Danh mục

BENCHMARKING – MỘT CÔNG CỤ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 285.12 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Tóm tắt: Trong nền kinh tế thế giới ngày nay, sự đổi mới và phát triển một cách hiệu quả là chìa khóa để thành công trên thị trường. Khi phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do quá trình toàn cầu hóa và những yêu cầu chất lượng sản phẩm dịch vụ từ phía khách hàng, các doanh nghiệp phải nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Một cách hữu hiệu để làm điều này là đánh giá và thiết lập những mục tiêu để...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
BENCHMARKING – MỘT CÔNG CỤ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP BENCHMARKING – MỘT CÔNG CỤ HIỆU QUẢ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP ThS. VŨ THU HẰNG Bộ môn Quản trị kinh doanh Khoa Vận tải - Kinh tế Trường Đại học Giao thông Vận tải Tóm tắt: Trong nền kinh tế thế giới ngày nay, sự đổi mới và phát triển một cách hiệu quả là chìa khóa để thành công trên thị trường. Khi phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do quá trình toàn cầu hóa và những yêu cầu chất lượng sản phẩm dịch vụ từ phía khách hàng, các doanh nghiệp phải nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Một cách hữu hiệu để làm điều này là đánh giá và thiết lập những mục tiêu để so sánh và học tập những cách làm tốt nhất trong thực tế của các doanh nghiệp hay tổ chức khác. Benchmarking là một phương pháp hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp làm được điều đó. Summary: Implementing Innovation and Development effectively is the key of enterprises’ successes. Faced to pressures from globalization and increasingly requirements of customers, a company must enhance its capacity of competition and productivity in order to maintain and develop its position. Establishing a system of criteria to compare with the best KTVT- methods of other organizations and learn from them is a effective way. Benchmarking is good MLN tool helping enterprises to reach this target. I. THẾ NÀO LÀ BENCHMARKING Thuật ngữ Benchmarking được dùng lần đầu tiên trong nghiên cứu của Melton khi giải nghĩa đó là việc “so sánh năng lực và kết quả mà sinh viên đạt được với mốc hay tiêu chuẩn nhất định” (Student Physician. 1957, trích trong từ điển New Oxford English Dictionary). Trong lĩnh vực kinh doanh, thuật ngữ này bắt đầu được sử dụng cách đây hai thập kỉ khi tập đoàn Xeros trở thành doanh nghiệp đầu tiên ứng dụng nó để đánh giá và cải tiến hoạt động của mình. Xeros (1998, trích từ tác giả Jackson, 1975) miêu tả Benchmarking như: “Một quá trình tự đánh giá và hoàn thiện thông qua việc so sánh một cách hệ thống và kết hợp giữa thực tiễn và việc thực hiện với các đối thủ cạnh tranh để xác định các điểm mạnh và điểm yếu và học hỏi cách thích nghi và cải tiến khi có sự thay đổi về điều kiện”. Một định nghĩa quan trọng khác về Benchmarking là của Robert Camp (1989) và Price (1994): “Benchmarking là quá trình tìm kiếm và áp dụng vào thực tế những sáng kiến tốt nhất với việc đưa ra những lí do áp dụng chúng để cải tiến quá trình sản xuất nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng”. Theo Raymond Manganelli và Mark Klein (The Reengineering Handbook xuất bản năm 1994) thì “Benchmarking là một chiến lược được sử dụng để xác định số lượng các vấn đề tồn tại và so sánh chúng với các hoạt động của các đối thủ cạnh tranh”. Theo Micheal Spendolini (Benchmarking, 1992) thì Benchmarking là “Quá trình liên tục và có hệ thống để đánh giá sản phẩm, dịch vụ hay quá trình công việc của các tổ chức được coi là có những cách làm, phương thức thực hiện tốt nhất để nhằm mục đích cải tiến tổ chức của mình”. Qua nghiên cứu sự phát triển và quá trình nhận thức về Benchmarking, tác giả bài viết đề xuất khái niệm về Benchmarking như sau: “Benchmarking là quá trình hay phương pháp phát sinh những suy nghĩ, sáng kiến hay cải tiến từ việc quan sát một cách vô tình hoặc chủ động những sự vật, hiện tượng; áp dụng chúng vào thực tiễn, đem lại những lợi ích lớn cho cá nhân hay tổ chức”. Đối với lĩnh vực kinh doanh, thuật ngữ Benchmarking có thể được sử dụng với các khía cạnh khác nhau của hoạt động quan sát, học hỏi: + Benchmarking là việc so sánh, cải tiến dựa trên việc học tập kinh nghiệm từ những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình. + Benchmarking là việc sáng tạo thông qua hoạt động quan sát những sự vật, hiện tượng bên ngoài. KTVT- MLN + Benchmarking là việc học hỏi, đúc rút kinh nghiệm thông qua kết hợp quan sát những điểm mạnh và yếu của các doanh nghiệp hàng đầu với những kinh nghiệm, cách làm hiệu quả từ bên ngoài. Vì vậy đứng trên góc độ doanh nghiệp, tác giả bài viết đề xuất khái niệm: “Benchmarking là một quá trình tìm kiếm áp dụng những cách thức tốt nhất để thực hiện công việc trên cơ sở so sánh, đối chiếu, liên hệ với các doanh nghiệp, tổ chức hay thậm chí là sự vật, hiện tượng khác nhằm cải tiến, sáng tạo ra các biện pháp, hành động cụ thể, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, góp phần đưa doanh nghiệp lên vị trí hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh của mình”. II. PHÂN LOẠI BENCHMARKING Đối với doanh nghiệp, thông thường Benchmarking được chia ra làm năm loại sau: - Benchmarking nội bộ: Benchmarking nội bộ là quá trình tìm kiếm những đối tượng để so sánh, đối chiếu và học hỏi kinh nghiệm từ ngay bên trong tổ chức, ví dụ như những chi nhánh trong cùng một công ty. Những lợi thế chính của Benchmarking nội bộ là sự truy nhập vào những dữ liệu bảo mật dễ dàng hơn, luôn sẵn có những dữ liệu được tiêu chuẩn hoá, thời gian tiếp cận các nguồn lực nhanh hơn. Điều này tạo cho việc thực hiện gặp nhiều thuận lợi. - Benchmarking cạnh tranh: Benchmarking cạnh tranh thực hiện với các đối tượng là các đối thủ cạnh tranh, các đối thủ tiềm năng trong cùng một ngành hay lĩnh vực. ...

Tài liệu được xem nhiều: