Thông tin tài liệu:
1.1 Ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân gây bệnh
Một số quốc gia đã dùng khí ozon để sát trùng nước trong NTTS. Ozon là chất có tính oxy hóa rất cao và có thể tạo ra oxygen cho vùng nước. Khi dùng ozon để sát trùng nguồn nước trong nuôi tôm cá, không phải chỉ có khả năng tiêu diệt nhiều loại tác nhân như virus, vk, nấm, động vật đơn bào, mà còn có khả năng cải thiện chất lượng nước, có thể oxy hóa các vật chất hữu cơ, các khí độc như NH3 trong nguồn...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bệnh học thủy sản : BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH TỔNG HỢP TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN part 2
1.1 Ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân
gây bệnh
Một số quốc gia đã dùng khí ozon để sát trùng nước trong NTTS.
Ozon là chất có tính oxy hóa rất cao và có thể tạo ra oxygen cho vùng
nước.
Khi dùng ozon để sát trùng nguồn nước trong nuôi tôm cá, không phải
chỉ có khả năng tiêu diệt nhiều loại tác nhân như virus, vk, nấm, động
vật đơn bào, mà còn có khả năng cải thiện chất lượng nước, có thể
oxy hóa các vật chất hữu cơ, các khí độc như NH3 trong nguồn nước.
Dùng ozon cũng có những hạn chế như có khả năng ăn mòn rất mạnh
với các thiết bị làm bằng kim loại và bằng plastic.
Tác dụng diệt trùng của ozon cũng chịu ảnh hưởng của một số yếu tố
như: nhu cầu oxy hóa học COD (chemical oxigen demand), độ mặn
và mật độ tảo phù du có trong nước.
1.1 Ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân
gây bệnh
Từ đầu năm 2003, một số cấn bộ khoa học của phân viện vật lý,
thuộc viện Hải Dương Học Nha Trang đã sử dụng một loại dung dịch
điện giải (anolite) được tạo ra bằng cách cho dòng điện chạy qua dung
dịch muối loãng, sự điện phân các phân tử nước và muối tạo ra các
chất có khả năng diệt trùng rất cao như ozon (O3), nước oxy già
(H2O2), ion hypochloride (OCl-) và chất hypochlorơ (HOCl), các chất
này có khả năng oxy hóa cao nên có hiệu quả diệt trùng mạnh.
ĐB, đặc tính không bền của các chất này giúp cho nước đã tiệt trùng
không tồn đọng dư lượng hóa chất như tiệt trùng bằng phương pháp
hóa học, sau 24-48 h các chất điện giải trên lại trở về các phân tử
nước và muối ban đầu.
1.1 Ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân
gây bệnh
Dùng phương pháp sinh học
PP này thường áp dụng trong các hệ thống nuôi
tuần hoàn và bán tuần hoàn,
Nước đã sử dụng có thể được làm sạch nhờ sự tồn
tại và PT của một số VSV, thường là vk có lợi như
Nitrobacter..., có khả năng sử dụng nitrơ thừa và
cạnh tranh chiếm chỗ, kìm hãm sự PT của các vk
gây bệnh trong MT nước, trước khi nguồn nước này
được tái sử dụng.
1.1 Ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân
gây bệnh
Phương pháp sinh thái
Dựa vào nhu cầu sinh thái của từng loại tác nhân gây bệnh, ta có thể
sử dụng PPST để tiêu diệt chúng.
Trong trại SX tôm sú giống, để kìm hãm sự PT của vk gây bệnh phát
sáng (Vibrrio harvyei, V. parahaemolyticus..) có thể giảm độ mặn
xuống 1.1 Ngăn chặn sự xâm nhập của tác nhân
gây bệnh
1.1.2. Sử dụng đàn bố mẹ và đàn giống không nhiễm các mầm bệnh
nguy hiểm
Tôm sú (Penaeus monodon) bố mẹ có thể mang virus đốm trắng
(WSBV), virus đầu vàng (YHV), virus MBV; tôm he chân trắng
(P.vannamei) có thể mang virus Taura
Cá mú bố mẹ có thể mang virus viêm thần kinh (VNN); Cá trắm có bố mẹ
có thể mang virus xuất huyết (Reovirus)...
Sử dụng tôm,cá bố mẹ không mang mầm bệnh nguy hiểm để tránh bệnh
lan truyền dọc
Áp dụng các PP chẩn đoán bệnh nhanh, chính xác để sáng lọc tôm cá bố
mẹ (PP PCR)
Áp dụng các PP vệ sinh trong các trại giống để tránh lan truyền bệnh vào
con giống (rửa trứng bằng thuốc sát trùng, dùng đèn tia cực tím chiếu..)