứa đựng hệ thống giá trị tinh thần (văn hóa phi vật thể) như: Tình làng nghĩa xóm, hương ước, tín ngưỡng, lễ hội, ẩm thực, nghề thủ công... Vòng xoáy đô thị hóa nhanh chóng góp phần làm sáng bộ mặt làng quê, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, nhưng các yếu tố văn hóa ngoại lai không phù hợp với truyền thống lại được tiếp nhận ồ ạt, các giá trị văn hóa truyền thống bị mai một, ít quan tâm, nông thôn đang hiện đại hóa, nhiều nơi nhà 3 - 5 tầng kín cổng cao tường, bê tông hóa kiến trúc, “trẻ hóa” di tích, thu hẹp các không gian xanh, mặt nước… đã phần nào biến dạng cấu trúc và cảnh quan không gian nông thôn. Từ ví dụ cụ thể ở 1 vùng cụ thể này để dẫn chiếu đến các làng, thôn, ấp bản... ở các vùng miền trên cả nước cho thấy: Không gian, kiến trúc những làng quê nông thôn truyền thống ở mỗi vùng, miền, dân tộc là do con người tạo nên trong quá trình thích nghi với tự nhiên và trở thành một nét văn hóa đặc trưng riêng mỗi dân tộc, vùng miền, ở trong mỗi không gian đó nó lại tác động lại tới con người, là môi trường nuôi dưỡng, phát triển nhân cách, tạo ra bản sắc của một cộng đồng sống trong môi trường đó. Và những đặc trưng đó còn gọi là bản sắc vùng miền, đó chính là nhân tố quan trọng của phát triển bền vững. Nếu không gian văn hóa đó bị biến dạng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy về tinh thần khác, điều này đã ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: