Thông tin tài liệu:
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia có ưu thế về mặt nước, Việt Nam là một trong số các nước đó. Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng về nuôi trồng thủy sản của các nước trên thế giới, trong khu vực và Việt Nam đã chứng minh hiệu quả to lớn của ngành kinh tế này. Khi nuôi trồng thủy sản càng phát triển, đặc biệt khi đã đạt được trình độ thâm canh cao, thì vấn đề dịch bệnh trở nên càng nghiêm...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh học thủy sản : Bài mở đầu part 1
Trường ĐHNN1 Khoa CN-TS
Bài mở đầu
ThS. GV. Kim Văn Vạn
Bộ môn: Nuôi trồng thủy sản
BÀI MỞ ĐẦU
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) là ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều
quốc gia có ưu thế về mặt nước,
Việt Nam là một trong số các nước đó.
Những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ và không ngừng về nuôi
trồng thủy sản của các nước trên thế giới, trong khu vực và Việt Nam
đã chứng minh hiệu quả to lớn của ngành kinh tế này.
Khi nuôi trồng thủy sản càng phát triển, đặc biệt khi đã đạt được trình
độ thâm canh cao, thì vấn đề dịch bệnh trở nên càng nghiêm trọng, có
thể là 1 nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế - xã
hội của ngành này.
Môn BHTS trở thành môn học có tầm quan trọng đặc biệt trong
chương trình đào tạo kỹ sư ngành nuôi trồng thủy sản.
I. Mục tiêu của môn học
1. Mục tiêu của môn học
Môn học này nhằm trang bị cho sinh viên ngành nuôi trồng thủy sản những
kiến thức chung về lĩnh vực bệnh học và bệnh học thủy sản,
Những loại bệnh đã, đang và có thể xảy ra ở các đối tượng nuôi có gía trị
kinh tế ở Việt nam như: cá, giáp xác, động vật thân mềm.
Trang bị cho sinh viên kỹ năng về chẩn đoán, phòng trị và quản lý sức khỏe
động vật nuôi thủy sản.
2. Nội dung chính của môn học
Các kiến thức chung về bệnh học và bệnh học thủy sản.
Biện pháp tổng hợp nhằm quản lý sức khỏe động vật thủy sản nuôi.
Thuốc và nguyên tắc dùng thuốc trong NTTS
Một số phương pháp chẩn đoán bệnh ở ĐVTS
Các bệnh chủ yếu thường gặp và phương pháp phòng trị ở các đối tượng
nuôi có giá trị kinh tế ở Việt Nam: Cá, giáp xác, động vật thân mềm...
I. Mục tiêu của môn học
3. Vị trí của môn học
BHTS là môn học chuyên môn thuộc khối kiến thức ngành. Môn học này
giống như một cái nút kết nối các môn học cơ sở, cơ bản và kỹ thuật
chuyên ngành thành một khối kiến thức hoàn chỉnh và thống nhất.
Môn học này luôn chiếm một vị trí quan trọng trong chương trình khung
đào tạo đại học ngành NTTS.
BHTS thường được dạy cho sinh viên ngành NTTS vào học kỳ 6 hoặc 7
trong chương trình đào tạo 4-4,5 năm.
Khi nuôi trồng thủy sản chưa PT, môn này chưa được quan tâm
Khi ngành nuôi trồng đã phát triển, BHTS có một vị trí quan trọng trong
chiến lược phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở mọi quốc gia, nó thực sự
thu hút sự quan tâm lo lắng của người nông dân, của các nhà quản lý thủy
sản và đặc biệt là các nhà khoa học, các viện nghiên cứu nhằm đưa ra các
biện pháp quản lý sức khỏe, phòng và trị thành công các bệnh thường gặp
trên ĐVTS.
II. Quan hệ với các môn học khác
BHTS là môn học kết nối các môn học cơ bản, cơ sở và kỹ thuật
chuyên ngành, tạo nên hệ thống kiến thức hoàn chỉnh.
Liên quan tới các môn học cơ bản: môn Sinh Học Cơ Bản; các môn
Hóa Học; VSV Đại Cương; Miễn Dịch Học Đại Cương...
Liên quan tới các môn cơ sở ngành: Các môn như Động Thực Vật
Thủy Sinh; Sinh Lý Động Vật Thủy Sản; ....
Liên quan tới các môn học chuyên ngành như: môn QLCL Nước trong
NTTS; VSV ứng dụng, MDTS, Dinh Dưỡng và Thức Ăn; Kỹ thuật
Nuôi Giáp Xác; Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt; Kỹ Thuật Nuôi Động
Vật Thân Mềm...
Ngoài ra môn Bệnh Học Thủy Sản còn liên quan đến một số môn học
chuyên ngành của các ngành học khác như ngành Thú Y, ngành Y
(Dược lý học, chẩn đoán bệnh).
Để học tốt môn học này, SV cần nắm được kiến thức của các môn học
có liên quan làm nền tảng để tiếp thu khi học và vận dụng khi làm việc
trong thực tiến sản xuất.
III. Lịch sử PT ngành KH BHTS
1. Tình hình thế giới
So với y học và thú y, BHTS là một ngành khoa học non
trẻ hơn rất nhiều,
Người ta bắt đầu quan tâm tới bệnh ở cá từ cuối thế kỹ 19,
nhưng chủ yếu là những mô tả dấu hiệu bệnh lý, chưa có
những nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh.
Sang đầu thể kỷ 20, các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu
và viết sách về bệnh cá. Cuốn sách có nhan đề Tác nhân
gây bệnh ở cá (Father of Fish Patholohy) được xuất bản
năm 1904 do một tác giả người Đức- Bruno Hofer.
...